Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Tùy bút: Nhìn lại nước Mỹ... (Tiếp theo và hết)

 Giáo dục – Giải trí:
          Một quốc gia phát triển đến một trình độ nào, có một tầm ảnh hưởng nào với khu vực hay quốc tế, về sâu sa là do chất lượng của nền giáo dục quyết định, đó là chất lượng của một dân tộc. Chất lượng của giáo dục kém dễ sinh ra một và nhiều thế hệ có kiến thức què cụt, có đạo đức lệch lạc. Đã quá lâu, người ta ngộ nhận rằng quốc gia nào có lịch sử lâu đời thì sẽ có một đời sống tinh thần phong phú, một giá trị đời sống cao! Thực tế cho thấy: quốc gia nào ít hoặc không rơi vào vòng xoáy biến động xã hội, có những người lãnh đạo quốc gia tài giỏi thực sự do nhân dân bầu ra, có một guồng máy hợp lý phục vụ nhanh gọn hoạt động của xã hội, có một nền giáo dục tốt sẽ là một quốc gia tiên tiến. Đó chính là các nước Tây Âu, Bắc Mỹ hay Nhật Bản, Hàn Quốc,  Singapore...


          Chúng ta không cần phải nói nhiều về nền giáo dục của nước Mỹ, bởi họ đã dẫn đầu trong rất nhiều lĩnh vực khoa học, thương mại, y tế, quốc phòng... Điều làm cho chúng tôi rất cảm phục ở những thầy cô giáo khi tiếp xúc là: họ rất nhẹ nhàng, tâm lý, nồng hậu, như ta nói là rất mô phạm, bởi vì họ chịu trách nhiệm xây dựng nhân cách cho học sinh! Chúng tôi thấy rõ sự khác biệt giữa các thầy cô giáo với những người Mỹ làm việc trong các lĩnh vực khác. 
Các thầy ở Wyoming đưa đi thăm trường.


Trường West Nothingham thành lập từ 1772.

Bước chân vào trường Wyoming Seminary School được thành lập gần 140 năm trước (năm 1874) tôi đã thầm phục vì “tuổi đời” dài như vậy, nhưng khi đến trường West Nothingham Academy, thì phải “giật mình” vì trường này thành lập vào năm 1772 – đã 241 năm rồi! Giáo viên ở những trường này rất tự hào vì được làm việc ở những trường học có lịch sử và họ phải nỗ lực bảo vệ truyền thống của trường. Chính những lời nói đầy tự hào của các thầy cô giáo về trường của mình làm cho tôi chạnh lòng! Tôi nhớ tới trường Quốc Học Huế, trường Đông Kinh nghĩa Thục, trường Đồng Khánh, trường An-be-sa-rô của chúng ta, bây giờ không còn cái “hồn” của những ngày sáng lập, các trường của chúng ta cũ cũng như mới giống nhau quá!
          Một buổi chiều có mặt ở thành phố Atlantic City cách New York City khoảng 250 km, chứng kiến sự sợ hãi của 2 người Mỹ vi phạm quy định, họ để xe ở một con phố nhỏ có biển cấm đỗ! Một ông già ngoài 60 tuổi và một ông khác cũng gần 60 chạy thục mạng với tốc độ nhanh nhất đến xe của mình vẻ mặt hốt hoảng. Khi một xe cảnh sát đang đi đến, rất may người cảnh sát không phạt 2 ông già đó vì nhận thấy thái độ hối hận cũng như tuổi tác cao, tôi hiểu người Mỹ rất sợ khi vi phạm luật pháp.
          Sau bữa ăn chiều, anh bạn Rich  của cả đoàn đưa chúng tôi đến một Sòng Bạc. Là những người có tuổi lại sống trong một xã hội mà cờ bạc bị coi là tệ nạn, nhận thức của chúng tôi cũng bị “méo mó” coi đánh bạc là “bất thiện”, nên cũng hơi rụt rè nhưng vẫn đi để cho biết. Rất lạ, cùng với khu tổ chức sòng bạc là một trung tâm mua sắm hàng hóa rất đông người ra vào. Các lối chơi bài, các kiểu đánh bạc cổ điển và hiện đại, từ đơn giản là một cái giật cần, hay suy tính đoán định phức tạp đều có hết. Nhân viên phục vụ rất chuyên nghiệp, mặt tươi cười miệng nói tay thoăn thoắt chia bài  còn người chơi thì có nhiều vẻ mặt thể hiện tâm trạng khác nhau: trầm tư, thỏa mãn, bực bội, cay cú... tất cả những người ngồi chơi sau một quãng thời gian là được phục vụ đồ uống miễn phí nếu yêu cầu! Chúng tôi thấy rất nhiều cụ già đi xe lăn, thanh niên, trung niên, nam nữ đều vào chơi, chỉ không nhìn thấy trẻ em. Hóa ra ở Mỹ, sòng bạc là nơi đóng thuế cho chính phủ rất nhiều, được canh gác và tổ chức rất tốt, còn mỗi người tự chịu trách nhiệm với bản thân mình trước đồng tiền của mình và không được vi phạm luật pháp! Nhiều người già coi đánh bạc là chỗ giải trí, ồn ào, tấp nập, vui vẻ, gặp gỡ nhau, quan sát nhịp sống xã hội mà họ không thể có được ở nhà. Còn ai thích may rủi, có máu đỏ đen thì cũng có nơi để thử vận may với thần tài. Đánh bạc ở Mỹ rất công khai và là một hoạt động bình thường.
Ở Broadway vở Mamma Mia đang đắt sô.


Quảng trường Thời đại hôm nay.
          Tại nhà hát nổi tiếng ở Winter Garden số 1634 Broadway, chúng tôi vào xem một vở ca kịch có tên Mamma Mia rất đặc biệt. Nội dung vở kịch cũng “gay cấn” lắm; một thiếu nữ sống với mẹ từ nhỏ, rất yêu thương chăm sóc và chăm chỉ làm việc giúp đỡ mẹ, muốn biết cha mình là ai nhưng mẹ không nói. Tất nhiên ở đời chỉ có người phụ nữ mới biết cha của con mình là ai! Vào quãng thời gian khi mang thai cô gái, có 3 người đàn ông đến với người mẹ, một người rất yêu người mẹ, người kia lại được người mẹ rất yêu, còn người cuối cùng đã cưới người mẹ. Rồi sau đó cả 3 người đàn ông đã bỏ đi. Để tìm được đúng người cha, cô gái đã gửi thiếp mời và thông báo rộng rãi về lễ cưới của mình. Chứng kiến những câu chuyện riêng của từng người đàn ông với mẹ mình, xem xét thái độ của từng người đàn ông lớn tuổi đối với mình, quan sát cách ứng xử của từng người đàn ông đối với bạn trai của mình, cô gái cuối cùng đã tìm được cha của mình trong 3 đàn ông năm xưa. Vở ca kịch sử dụng toàn bộ phần hát là các ca khúc của nhóm ABBA Thụy Điển nổi tiếng thế giới từ năm 1972 đến năm 1982. Tình tiết của từng cảnh lại rất hợp với mỗi ca khúc khác nhau. Thế nên cứ mỗi một giai điệu mới của một ca khúc cất lên là khán giả vỗ tay hò reo, bởi vì tất cả các ca khúc của Abba quá đỗi thân thuộc với mọi người. Khi kết thúc vở ca kịch, các diễn viên phải ra chào khán giả đến lần thứ 8 thì tiếng vỗ tay mới giảm đi có nghĩa là khán giả chấp nhận để sân khấu hạ màn, đó là vì diễn viên đã để lại cho khán giả ấn tượng quá mạnh. Ra đến đường phố mọi người vẫn còn tán thưởng tiếp về vở ca kịch này. Vở Mamma Mia – đây cũng là tên một nhạc phẩm của nhóm Abba, đã được dựng cách đây 6-7 năm rồi, thế mà đêm nào biểu diễn nhà hát cũng chật cứng người, vé bán trước từ vài tháng. Khán trường chứa được cỡ hơn 3 ngàn người, vé của chúng tôi mua là 138USD/chiếc, có nghĩa là một buổi tối nhà hát biểu diễn để thu về gần nửa triệu Đô. Tôi nói với anh trai sau khi ra ngoài rạp: giá như có một nhà biên kịch Việt Nam viết một vở mà hát các ca khúc của Trịnh Công Sơn thì cũng có thể thành công ở Việt Nam! Quả thật, giá trị của vở ca kịch mang màu sắc của cuộc đời lại được sử dụng các ca khúc nổi tiếng thế giới nên tuổi thọ của nó rất lâu, người Mỹ biết tận dụng cái hay của nhân loại để đưa vào nghệ thuật và làm thương mại.
          Khi tôi viết những trang tùy bút này, hệ thống truyền thông lại đưa những tin tức rắc rối mà chính quyền Mỹ đang đối diện: mâu thuẫn giữa Thượng viện và Hạ viện đã bộc lộ đến mức chính phủ của một đại quốc gia phải ngừng hoạt động vì không được duyệt ngân sách chi tiêu, nước Mỹ có thể vỡ nợ nếu không được nâng trần nợ công thêm, rồi những tin tức tình báo rò rỉ về việc nghe lén điện thoại của các nhân vật nguyên thủ ở những quốc gia đồng minh mà tổng thống Obama đang chưa có lời giải thích thỏa đáng... Đó chính là chính trị, là sự bộc lộ thực chất của một chính quyền đang điều hành một quốc gia có ảnh hưởng đến thế giới là Mỹ. Nhưng khác với ngày hôm qua, suy nghĩ của tôi ngày hôm nay về đất nước và người dân Mỹ không bị ảnh hưởng bởi những diễn biến do giới lãnh đạo Mỹ tạo ra, tôi đã nhìn thấy rõ những cái đẹp và hồn hậu cũng như sức mạnh tuyệt vời mà người dân Mỹ có, đó là nền văn hóa giáo dục và trí tuệ. Họ đã phấn đấu xây dựng bền bỉ suốt gần 240 năm qua để có nước Mỹ giàu có ngày hôm nay, nhưng họ vẫn chăm chỉ hăng say và làm việc cật lực, đó cũng là sự khác biệt trong tinh thần lao động giữa Tây Âu và Bắc Mỹ.
Thầy Rich (thứ 2 từ phải) cùng các thầy cô ở Wyoming và gia đình.
          Cũng rất may mắn trong chuyến đi hơn 10 ngày đến đất Mỹ chúng tôi được một người bạn Mỹ là Richard Sherwood đưa đi, anh vừa là thầy giáo dạy con cái chúng tôi tiếng Anh, vừa đưa các cháu nhập trường, vừa giảng giải những điều cho những bạn đồng hành lần đầu đặt chân lên nước Mỹ, đến đâu anh cũng tự giới thiệu là từ Việt Nam đến, nhưng quả thật một nửa cuộc đời của Richard đã thuộc về Việt Nam – cô Hoàn người vợ của anh.
          Nước Mỹ còn nhiều vùng miền, nhiều kỳ quan và lịch sử còn chưa được nhắc đến trong bài viết này, chắc rằng đó cũng là cái “duyên” để người viết còn phải trở lại quốc gia của cờ hoa nhiều lần?
                                                                             Hà Nội. Tháng 10 năm 2013

                                                                                      Trần Việt Trung

37 nhận xét:

Nặc danh nói...

Là đất nước Hợp Chủng Quốc, nên tư tưởng của người dân Mỹ là: nếu người khác làm được thì tôi cũng làm được (Amer-I-CAN).
Nên nếu người Mỹ làm được, còn tôi???...

Unknown nói...

Các bài viết của tác giả Trung (dưng mà chỉ thấy ảnh của anh KQ?) rất hay - lờ mờ lâu nay vẫn nhận định Mỹ là vậy (thông qua cách sống của con cháu đi theo diện HO từ bé tí về chơi...).
""Nhà văn nói láo - nhà báo nói phét"" là câu ca từ ngày xưa. Nay thêm nhà đài nữa thì nó = tổng hợp cả hai?

Nặc danh nói...

Chúc anh có dịp quay trở lại nước Mỹ và du hành từ bắc xuống nam từ bờ biển đông sang bờ biễn tây của "đế quốc sừng sỏ",rồi sẽ thấy còn nhiều điều hay phải học hỏi ở cái xứ "nồi hổ lốn" này.
Một điều nữa,hy vọng mỗi lần đọc bài của anh sẽ không thấy những phiên âm tiếng Việt như An be sa rô (Albert Sarraut) hay Ban ti mo (Baltimore),nó sẽ gây khó cho người đọc hiểu được đó là gì,nhất là khó tìm trong google gốc tích của nó.

Nặc danh nói...

Ở những nước phương Tây, nguyên tắc của một bác sĩ Y học là chữa bệnh cho bệnh nhân, không kể người bệnh là ai.
Nguyên tắc một cảnh sát là chống tội phạm, duy trì luât pháp, không kể kẻ tội phạm đó là ai.
Nguyên tắc một phóng viên, nhà báo là: không sợ hãi, không thiên vị một ai.
Tất cả đều làm việc không có mầu sắc chính trị trong đó.
Việc chính trị của đất nước trở thành thế nào (kể cả chủ nghĩa cộng sản) do những người làm chính trị đó thuyết phục được người dân bầu cho họ.

Nặc danh nói...

Lỗi phiên âm tiếng Tây hay Ta là nhỏ. Dễ sửa ấy mà. Cảm ơn bạn đã comment.

Nặc danh nói...

Anh Trần Việt Trung thân mến! Cảm ơn anh đã chia sẻ những cảm xúc, những nhận xét sau chuyến tham quan nước Mỹ. Tôi rất trân trọng những cảm xúc, những nhận xét của anh. Nhưng tôi cho rằng những cảm xúc, những nhận xét đó du khách nào cũng có khi lần đầu đến nước Mỹ. Tôi nghĩ rằng, anh sẽ viết sâu sắc hơn, chân thật hơn về nước Mỹ khi anh đã đọc nghiêm túc cuốn sách "20 năm tham quan nước Mỹ" của tác giả Phi Bằng. Mong được đọc những bài tiếp theo về nước Mỹ của anh.

Viên Thạch nói...

6 cái com. mà có tới 5 cái "Nặc Danh". Chuyện trò kiểu này cũng khác bọn "tư bản giãy chết" quá !
Bên "Bantruongtroi" chú Hữu Thành gọi "Nặc Danh" là... (không dám nói!)

Nặc danh nói...

Bạn Viên Thạch! Nếu bạn dịu dàng một chút bạn sẽ phát hiện rất nhiều "nặc danh" ở trang blog này đấy. Bạn đừng bận tâm đến "nặc danh" mà chỉ cần biết ý kiến của họ mà thôi. Các bạn hay lặp lại cụm từ "tư bản giãy chết". Tôi thấy thương ông Karl Marx quá! Tôi nghi ngờ rằng, lí tưởng của ông sẽ hồi sinh. Hãy đợi đấy!

Viên Thạch nói...

Huhu. Mình vẫn dịu dàng mà !

Viên Thạch nói...

Mình cũng đã phát hiện đến 5 nặc danh liền, giờ là 6 rồi !

Nặc danh nói...

Thà lấy tên ẩn là "nặc danh" mà không làm điều gì bất minh hơn là lấy tên giả để gạt mọi người. Vả lại biết tên thật của người ta làm chi đây là quyền tự do cá nhân của mỗi người mà hay tạoi VN không có được cái quyền tụ do tối thiểu đó ? dù trên mạng ảo ?

Nặc danh nói...

Chẳng biết VT là ai nhưng thấy kèm một cái ảnh con gái. VT nhại theo Hữu Thành mà than "Nặc danh" là " không dám nói" thì quả là nông cạn ! vì HT nói theo một ý khác. Còn như hiểu như cô gái kia thì là chưa biết cái thâm ,xa từ " Nặc danh" là thế nào của thời thông tin mạng. Bạn Trỗi với nhau, đọc qua giọng, xía ý tứ của Comment là nhận ra danh tính nhau rồi! Bạn đọc BT thì nhiều nhưng BẠN TRỖI chỉ có hạn nên ý tứ nào công khai được thì công khai, cái nào tự hiểu thì túy ý! sức đâu mà thanh minh, tranh luận. ( Đấy là VT còn chưa hiểu được cách ăn, cách nói với nhau rất Tôn ty, trên dưới của Bạn Trỗi nữa đấy!)
Mã số, ký hiệu, ẩn danh...chấc là cùng có cái ý ấy!

Nặc danh nói...

Thấy "cô nương" VT quá nóng, có những người lấy tên là ND vì để cho người đọc biết cái nhìn của một người không ở trong cuộc, những cái nhìn đa chiều.
Tất cả những còm ở đây đều là ôn hòa, thẳng thắn và tôn trọng lẫn nhau vì đều là bạn Trỗi.
Hãy dùng lý trí của mình thì sẽ biết ai là ai trong cuộc sống hàng ngày, người đó định nói gì, hay định che đậy một cái gì.
Đó chính là xã hội và con người.

Quang Vinh nói...

Người Mỹ giỏi kiếm tiền, chắc cái này nhiều người nhận thấy, bằng chứng là nươc Mỹ giàu. Nhưng còn văn hóa, qua vụ bão Katrina và sóng thần Nhật bản, tôi trọng con người Nhật bản hơn rất nhiều. Có lẽ cũng phải tự hỏi những người giàu có, lịch sự ấy sao có nhiều kẻ thù đến vậy? Đừng nói vì Mỹ mang "tự do dân chủ" đến khắp thế giới nên bọn xấu xa khủng bố độc tài căm ghét, vì khi VN đánh Mỹ cả thế giới văn minh đều ngợi ca. Không dám phủ định cái giỏi của người ta, dầu đó là kẻ thù, nhưng cũng đừng quá mức.

Viên Thạch nói...

Chú HT ơi. Cứu cháu với !

TranKienQuoc nói...

@Học: Trung là người tóc trắng đứng sau, giữa ở ảnh cuối. Út nhà anh.

TranKienQuoc nói...

Thôi không sao đâu, VT ơi. Mọi người đọc rồi góp ý, nói ra những suy nghĩ của mình, trao đổi với nhau là quá tốt, quá hay. Còn ND hay 'có danh', theo chú, cũng không thật quan trọng.

TranKienQuoc nói...

Anh Vinh ơi, trong cái xấu vẫn tìm ra cái tốt để mà học.

Nặc danh nói...

Không có 1 ai là toàn diện hết, tất cả đều chỉ là con người, cách huấn luyện quân đội của Mỹ không phải là giỏi, nhưng đáng tiếc họ cũng là 1 đất nước độc lập.
Lý thuyết của Karl Marx viết ra chỉ là 1 trong những tranh luận ở nước mà tất cả mọi tranh luận đều được phép và tôn trọng.
Trên đất nước đó mọi người đều hiểu cái chân lý mà người VN gọi là "vấn đề đầu tiên là tiền đâu".
Còn nói nó là lý tưởng của loài người thì đúng lắm, ai cũng ước mơ mình không làm việc mà người khác làm cho mình ăn và còn phải nhiều người khác phục vụ mình nữa là đằng khác, Với người khác thì 100 năm nữa hay 1000 năm nữa cũng được!!!!.

Nặc danh nói...

Văn hoá Nhật không hơn văn hoá Mỹ bao nhiêu đâu nếu không nói là kỳ thị số một.Đừng quên một văn hoá của một chủng tộc khác một văn hoá của một hợp chủng tộc,một văn hoá Mỹ châu khác một văn hoá Á châu. VN đánh Mỹ cả thế giới văn minh nào ngợi ca ? hay chỉ mấy nước trong khối CS thôi ? Chẳng qua cùng phe ta mèo khen mèo dài đuôi.
Canadien.

Quang Vinh nói...

Đồng ý với Quốc, phải biết học cái hay của chính kẻ thù, học cái giỏi của người dở, ít học hơn mình, thấy cái đẹp của cả kẻ tội phạm và thấy được cái dở của người anh hùng, của người được coi là "công thành danh toại". Mỹ có rất nhiều cái hay, cái giỏi để mọi người theo học. Ngày xưa Bác từng sang nước Pháp để học làm cách mạng, trong khi chính nước Pháp đang đô hộ VN. Có điều đừng quá cuồng, quên cả quá khứ và thực tế. Nói cuộc kháng chiến của VN chỉ phe cộng sản khen ngợi tức là không biết gì đến tòa án Béc-tơ-răng Rút-xen, không biết gì đến phong trào phản chiến của người Mỹ, không biết đến sự hy sinh thức tỉnh lương tâm của Mo-ri-xơn, không biết đến sự đồng tình giúp đỡ của nhân dân rất nhiều nước trên thế giới để ta có được chiến thắng. Không thấy cái hay, đầy tính nhân văn của người Nhật trong hoạn nạn sóng thần, không thấy cái dở của cách sống chỉ nghĩ đến mình của không ít người Mỹ khi có thiên tai do cơn bão Katrina gây ra là thiếu khả năng nhận thức. Phải cố học cái hay cái giỏi của người Mỹ để xây dựng đất nước mình, chứ đừng cuồng si Mỹ để coi rẻ quê hương đất nước mình và mọi người khác ngoài Mỹ.

TranKienQuoc nói...

Anh Vinh yên tâm, đây là những cái nhìn thực được ghi chép khi đến Mỹ. Viết ra đấy không có nghĩa cuồng si, quên cả quá khứ. Cái đẹp, cái hay mãi vẫn là cái để học.

Quang Vinh nói...

Đúng là nước Mỹ có nhiều điều để thế giới phải học. Chế độ sức mạnh chính trị chia cho 2 đảng đủ cạnh tranh nhau, ai cũng cần sự hỗ trợ của người dân, là cơ sở để bảo đảm quyền dân chủ khác với chế độ một Đảng hay có quá nhiều đảng nhưng không đủ cạnh tranh chính trị. Luật chống độc quyền bảo đảm sự phát triển nền kinh tế..v..v.. Nhưng người Mỹ có mọi quyền tự định đoạt con đường đi của đất nước họ thì cũng phải tôn trọng quyền tự quyết của các nước khác. Không thể chấp nhận Mỹ đem quân tàn phá nước khác vì khác chính kiến. Đừng bao giờ hy vọng vào chủ nghĩa sen đầm quốc tế sẽ làm xã hội các nước khác dân chủ hơn. Hầu hết các chính phủ thân Mỹ, do Mỹ dựng lên bằng bom đạn Mỹ đều không dân chủ, mà VN là một thí dụ.

Nặc danh nói...

Tác giả của bài tùy bút :
- Qủa là niềm hanh phúc đích thực giành cho người viết ,khi Ban biên tập cho đăng một bài viết làm nhiều kỳ ,mỗi kỳ lại nhận được nhiều comments của bạn đọc BT ,vì chúng ta gắn bó với BT ,chúng ta coi BT là của mình ,hay chúng ta tìm được sự chia sẻ trân thực ở BT ? tôi nghĩ là tất cả .
- Comments từ nhiều chiều đó mới là cuộc sống ! hôm qua , chúng ta bị "làm quen" với việc CHỈ CÓ 1 CÁI ĐÚNG TRONG CUỘC SỐNG thế nên dễ bị chủ quan và quá đà .Hôm nay ,chúng ta nhận ra nhiều điều ,nhiều cái khác nhau thậm chí trái ngược nhau đang cộng sinh và chúng ta chấp nhận được ,đấy chính là CÁCH TÂN .
- Mời Bạn đọc đọc lại Tùy bút... phần đầu ,tác giả đã trình bày quan điểm cá nhân ,đó cũng là comments của tác giả cho bài viết của mình !
TRÂN TRỌNG

TranKienQuoc nói...

Comment của tác giả được đọc ở đây:
http://bantroi5.blogspot.com/2013/11/tuy-but-nhin-lai-nuoc-my-qua-chuyen-i.html

Nặc danh nói...

Đúng theo như bài viết,tác giả chỉ nhận xét về thực tế cuộc sống nước Mỹ,nhưng đã có comment đi quá xa về chính trị cũng như nhân sinh quan của một quốc gia,nên tôi đành phải tranh luận.
Nước Mỹ không phải cái gì cũng tốt đẹp nhất thế giới,cũng có những mặt thua kém cả xứ tôi đang ở nhưng không phải vì thế cho là cuồng si ca tụng nước Mỹ.Nước Nhật cũng thế,có đi đến và ở mới biết được dân Nhật như thế nào,những việc như sóng thần hay bão Katrina,không nói được lên điều chi rõ ràng của dân tộc Nhật,nó chỉ là một góc nhìn trong mọi góc nhìn khác nhau về một đất nước.
Trong lịch sử thế giới không có nước nào không phạm sai lầm,Nhật cũng giết bao nhiêu dân Việt vào chiến tranh thế giới thứ hai do vụ trồng đay.Hầu hết các chế độ do Mỹ dựng nên không dân chủ,câu nói nghe mắc cười,sau thế chiến thứ 2 tất cả các nước tư bản và cộng sản do ai dựng nên? và đến hiện nay những nước nào còn dân chủ và văn minh ?
Dù sao có những chính kiến đối chọi nhau trong comment ta mới học được điều hay,nếu tất cả giống nhau thì không còn gì để nói,khác nhau quá thì dễ sinh ganh ghét,vì thế tôi ngưng comment.Chúc tác giả và các anh chị có được nhiều bài hay và mở rộng tầm kiến thức qua du lịch các nước trên thế giới.
Canadien.

Vinh Hiển nói...

Tính minh bạch trong quản lý, hệ thống pháp lý công bằng, môi trường sống an toàn, tài sản phong phú dồi dào, ….khiến Mỹ vẫn là một vùng đất hứa lý tưởng cho mọi di dân trên thế giới. Còn những khối óc và bàn tay nhiều tài năng sẵn sàng đóng góp, thì nền kinh tế Mỹ vẫn còn năng động.
Một quốc gia như Trung Quốc hay Việt Nam, một khi đã lâm bệnh, thì sự suy tàn sẽ không gì chống đỡ. Lý do: một xã hội khép kín không có khả năng tự điều chỉnh, không hấp dẫn được những nguồn năng lực mới, không có những sáng tạo đột phá của tư duy trẻ… Một hệ thống rất kiên định trong việc gây thất vọng cho mọi người.
Alan Phan

Nặc danh nói...

Đọc xong loạt bài viết của tác giả tôi mới hiểu vì sao tác giả lại đặt tên tựa đề là "Nhìn lại nước Mỹ qua chuyến đi đầu tiên" mà không là "Nước Mỹ qua chuyến đi đầu tiên". Tác giả muốn nhấn mạnh với độc giả rằng trong quá khứ mình đã nhìn nước Mỹ bằng tai, bằng báo chí có định hướng của Nhà nước. Lần này, tác giả đã thỏa mãn vì "trăm nghe không bằng một thấy". Cái hạnh ngộ này đã giúp tác giả xua đi cái nhận thức lệch lạc, bị định hướng về nước Mỹ. Tôi tôn trọng tác giả về điều đó. Song có điều tôi cảm nhận rằng độc giả bị phê phán như "năm anh mù xem voi" nếu chưa có cái nhìn về nước Mỹ như tác giả. Tác giả còn quả quyết rằng thế hệ 50, 60 tuổi do bị định hướng quá lâu sẽ có một cái nhìn rất định kiến về nước Mỹ, khó lòng chấp nhận những cái hay của nước Mỹ. Về điểm này, tôi xin bác bỏ ý kiến của tác giả. Thế hệ mà tác giả nói đã thay đổi tư duy rất nhiều sau cuộc chiến tranh VN và đặc biệt sau cơn khủng hoảng về chính trị của các nước trong phe XHCN. Họ đã nghiên cứu rất kĩ về nước Mỹ, về CNTB, về những nguyên nhân thất bại của phe XHCN. Thật là ngây thơ, ngờ nghệch khi đang sống ở thời kì toàn cầu hóa, đang thừa hưởng thành quả của cuộc cách mạng "làn sóng thứ ba" mà lại khư khư ôm lấy những tư duy giáo điều, cũ rích.
Trong bài viết dù cố né tránh tác giả vẫn bị rơi vào những vấn đề nhạy cảm qua nhận xét, liên tưởng và so sánh của mình. Chiều dài lịch sử của một dân tộc có giá trị không, có đáng để tự hào không? Độc giả đã tìm thấy câu trả lời ở đây của tác giả. Tác giả có mâu thuẫn không khi tỏ ra "giật mình" trước những ngôi trường có bề dày lịch sử hàng trăm năm ở nước Mỹ? Tác giả cho rằng những ngôi trường ở VN cũ cũng như mới không có cái "hồn" gì cả. Độc giả hơi mơ hồ về cái "hồn". Thực ra, những ngôi trường mà người Pháp để lại ở VN rất có "hồn" được dân tộc VN rất ngưỡng mộ mặc dù nó gợi lên một thời đau thương nô lệ mất nước. Tác giả có đề cập đến vấn đề nghĩa trang liệt sĩ. Ở VN không thể sao chép mô hình như Mỹ. VN phải lưu giữ những tượng đài, những chứng tích tội ác của đế quốc xâm lược vì đó là một phần của lịch sử không thể xóa bỏ được. Trên diễn đàn này, tôi không bất ngờ khi đọc được ý kiến cho rằng thế giới văn minh không ai khen VN đánh Mỹ cả. Chỉ có các nước cộng sản khen nhau như mèo khen mèo dài đuôi thôi. Tôi chỉ xin nói rằng cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân VN được sự đồng tình, ủng hộ, ca ngợi của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên khắp thế giới kể cả nhân dân Mỹ. Dù chống cộng đến mức nào, dù ghét cộng đến mức độ nào cũng không thể phủ định được điều đó. Nhân dân VN đâu muốn gây chiến với Mỹ, nhân dân VN cũng biết sợ quỷ ở trên đời chứ (có ý kiến nhạo báng thương hại cho VN vì cả gan không sợ quỷ ở trên đời, dám đánh Mỹ). Tôi xin dừng ở đây vì đã quá dài.

Nặc danh nói...

Ông bạn ND 28 này hơi kín ý! Tôi thực lòng chưa nắm bắt được rõ ý Ông về cái gì như CNXH hay đánh Mỹ, gây chiến này nọ! Tiếc quá, Bạn sợ dài lại ngắt ý hơi sớm!
Tôi xin nói thẳng ra, sống trong lòng CNXH VN, thấy cả phe xụp cả, mình nghĩ chắc phải 50-60 năm nữa nó mới kềng( tất nhiên là nếu không thay đổi-đổi mới!) nhưng, cứ xem ra, trì trệ, bảo thủ thế này thì cái Đ. tiên phong lại không kịp với nhận thức, mong muốn của quần chúng, mọt ruỗng hơn cả nền tảng thế này thì chỉ 5-3 năm nữa
là phèo! cứ xem các Comment từ đại chúng BT qua bài viết "cưỡi ngựa xem hoa" của TVT thì thấy, Đại chúng quá ngán ngẩm các vị rồi ( mà đây toàn là các phần tử ưu tú , học thức, hạt giống cả đấy)vấn đề không phải là phản động, giao động mà là cái đích, đích thực là gì?, !

Nặc danh nói...

Cuộc chiến tranh ý thức hệ không phải dễ lành vết thương.
Cuối cùng những người thiệt hại nhất và lâu dài nhất là những người dân ở cái điểm nóng của cuộc chiến tranh đó.
Người được lợi nhiều nhất chính là China.

Nặc danh nói...

Tôi ủng hộ cái ý: Đ. lãnh đạo phải dũng cảm tự làm mới mình. Còn cứ kiểu thế này thì căng lắm, tới điểm sụp chắc chả con xa.
Xin phép được ND

Nặc danh nói...

Khi Jane Fonda được đạo diễn Lee Daniels mời thủ vai Ðệ nhất phu nhân Nancy Reagan cho bộ phim “The Butler,” một số người ủng hộ ông Reagan đã cảm thấy không hài lòng. Giờ đây bộ phim tiểu sử “The Butler,” dịch theo nghĩa đen là “Người quản gia” theo dự trù sắp được tung ra rạp hát vào tháng 10 tới đây, thì một phong trào kêu gọi tẩy chay bộ phim này đang bắt đầu nóng dần lên.

Hồi đầu tháng này Fonda một lần nữa lại xin lỗi về những hành động phản chiến của bà vào năm 1972 ở Hà Nội, mà cao điểm là bức ảnh bà chụp chung với các bộ đội phòng không bên khẩu cao xạ.

“Tôi phạm một sai lầm không thể nào tha thứ được khi tôi đến Bắc Việt,” Jane Fonda phát biểu trên chương trình truyền hình của nhà dẫn chương trình nổi tiếng Ophrah Winfrey hồi đầu tháng này. “Và tôi sẽ mang theo lỗi lầm đó đi xuống mồ.”

Nữ tài tử và là một nhà hoạt động này đã thực hiện một chuyến đi thăm Hà Nội bị dư luận tại Mỹ phản đối vào năm 1972, khi cuộc Chiến tranh Việt Nam đang ở vào giai đoạn dầu sôi lửa bỏng.

Jane Fonda nói tiếp rằng bà nhận biết ngay tức khắc là đã phạm sai lầm và bà nhiều lần xin lỗi trước công chúng lẫn cá nhân.

Bà nói sự việc đó xảy ra vào ngày cuối cùng của chuyến thăm của bà, khi mà bà đã thấm mệt và không muốn tham gia sự kiện đó.

“Tôi không biết là có bị dàn cảnh hay không,” Fonda nói, “nhưng khi đó tôi đã trưởng thành. Tôi nhận lãnh mọi trách nhiệm về những hành động của mình.”

Nhưng dường như giới cựu chiến binh Mỹ không thể bỏ qua hành động bị gọi là “phản bội,” và gọi nữ tài tử này là “Jane Hà Nội.”

Cựu binh Hải quân Larry Reyes lập ra trang “Tẩy chay Jane Hà Nội trong vai Nancy Reagan” trên Facebook, mạnh mẽ chỉ trích quyết định giao vai diễn này cho Fonda.

Nặc danh nói...

Người chinese mở mồm ra là gọi người da trắng là "quỷ trắng", gọi người da đen là "quỷ đen".
Ở phương Tây chỉ có từ "quỷ đỏ" thời chiến tranh lạnh và câu "đều là quỷ thì quỷ nào ít độc ác hơn?".
Người VN có câu "trâu tìm trâu, ngựa tìm ngựa", nên không biết chinese thuộc loại gì mà bây giờ toàn buôn bán với "quỷ Mỹ"?, còn loại quỷ đem người VN ra để tập bắn ở đảo Gạc Ma chắc là những thiên thần???!!!

Nặc danh nói...

Biết là, sau lời chào trân trong của tác giả ở Comment 24, Bài ký sự của TVT có thể khép lại, nhưng viết com. 29 rồi, tôi vẫn thấy muốn kể lể thêm về cái chuyện "Đ. anh minh nếu không tự cứu mình" thì tan là cái chắc! Thực lòng tôi nhận ra, TVT có nói gì cao xa ngoài cái chuyện "tai nghe mắt thấy " ở xứ người, cái quốc gia mà "kém xa" Việt nam ta về nền dân chủ hàng trăm nghìn lần( lời Phó c.t. nguyễn thị d.-không viết hoa đâu!), chỉ bằng những phản hồi ,tâm đắc của bạn đọc BT, có ý thức xây dựng, bênh vực lắm cũng phải lo cho Đ. quá. Cách đây 5 ngày , thấy trong Wikipedia có công bố danh sách Ban lãnh đạo Ngân hàng Phát triển sản xuất VN, vốn 100% của nhà nước là ngân hàng giải ngân cho "cậu Thủy" tìm mộ liệt sỹ 8tỷ, TGĐ là Thống đốc NHNN VN, 7 vị tiếp theo là 7 thứ trưởng của 7 bộ ngành...tôi lo cho VTV giám sơ dái ngựa, không khéo bị đá ngược vì thế lực đám "ngoại cảm" lớn quá...tôi có hỏi Ông Tổng biên tâp BT: có đáng lo không? Cha tỉnh bơ bảo mình: Makeno, đấu đá đến BỤC mới thôi! Tin hay không là ở mình!
Lời cuối: Cảm ơn TVT, và cả BT5 qua bài ký sự "Đi Mỹ" đã cho bạn đọc một dịp trà đá vui vẻ.

Viên Thạch nói...

Lời cuối (mà không cùng) này của bác ND thật chuẩn. Dịp trà đá có lẽ nên hiện thực hoá thành một dịp cà phê đi ạ !

Nặc danh nói...

Người ta thì nói phe này đánh phái kia; ai đó ghét chính trường nên bảo MAKENO. Nhưng dù thế nào thì chúng ta cũng phải bảo vệ lẽ phải. Ai dũng cảm lật tẩy thằng làm sai (mà là hại dân) thì người đó đáng được ủng hộ.

Nặc danh nói...

"Trà đá" ý là tranh luận với nhau đấy.