(Trích bài viết của Đào Văn Bình)
Một dân tộc tự nhận mình có toàn những đức tính tốt, không có đức tính
xấu – là một dân tộc sống trong ảo tưởng. Mà một dân tộc sống trong ảo
tưởng thì sớm muộn gì cũng suy thoái hoặc bại vong. Có thể nói không
có một dân tộc nào trên trái đất này gồm tòan những đức tính tốt.
Chẳng hạn người Nhật. Họ có thể có rất nhiều đức tính tốt, nhưng một
đức tính xấu không thể phủ nhận đó là người Nhật khó chơi, khó có thể
hòa hợp với các chủng tộc khác. Họ sống khép kín chứ không cởi mở như
người Việt Nam.
Người Do Thái vì quá thông minh cho nên ” ăn người “, không chịu nhả
ra. Chính vì thế mà bị người ta ghét. Ăn thì phải nhả ra, tức phải
chia xẻ với người khác thì mới lâu bền. Người Pháp có thể cái gì cũng
tốt cả nhưng quá kiểu cách, nặng tự ái cho nên tụt hậu so với Đức, Mỹ,
Nhật là những nước trước đây thua kém Pháp. Người Mỹ có thể cái gì
cũng tốt cả – nhưng quá phóng túng và không dạy luân lý, đạo đức trong
học đường. Có thể đây là nguyên do khiến xã hội Hoa Kỳ từ từ băng họai
và suy sụp.
Còn Trung Hoa? Tại sao một đất nước đã sản sinh ra những nhà tư tưởng
vĩ đại như Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, Lão Tử, Trang Tử, Bách Gia Chư
Tử ... lại có qúa nhiều bạo chúa, đàn bà hung ác, dâm lọan làm suy sụp
đất nước và làm khổ con người? Phải chăng người Tàu có một “căn bệnh
trầm kha” gì đó mà chúng ta chưa biết?
Còn Việt Nam mình thì sao?
Trong chiều hướng để dân tộc và đất nước cùng tiến lên, tôi thử phân
tích xem người Việt chúng ta có những đức gì TỐT và những đức tính gì
XẤU. Trong bài hát “Việt Nam! Việt Nam!” Nhạc sĩ Phạm Duy có giấc mơ
vĩ đại là một ngày nào đó dân tộc Việt Nam sẽ đem “Lửa thiêng soi tòan
thế giới” .
Tôi cũng mong dân tộc mình có ngày như vậy. Nhưng ngày đó chưa đến.
Muốn nó đến thì chúng ta, dân tộc Việt Nam phải nhìn lại mình xem cái
tốt thì giữ gìn, phát huy. Cái gì xấu thì bỏ đi. Người có trí tuệ là
người thấy mình có lỗi và sửa chữa. Một dân tộc hay một cá nhân sẽ mãi
sống trong ảo tưởng và u tối khi tự ru ngủ mình bằng những giá trị mà
mình hoặc dân tộc mình không có... Sau đây là 10 đức tính Xấu và Tốt
của người Việt Nam
Mười Đức Tính Tốt :
1. Thông minh.
2. Cần cù, nhẫn nại.
3. Chịu đựng trong mọi hòan cảnh khó khăn.
4. Bắt chước giỏi, nhanh, dung hợp được cái hay của người.
5. Gia đình đùm bọc, che chở, bảo vệ lẫn nhau.
6. Thích làm chủ.
7. Không cực đoan hoặc bảo thủ, tính tình dung dị, dễ thích nghi với xã hội mới.
8. Hiếu học, biết quý trọng giáo dục, người trí thức.
9. Yêu nước nồng nàn. Khi có ngọai xâm sẵn sàng hy sinh tính mạng để
bảo vệ đất nước. Tôn thờ và quý trọng người hy sinh vì đất nước.
10. Biết giữ gìn bản sắc dân tộc, không bao giờ bị đồng hóa.
Mười Đức Tính Xấu:
1. Đi trễ, không tôn trọng giờ giấc.
“Không ăn đậu, không phải là Mễ.
Không đi trễ, không phải Việt Nam”.
2. Hay nói dối, hoặc nói dối quanh.
3. Hay biện minh (tại, bị) thiếu tinh thần trách nhiệm.
4. Thích nói xấu người khác, chen vào chuyện người khác (ngồi lê đôi
mách), ghen tị.
5. Không tôn trọng của công.
6. Thù dai.
7. Thích ai thì bốc lên tận mây xanh, ghét ai thì dùng mọi lời lẽ để
lăng nhục, xỉ vả, chửi bới người ta. Thiếu thận trọng về ngôn ngữ.
Thiếu tinh thần vô tư.
8. Khó lòng hùn hạp, khó làm ăn chung vì ai cũng muốn thủ lợi riêng.
9. Vô kỷ luật.
10. Vì chỉ biết có gia đình mình, dòng họ mình cho nên lơ là việc chung.
(Trên đây chỉ là những lời phân tích có tính phỏng đóan. Quý vị nào
có sự phân tích đúng hơn, hay hơn xin cùng đóng góp để dân tộc, đất
nước ta cùng học hỏi, sửa chữa, để mỗi ngày mỗi tiến lên. Nếu vậy đất
nước ta sẽ hùng cường, chúng ta, con cháu chúng ta sẽ đem “Lửa Thiêng
Soi Tòan Thế Giới”).
10 ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI VIỆT NAM TA
Đánh giá của Viện nghiên cứu xã hội Mỹ
1. Cần cù lao động, song có tâm lý huởng thụ.
2. Thông minh, sáng tạo, song thường có tính chống đối.
3. Khéo léo, song không duy trì đến cùng, ít quan tâm đến sự hoàn hảo
4. Vừa thực tế vừa mơ mộng, song lại nhút nhát.
5. Ham học hỏi, có khả năng tiếp thụ nhanh, song ít khi học 'từ đầu
đến cuối' nên kiến thức không hoàn hảo, mất cơ bản. Ngoài ra, học tập
không phải là mục tiêu tạo thân của mỗi người (nhỏ học vì gia đình,lớn
lên học vì sĩ diện & công ăn việc làm, ít khi vì chí khí hay đam mê)
6. Vui vẻ cởi mở với mọi người, song không bền.
7. Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những việc vô bổ.
8. Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong
những hòan cảnh khó khăn, bần hàn. Còn trong điều kiện sống tốt hơn,
giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện.
9. Yêu hòa bình nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu chiến, háo thắng vì
những lý do tự ái, lặt vặt, đánh mất đại cuộc.
10. Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh
(cùng một việc 1 người làm thì tốt, mà 3 người làm thì kém, và 7 người
làm thì hỏng).
(Vì vậy, phải đầu tư như thế nào để khắc phục tính cách xấu, phát huy
tính cách tốt, để hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam).
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- NHỚ DUY ĐẢO
- Lần đầu công bố: Những phút cuối cùng của Lưu Thế Dũng (Tư liệu gia đình)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Thăm tư gia của Nhất Trung
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- MỘT ĐỜI NHỚ NHAU (Trần Phong k5)
- Câu đối của dân Đè Nẽng (Hoài Lưu k5)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét