Đến sân bay, vợ chồng Rich Hoàn đưa tới cửa quốc tế (vì sân bay có tới 3 khối chính, với nhiều terminal, mỗi terminal có hàng chục cửa ra). Nhà Công Vượng và Trung Minh ra sân bay nội địa. Ở Mỹ không có thủ tục xuất cảnh (chả phải đóng dấu Immigration), chỉ đưa hộ chiếu cho nhân viên hàng không, scan qua máy là xong. Tự khai báo hành lí qua máy tự động, cân kẹo. Mỗi người mang mấy valy cũng được nhưng không quá 50 pao (cỡ 22kg), quá là đóng cước. Vì mang hộ chú em nên phải đóng 400$, may mà sàng sê qua valy khác, chỉ còn quá 24 pao và chỉ bị đóng 100$. Lại tốn "học phí" bổ ích(!).
Nhà ga Chicago có thiết kế độc đáo, tận dụng ánh sáng mặt trời, tiết kiệm điện. |
Tìm cửa ra. |
Bánh mì này giá 5$, kẹp thêm thịt của Công đưa. |
Khách liên tục nhận thông báo delay. |
Phần kiểm tra an ninh ở Mỹ khi bay là: cởi giày, tháo thắt lưng, đưa toàn bộ tư trang cùng hành lí xách tay vào soi, máy tính tháo riêng. Còn người vào thùng kín, chân đứng đúng dấu sơn vàng, 2 tay giơ cao theo hình mẫu. Máy xoẹt chụp, cho qua. Lấy hành lí đã soi, xỏ giày, đeo thắt lưng. Xong.
Theo chỉ dẫn, đến đúng cửa đi. 8g50 bay. Bay A320, sau 2 tiếng đến Chicago. Hỏi nhân viên cửa đi Hongkong được hướng dẫn C20. Xem bảng chỉ dẫn đúng vậy. Tìm về cửa đi của United Airlines, chờ. Làm thủ tục đăng kí xong thấy báo delay 3 tiếng, rồi tiếp 1 tiếng. Chừng 5g30 lên tầu. Đang gà gật thì thấy báo trở lại sân bay. Xếp hàng nhận voucher 10$ cho bữa chiều, chờ tiếp.
Được 2 voucher, vợ ra lấy 1 hộp cơm rang, sườn chua ngọt kiểu Tầu và 2 suất kem vừa hết 20$. Ăn chưa xong thì thấy báo chuyến bay UA 895 hủy. Khách có thể hủy vé (được trả lại tiền) hoặc nghỉ lại Chicago chờ chuyến bay tiếp. Vì hôm nay và cả ngày mai UA không có chuyến nào đi Hongkong.
Hành khách lục tục kéo về nơi làm việc của đại diện UA. Vì không còn lựa chọn nào khác nên chúng tôi buộc phải chờ ở Chicago 2 ngày. Vợ tôi mệt mỏi, buồn rầu nói với tay nhân viên da đen, đầu trọc: "Ông có biết, chúng tôi không có bà con thân thích ở Chicago". "Vâng, nhưng quý bà yên tâm, mọi chi phí ăn nghỉ ở đây UA chịu. Đây là voucher 3 bữa ăn ngày mai, đây là đăng kí KS cho ông bà. Ông bà sẽ nghỉ ở Intercontinental Hotel không xa sân bay. Còn KS đêm mai, ông bà phải quay lại đây nhận đăng kí mới", anh ta trả lời. "Mấy giờ mai?". "Any time you can", rồi anh ta thò tay qua quầy: "Tôi thay mặt hãng xin lỗi vì lí do bất khả kháng vì an toàn cho hành khách. Xin bà đừng quá buồn".
Xuống lấy hành lí, chúng tôi đẩy ra sau Hilton Hotel chờ xe về KS. Đăng kí nhanh gọn. Nhân viên xin lưu Visa Card, phòng chi phí phát sinh ngoài 68$ được phép ghi trên đăng kí KS. Hỏi có internet không thì biết có và phải trả 12,95$ cho 24 tiếng. Tự đăng kí và mở ngay được mạng. Sang đây không sử dụng điện thoại nên internet cần vô cùng. Sáng dậy thấy ở cửa có gài thông báo: ông bà phải trả 12.95$ cho việc sử dụng internet từ 20.39 ngày 30/8/2013.
Báo cho anh em, Công trả lời: Vậy trong sui sẻo thì anh Quốc có may mắn được thăm Chicago. Nhớ quay phim, chụp ảnh. May hơn, ngay cạnh Intercontinental là Outlet (trung tâm bán hàng xả) lớn. Vợ lên ngay kế hoạch mua sắm.
Thưa với bà con, ở Mỹ dùng cái gì cũng thật (không bị đểu, bị rởm, không bị... chết dần, chết dần dần, chết dần dần là chết từ từ như ở ta). Nhưng cái gì cũng cản thấy đắt: cái bánh mì mua ở sân bay trưa qua là 5$, hộp cơm rang 8,5$. Tính ra tiền Việt thì hoảng: 100 khín, 2 trăm khìn... May mà còn có Outlet. Để sáng nay đi chợ xem cụ tỷ thế nào!
7 nhận xét:
Nước Mỷ là như vậy. Một xã hội hoàn toàn kha1v xã hội chúng ta đang sống.
Nhiều người sau khi đi Mỹ rất khó chịu,song nếu có điều kiện lại muốn sang Mỹ.Nước Mỹ có một sức hút lạ kỳ.
Khi ra nước ngoài là phải quên ngay tiền Việt chú KQ ạ. Nếu quy đổi thì đau đầu, chóng mặt lắm !
cháu mới sang Lào thôi đã mà tiêu tiền đã thấy buồn rồi hihi. Hẹn gặp chú kq ở Hn nhé
Đi cùng với KQ, trong chuyến "city tour" NewYork, tôi phát hiện ra một "triết lý" rất hay của người Mỹ. "Hình như" nó cho tôi thấy: có những nước "không khá" được vì "thiếu" triết lý này.
Anh bạn tour guide người Mỹ (một công dân bình thường) có giải thích cho cả đoàn tour (rất nhiều người ngoại quốc): "in States, country for people - not not people for country". Tôi thì kém tiếng Anh, nhưng cũng hiểu được ý tứ của câu nói. Thế mà, ở một vài nước ,Nhà nước chỉ chực "xơi của dân" thôi, vậy làm sao mà đất nước khá
được?
Vậy là bây giờ, tôi cũng "sáng mắt" ra:tại sao ở một vài nước, dân vẫn khổ. Chán thật !!!
Nhà nước nào thì cũng bắt nguồn từ dân, từ những con người cụ thể do "dân" sinh ra, dạy dỗ. Văn hoá và giáo dục mới là nền tảng của đất nước văn minh. Trước khi được quyền lợi, ai cũng phải có trách nhiệm, trách nhiệm với bản thân, với xã hội. Ở VN, ai cũng nhìn sang người bên cạnh và nghĩ rằng có nhiều điều bất ổn. Thực ra, nhìn vào bản thân có lẽ chính ta đang bất ổn. Sức ta nhỏ bé, cứ sống hướng thiện và dạy con chúng ta trung thực, đừng tham lam thì ít ra xã hội cũng bớt đi một phần gánh nặng. Cháu nghĩ vậy.
Nước Mỹ nó phải cảm ơn những ông thượng khách này đến du lịch, hay biểu tình chống Mỹ ở tòa nhà trắng cũng được (Ombama cũng không dám đụng đến 1 cái lông chân), tiêu tiền để tạo công ăn việc làm cho dân nó rồi về, chứ không như hàng nghìn người khác mỗi ngày từ china và các nước khác nữa, giả danh du lịch rồi đến không về để nó phải tốn công trục xuất.
Việc cấp visa nó làm khó khăn là như thế, nhưng người già thì dễ dàng hơn vì phần lớn người già là du lịch chính đáng.
Quên tiền Việt cũng khó vì mình đang sống ở đó, quen rồi nên không thể phóng tay. Viêm màng túi mà.
Hôm ngồi xe ra sân bay, nói chuyện với tay lái xe bus của KS Intercontinental đưa đón khách, biết lương tháng bình quân của hắn là 3-4000$. Hắn bảo: Cũng tàm tạm.
Quay sang đùa với vợ chồng khách cùng đi: Theo tao nên kiếm tiền ở Mỹ và tiêu ở VN. Cậu khoái chí: Chí lí, chí lí.
Đăng nhận xét