Áy náy nếu không đến chia tay được Tư. Vừa nhắn tin cho Nhất Trung thì bạn gọi điện hẹn cùng đi. Hai thằng mở bản đồ, cả GPS để tìm xã Nhị Bình, Hóc Môn nhưng màn hình quá nhỏ, phải dùng kính lúp. May sao tìm trong tập bản đồ đường giao thông quốc gia thì thấy Nhị Bình cuối đường Hà Huy Giáp, Q12, nối sang Lái Thiêu, Thủ Dầu Một. Nhất Trung đề nghị phi xe máy nhưng sợ bạn cháy nắng: "Xe Fiat đang hỏng máy lạnh nhưng cưỡi xế còn hơn". Phi hết Hà Huy Giáp là đến ngã 3 với Bùi Công Trừng dẫn đi Củ Chi (còn 11km). Cứ theo cờ báo tang, đi nhầm đám của cụ bà ở sát sông SG, phải quay ra. Gửi xe ngoài đường, đi bộ vào 100m thì thấy tiếng anh em Trỗi ồn ào. Đám tang bạn đây rồi.
Gặp anh em k7, k8: Hà Cối, vợ chồng Lý Tân Huệ, Đạt Bột, Đắc Hòa, Xuân Thắng, Hòa Bình... Cánh Vũ Anh, Đỗ Nghĩa, Long Giun... vừa ra. Vào thắp hương cho Tư. Thằng con lớn và em gái út ra đáp lễ. Các cháu chắc đã xác định được tình hình sức khỏe của ba nên không quá đột ngột. Hỏi thăm anh Hoàng (anh trai Tư) biết Tư bị tim, tiểu đường. Ngày hôm trước thấy quá mệt, phải cấp cứu vào viện, nhưng suy toàn thân rồi đi. Gia đình đưa về nhà và 4g sáng nay liệm. Vậy là hết 1 đời người.
Nhớ mãi kỉ niệm về tấm ảnh lớp Quyết thắng k7 chụp ở Y Trung vào tháng 7/1967 mà Tư SG và Tập Thanh khoảng 1972 khi đi thăm Bảo tàng QĐ đã phát hiện treo trên tường. Hai bạn đã dùng "tài đặc công" "chôm" ngay tại trận, mang về làm của riêng. Khi làm sách SRTKL tập 2 thì BBT được Đạt Bột cung cấp. Tới đầu năm 2009, tôi cùng Đỗ Nghĩa, Khắc Việt và thầy Phan mang phiên bản này tặng lại Bảo tàng QĐ.
Trên đường về, có điện thoại Dương Minh. Bạn sửng sốt với tin Tư SG ra đi: "Hôm 1 tết, nó vừa nhắn tin chúc mừng tôi mà. Sao nhanh vậy?". Ngay trưa đó, Minh hỏi đường để phi xe xuống viếng Tư.
Đêm về nhận được mail của Phú Hòa từ Tiệp. Hòa nhờ lấy "trích ngang" của Tư để đưa lên báo điện tử. Anh em ta ai cũng quý anh bạn này.
Thôi, Tư đi trước nhé!
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- NHỚ DUY ĐẢO
- MỘT ĐỜI NHỚ NHAU (Trần Phong k5)
- Lần đầu công bố: Những phút cuối cùng của Lưu Thế Dũng (Tư liệu gia đình)
- Thăm tư gia của Nhất Trung
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Câu đối của dân Đè Nẽng (Hoài Lưu k5)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Trí thức (Ngô Hạnh)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
3 nhận xét:
Cô luôn dõi theo và luôn cảm động về tình đồng đội của các em.Em nào ra đi cũng ấm áp.Thôi thì cũng một đời người.Sống bạn nhớ,đi bạn thương là điều tốt trong đời vậy!
Đúng. Sống thản thanh, không của để dành, khi đi thật nhanh, nhiều người nhung nhớ là... SƯỚNG!
Cảm ơn cô Thơ!
Mong Hòa Bình thanh thản bên suối vàng. Cảm động và tự hào vô cùng khi câu "Sang năm tới Hoàng Sa" của Hòa Bình - F361 đã trở thành câu nói bất hủ và như lời kêu gọi mọi người rằng Hoàng Sa - Trường Sa mãi mãi là của Việt Nam.
Tôi hoàn toàn không đưa đường link của Út Trỗi cho ai thế nhưng người ta đã tự tìm đến vì hàng ngày vẫn có những người ngoài Trỗi vào xem các blog của anh em mình.
Đăng nhận xét