Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

Những gì nước Mỹ có thể học từ một Đại tướng (ST: ĐB)

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một trong những chiến thuật gia quân sự lớn nổi tiếng thế kỉ 20, đã qua đời vào lúc 18 giờ 09 phút chiều ngày 4 tháng 10, 2013 tại bệnh viện Quân y 108 ở Hà Nội. Vị chỉ huy người Quảng Trị là người đã dẫn dắt quân đội nhân dân Việt Nam qua các cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp trong những năm 1940 và 1950, tiếp sau đó là cuộc chiến tranh hai miền Nam–Bắc Việt Nam và cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ. Võ Nguyên Giáp là người đắc lực thứ hai của Hồ Chí Minh, ông đã cùng với quân đội của mình chiến thắng các trận đánh lịch sử nổi tiếng như trận Điện Biên Phủ và sự sụp đổ của chế độ Miền Nam Việt Nam. Bên cạnh một sĩ quan cao cấp, Võ Nguyên Giáp cũng là một nhà báo, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng và là người chỉ huy quân sự của Việt Minh. Vào thời điểm ông qua đời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người cuối cùng trong hàng ngũ tướng lĩnh cao cấp của thế hệ cách mạng Việt Nam.




Võ Nguyên Giáp gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1931. Cùng với Hồ Chí Minh, ông đã thành lập ra Quân đội Nhân dân Việt Nam (tiền thân là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân, là lực lượng quân đội chính quy của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau này là chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) để chống lại sự chiếm đóng của quân đội Nhật Bản. Theo The Washington Post, vũ khí của Quân đội Nhân dân Việt Nam hầu hết là vũ khí thô sơ và lỗi thời, họ chiếm được qua các trận đánh bại quân đội Nhật Bản. Sau khi Nhật Bản đầu hàng vào năm 1945, đơn vị của Võ Nguyên Giáp mở rộng nhanh chóng lên đến 5.000 quân cùng trang bị vũ khí khá hiện đại (được cung cấp bởi OSS – tình báo Hoa Kỳ – hiện nay được biết đến với tên CIA). Với sự sụp đổ của Nhật Bản, những người Cộng sản Việt Nam – bấy giờ gọi là Việt Minh – đã biến tầm nhìn của họ về phía quân đội Pháp ở miền Nam Việt Nam.

Kĩ năng đã giúp cho quân đội của tướng Giáp đánh đuổi người Pháp được mô tả trong một cuộc phỏng với đài PBS về chiến thằng cuối cùng chống lại lực lượng quân đội Pháp trong trận Điện Biên Phủ.

“Có một mâu thuẫn tồn tại trong chiến tranh xâm lược, anh phải phân tán lực lượng để chiếm giữ lãnh thổ nhưng đồng thời cũng phải tập hợp lực lượng để tiến hành tấn công. Chúng tôi tận dụng mâu thuẫn này và buộc Navarre phải phân tán lực lượng. Đó là cách thức mà cuộc tấn công bắt đầu”, tướng Giáp nói.

Tướng Giáp đã giải thích chiến thuật quân sự này đã đem đến một điểm quan trọng trong thành công chỉ huy quân sự của mình.

“Chúng tôi đã ra lệnh cho quân đội tiến công theo một số mũi trọng điểm của kẻ thù, như vậy kẻ thù không có lựa chọn nào khác là phải phân tán lực lượng. Chúng tôi đã điều quân lên phía bắc, tây bắc, phía Lào và nhiều hướng khác,” ông cho biết thêm.

Chịu sự đô hộ kéo dài hàng thế kỉ trên đất nước của mình, những người dân Việt nam đã có một chiến thắng lớn chống lại thực lực phương Tây hoàn oàn đối lập với mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được tôn vinh là một trong những anh hùng dân tộc. Sau đó, theo Công ước Geneva, Việt Nam bị chia cắt thành hai tuyến Bắc–Nam tại vĩ tuyến 17. Theo công ước thì cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra hai năm sau đó để thống nhất đất nước nhưng cuộc bầu cử này đã bị hủy bỏ bởi Hoa Kỳ và Miền Nam Việt Nam. Ngay thời điển này, chính phủ Bắc Việt đã quyết đẩy mạnh chiến tranh du kích chống lại quân đội Miền Nam Cộng hòa bằng cách sử dụng quân lính Việt Minh, sau đó còn được biết đến với tên Việt Cộng.

Động thực thúc đẩy cuộc đấu tranh của Miền Bắc Việt Nam là sự quyết tâm để dành lấy nền độc lập. Cộng sản Việt Nam, Quân đội Bắc Việt Nam thời đó đã có lúc không có cơ hội chống lại sức mạnh quân sự vượt trội của đối phương. Tuy nhiên, niềm tin bất diệt nằm sâu thẳm bên trong mỗi người dân Việt Nam về ngày giải phóng đã đem đến cho họ ý chí và quyết tâm sẵn dàng để duy trì tổn thất nặng nề, cho phép họ chịu đựng nhiều năm trong cảnh bđm đạn dữ dội của Mỹ.

Theo một tờ báo của NPR, “cuối cùng, yếu tố con người mới là chiến thắng”. Nhưng trớ trêu thay, tướng Giáp cũng đã từng thừa nhận với Stanley Karnow rằng Bắc Việt thực sự không thể chiến đấu lại với sức mạnh quân sự 500,000 binh lính của quân đội Hoa Kỳ. Mục đích thực sự của họ không phải cân bằng về quân sự và họ muốn phá vỡ ý chí chiến đấu của quân đội Hoa Kỳ.

Ngoài ra, Bắc Việt đã có một lợi thế là nắm vững địa hình nước nhà, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc chiến tranh du kích, giống với kịch bản mà tướng Giáp đã áp dụng và thành công khi đánh đuổi người Pháp một thập kỷ trước. Với việc tạo ra đường mòn Hồ Chí Minh trong những năm 1950 và mở rộng vào năm 1965, lực lượng của tướng Giáp đã tạo ra một mạng lưới cung cấp phần lớn quân trang, lương thực, trang thiết bị và vật liệu cần thiết khác cho Việt Minh và quân đội của họ ở miền Nam Việt Nam.

Đối với các chiến lược gia xuất chúng trong lịch sử, tướng Võ Nguyên Giáp đã được so sành ngang hàng với các danh tướng khác như Erwin Rommel và Douglas McArthur. Lực lượng của tướng Giáp chủ yếu dùng chiến thuật du kích, phối hợp tác chiến đối phó lực lượng địch nhỏ, các cuộc tấn công lặp đi lặp lại, sau đó rút lui và tấn công từ nhiều hướng để làm cho đối thủ của họ rối trí. Mặc dù trướng Giáp chưa bao giờ tham dự bất kí trường lớp quân sự nào, nhưng chính nhờ tài năng thiên bẩm đã giúp ông chiến thắng trong việc đánh bại hàng trăm ngàn binh lính Pháp, hơn nửa triệu binh lính Hoa Kỳ và thâm chí đem lại độc lập tự do cho dân tộc của mình.

Có một bài học cho quân đội Hoa Kỳ từ tướng Giáp. Đó là chiến tranh du kích, hiện tại nó đã trở thành một điều phổ biến trong các cuộc xung đột vũ trang, là một phương tiện để đánh bại các siêu cường, hay ít nhấ là làm cho quân đội đối phương bị kiệt sức. Vào ngày kỉ niệm 50 năm trận Điện Biên Phủ, tướng Võ Nguyên Giáp đã nói rằng “nếu một quốc gia quyết định đứng lên, chứng tỏ đó là một đất nước mạnh mẽ, rất mạnh mẽ”. Các phương pháp sử dụng bom xe, tấn công tự sát của Al-Qaeda và quân đội Taliban cũng không khác lắm với cách chiến đấu của quân đội Việt Nam. Trong khi các chiến binh Hồi giáo ngày nay được thúc đẩy bởi một ý thực hệ tôn giáo nghiêm ngặt chứ không không phải là một chương trình nghị sự hay xâm phạm lãnh thổ thì cả hai nhóm cực đoan đã biết kết hợp các chiến lược tiếp tục đem đến sự thất bại cho quân đội Hoa Kỳ.

Số lượng thương vong quân sự ở của Afghanistan và Iraq vẫn chưa đạt tới số lượng đáng sợ như ở Đông Nam Á, nhưng những con số đó cũng đã đem đến cho chúng ta một cảnh báo rõ ràng. Chiến tranh không còn diễn ra theo những cách giao tranh thông thường, và dến đây, Hoa Kỳ cũng nên thận trọng nghe lời cảnh báo “bất kỳ lực lượng nào muốn áp đặt ý muốn của họ lên các quốc gia khá chắc chắn sẽ phải đối mặt với thất bại”.

Scott SharonWorld Policy Blog

2 nhận xét:

TranKienQuoc nói...

Co 1 vai chi tiet chua chinh xac: que Quang Tri, vao dang 1931... nhung qua la ho kham phuc ong.

TranKienQuoc nói...

Học yên tâm, vẫn vào BTk7 thường xuyên.