Chuyện 8.
Chuyện này nghe một bạn sinh viên kể. Bạn nói trước nhà bạn nghèo lắm, mẹ bạn
bán vé số ở Quận Tám và bạn cũng đi bán phụ mẹ. Nếu bạn học buổi sáng thì sẽ
phụ mẹ bán buổi chiều và ngược lại, nhà chỉ có hai mẹ con.
Có một chú thợ hồ ở gần nhà, nói là gần nhà chứ thực ra là ở một cái chòi trong
xóm hẻm sâu sát bờ kinh, chú này mỗi khi nhậu thường hay mua vé số của hai mẹ
con cậu. Chú này mua không nhiều, mỗi lần chỉ mua hai vé, nhưng điều đáng nhớ
là sau khi trả tiền hai vé thì chú sẽ cho lại cậu một vé, và lúc nào cũng căn
dặn: nhớ giữ lại hen mầy, phải thì cùng đổi đời.
Và cậu đổi đời thiệt, một lần cặp vé số định mệnh đã trúng giải độc đắc. Người
vợ của chú thợ hồ khi biết chồng mình trúng số độc đắc đã nổi lòng tham và muốn
đòi lại tờ vé số mà chú đã cho cậu buổi chiều trước đó. Nhưng chú thợ hồ đã
kiên quyết không đòi lại, chú còn dùng tiền trúng số đãi cả xóm một bữa nhậu
linh đình.
Có vốn, mẹ cậu không bán vé số nữa mà chuyển ra mở quán ăn sáng và cuộc sống
của hai mẹ con đã khá hơn trước rất nhiều. Chỉ riêng chú thợ hồ thì vẫn làm
thợ hồ, bây giờ chú mua vé số của người khác nhưng tật cũ vẫn không bỏ, mua hai
vé và cho lại người bán một vé. Chú luôn dặn: nhớ giữ lại hen mầy, phải thì
cùng đổi đời.
Chuyện 9.
Ông chạy xe ôm ở Quận 10 nhưng nhà ông thì ở tận ngã tư An Sương, vợ ông thì
bán vé số nên ông thường đậu xe kế bên bà. Hai người mang cơm theo ăn buổi sáng
và buổi trưa, buổi chiều thì trả vé về sớm rồi cùng ăn ở nhà.
Quê ông bà ở Cần Giuộc. Bữa nọ thấy có người trông dáng như ở quê lên, tới ghé
cho ông bà hai con gà, một buồng chuối và một giỏ đệm đầy cá trê phi, con nào
con nấy mập ú, vàng óng. Tôi tò mò hỏi: bà con dưới quê gửi lên hả chú? Ông
cười, nói đúng ở quê gửi lên nhưng mà hông phải của bà con, thằng đó nó chiếm
đất của tui đó chớ.
Nhà ông có nhiều anh em, cha ông có chia cho ông ba công ruộng ở quê. Ruộng đất
phèn nên một năm chỉ trồng được một vụ mà lại có mùa trúng mùa thất nên ông bỏ
đó lên Sài Gòn chạy xe ôm. Ruộng bỏ hoang lại nằm xa xóm nên không ai coi. Một
lần ông về quê và phát hiện ruộng của mình có người chiếm mất. Đó là một gia
đình nghèo, hai vợ chồng và bốn đứa con nheo nhóc, trước họ sống theo ghe nhưng
cái ghe nát quá nên cả gia đình dắt nhau lên bờ kiếm đất hoang lập nghiệp, cũng
bị đuổi cùng đường mới tới đây.
Mới đầu ông cũng làm căng, thưa lên xã rồi nhờ bà con tới đòi kịch liệt lắm,
nhưng do đất nhà từ xưa không có giấy tờ, lúc chia cũng không lập di chúc nên
khó nói lý. Rồi ông phát hiện bà vợ mình bị tiểu đường nặng nên thời gian của
ông chủ yếu ở bên bà, ông không thiết đòi đất nữa. Một lần về quê đám giỗ ông
đã ký giấy cho gia đình nghèo nọ ba công đất luôn.
Ông nói, mình cũng nghèo mà thấy tụi nó còn nghèo hơn. Mình già rồi, sống nay
chết mai, thôi coi như làm phước cho tụi nó. Cũng được cái là vợ chồng nó cũng
biết điều, nhận tía má luôn, đem lên cho đồ hoài, ăn hổng hết.
Chuyện 10.
Sài Gòn rộng, rộng lắm, nên chuyện ở Sài Gòn người ta hay kêu là: chiện nhỏ!
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- MỘT ĐỜI NHỚ NHAU (Trần Phong k5)
- NHỚ DUY ĐẢO
- Thăm tư gia của Nhất Trung
- SINH VIÊN QUÂN SỰ CÙNG NHỮNG CHUYẾN TẦU (KQ)
- Nghề xin ăn không chỉ có ở VN (ST: Trần Đình Ngân)
- Cây từ Vũng Chùa (Quang Việt)
- KỶ NIỆM ĐỜI LÍNH (Phần II) (Việt Dũng)
- Lần đầu công bố: Những phút cuối cùng của Lưu Thế Dũng (Tư liệu gia đình)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
3 nhận xét:
Khi sống mà xem nhẹ vật chất thì hạnh phúc lắm lắm.
Ừ,KQ nói phải.
Cô Thơ thì nói:Hãy biết nuôi hy vọng cho mình và người khác có hoàn cảnh như mình.Đó là lòng nhân ái.
Đăng nhận xét