Sun Siao Shin
Tôi không định biện hộ cho ai mà chỉ muốn nói rằng lịch sử biết đến những ví dụ khi mà các triều đại Hán Đường thời cổ còn chưa cường thịnh từng phải thần phục bọn Hung Nô, Đột Quyết.
Đến khi cường thịnh lên đã thu hồi lại cả vùng đất Tây vực. Vì vậy mà hậu thế đã không phải lên án họ vì sự nhượng bộ bất đắc dĩ đối với bọn ngoại tộc. Hiện nay Trung Quốc đã ký hiệp định biên giới với Nga nhưng nhiều người không nhận thấy rằng những năm gần đây nước ta (Trung Quốc-ND) đã phải vũ trang bằng nhiều vũ khí, khí tài do Nga sản xuất (chẳng cần nói thêm về những máy bay Su 27 và Su 30). Trong lĩnh vực vũ trụ, Trung Quốc cũng vay mượn nhiều kỹ thuật của Nga. Khi đánh nhau, để ra một đòn đánh mạnh, cần phải có nắm đấm chắc. Trung Quốc ngày nay nhân nhượng để tích tụ sức mạnh cho một cú đánh chí mạng trong tương lai.
Nói thực lòng, trên thế giới ngày nay chỉ có Nga mới có thể sánh với Mỹ về quân sự, kỹ thuật và các lĩnh vực khác. Trung Quốc đang sử dụng kỹ thuật của ai nếu như không phải của Nga ? Châu Âu vẫn đang tranh cãi nảy lửa xem có nên bán vũ khí cho Trung Quốc hay không. Hy vọng các nước châu Âu bán cho Trung Quốc những vũ khí tiên tiến nhất là khá mong manh. Nhật Bản là kẻ thù của Trung Quốc. Trông chờ vào chuyện Nhật Bản thúc đẩy cho sự phát triển của Trung Quốc không thể thành sự thực. Cho nên trong những năm 1990 Trung Quốc chỉ có thể lợi dụng Nga.
Nghiên cứu tư liệu lịch sử ta biết có 9 hiệp ước mà nhà Thanh (triều đại trị vì Trung Quốc từ 1644 đến 1911-ND) đã ký với nước Nga nhưng cả chính phủ Trung Hoa dân quốc và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đều không thừa nhận. Nhưng không có cơ hội nào để xóa bỏ những hiệp ước ấy, cả bằng con đường hòa bình hay bằng chiến tranh. Thời Trung Hoa dân quốc, chẳng những đã không xóa bỏ được các hiệp ước ấy mà lại mất thêm vùng Ngoại Mông. Ký hiệp ước với Liên Xô và thừa nhận nền độc lập của Mông Cổ, Tưởng Giới Thạch đã làm Trung Quốc mất cả một vùng thảo nguyên mênh mông và những vùng giàu khoảng sản đã từng thuộc về chúng ta nhiều thế kỷ. Điều đó còn lớn hơn cả tổn thất mà Trung Quốc đã chịu đựng do ký kết 9 hiệp ước.
Vì vũ khí hạt nhân đang tồn tại nên tất cả đều hiểu rằng xung đột vũ trang giữa các cường quốc hạt nhân là không thể cho phép. Cũng có một điểm nữa đáng chú ý là các hiệp ước ký giữa nhà Thanh và Nga không bị hạn chế về thời hiệu như Điều ước Trung-Anh từng qui định hiệu lực trong 99 năm. Bởi thế mà lấy lại lãnh thổ bằng vũ khí là không hiện thực.
Nhiệm vụ của Trung Quốc ngày nay không phải là bằng vào đòn đánh hạt nhân để tiêu hủy 9 hiệp ước Thanh-Nga mà là phục hưng dân tộc trong thế kỷ XXI. Ý đồ dùng sức mạnh để giải quyết vấn đề lãnh thổ với sẽ dẫn đến xung đột lớn giữa Trung Quốc và Nga. Điều đó chỉ có lợi cho châu Âu, Mỹ, Nhật Bản chứ tuyệt nhiên không có lợi cho Trung Quốc. Nói thế thì hóa ra vấn đề sẽ không bao giờ được giải quyết ? Hoàn toàn không phải, có giải pháp đấy.
Có nhiều con đường giải quyết. Tác giả xin đưa sáng kiến bằng hai giải pháp:
1. Phương pháp thu hồi hòa bình:
Trong vài thập kỷ tới, ủng hộ chính sách hữu hảo của Nga với Trung Quốc, đồng thời gia tăng di dân người Hán để làm thay đổi cơ cấu dân cư vùng Sibir. Vài chục năm sau, thậm chí một thế kỷ sau, cư dân Hán sẽ chiếm đa số, cần phải lập khu tự trị của người Hán trên các vùng lãnh thổ này. Lại thêm vài chục năm sau, tuyên bố nền cộng hòa của người Hán. Rồi trưng cầu dân ý, nguyện vọng của dân muốn tách ra khỏi nước Nga, gia nhập vào Trung Quốc thành một bộ phận của Trung Quốc hoặc thống nhất với Trung Quốc thành một nhà nước liên bang.
Vì tất cả các bước đi này sẽ được thực hiện dưới hình thức “bàu cử dân chủ” và trưng cầu ý dân, nước Nga bất bình sẽ can thiệp nhưng không có lý do. Trung Quốc khi ấy đã mạnh hơn Nga nhiều lần sẽ có tất cả cơ sở kiên quyết yêu cầu Nga không được cản trở thực thi “quyền tự quyết dân tộc”. Nếu như Nga vẫn phá hoại các chuẩn mực luật pháp quốc tế đã được thừa nhận thì Trung Quốc có quyền đưa quân đội vào bảo vệ các kiều dân của mình.
Nếu Nga dùng sức mạnh vũ khí để ngăn chặn việc đưa các vùng lãnh thổ về với Trung Quốc bằng con đường dân tộc tự quyết thì Trung Quốc sẽ có được sự ủng hộ của quốc tế. Nga sẽ không có đồng minh, còn số nước ủng hộ Trung Quốc sẽ rất lớn.
Phương pháp trên đòi hỏi thời gian lâu dài, nhưng tránh được chiến tranh. Theo tác giả , nó có hiệu quả hơn cả.
2. Phương pháp chiến tranh
Trung Quốc kiên quyết đòi Nga phải thực hiện lời hứa của Lê Nin trả Trung Quốc “lãnh thổ bị chiếm”. Nếu Nga từ chối, Trung Quốc tuyên bố giải pháp dùng vũ lực. Trong tình huống đó, giữa Nga và Trung Quốc không tránh khỏi xung đột hạt nhân. Giải pháp đó chỉ có lợi cho châu Âu, Mỹ, Nhật Bản. Theo tác giả, nó rất ít hợp lý.
Nguồn: Đức Nhuận
|
1 nhận xét:
Sưu tầm bài viết này của một kẻ bành trướng nước lớn ngạo mạn thật sự gửi đăng trên BT5 để bạn đọc quan tâm nhận biết thêm sự thâm hiểm, đa mưu và kế sách trăm đường của kẻ đang dập dình ngoài khơi lãnh thổ chúng ta.
Sự thực thì cũng là tiểu nhân thôi, nhưng cái chính là chúng ta sẽ nhận biết lòng tham sẽ biến kẻ thù dù là nước lớn trở nên hèn hạ, đê tiện đến nhường nào. ( TĐ)
Đăng nhận xét