Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

Ảnh màu hiếm có về miền Bắc Việt Nam đầu thế kỷ 20 (ST: ĐB)


Là con người mơ mộng và có tư tưởng quốc tế hóa, ông chủ ngân hàng người Pháp Albert Kahn (1860 – 1940) tin rằng mình có thể tăng cường sự giao thoa văn hóa và hòa bình giữa các dân tộc qua nghệ thuật nhiếp ảnh.
Năm 1909, Kahn bắt đầu thực hiện dự án “kho ảnh về cuộc sống của con người trên trái đất” để ghi lại những hình ảnh từ nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới bằng hệ thống chụp và xử lý ảnh bằng kính màu màu – phương pháp chụp ảnh màu đầu tiên trên thế giới.
Albert Kahn đã cử các nhiếp ảnh gia của mình tới hơn 50 quốc gia trên thế giới. Đội ngũ của ông đã thực hiện tổng cộng 72.000 bức ảnh, tạo thành bộ sưu tập lớn nhất từ trước tới nay trong giai đoạn “sơ sinh” của ảnh màu. Họ đã chụp những bức ảnh màu đầu tiên ở các quốc gia xa xôi đối với phương Tây thời đó, trong đó có Việt Nam.
Năm 1929, sự sụp đổ của phố Wall buộc Kahn phải ngừng dự án. Mặc dù ngân hàng bị phá sản sau cuộc Đại suy thoái nhưng bộ sưu tập của ông vẫn “đứng vững”. Ông qua đời năm 1940 và để lại cho thế giới một bộ sưu tập ảnh màu vô cùng quan trọng, một cuốn lịch sử sống động nhất về cuộc sống con người đầu thế kỷ 20.
Sau đây là một số hình ảnh về Việt Nam trong các năm 1914 - 1916 trong bộ sưu tập của Albert Kahn, được giới thiệu trên trang BELLE INDOCHINE của Pháp.
Một ông đồ bán chữ ở Hà Nội, 1915


Phố Hàng Gai, Hà Nội 1915.
Phố Tràng Tiền ở Hà Nội vào năm 1914 - 1915.
Phố Hàng Thiếc ở Hà Nội năm 1915.
Cầu Paul Dummer (Long Biên), Hà Nội, 1915.
Thuyền trên vịnh Hạ Long, 1916.
Gánh hàng chuối bên bến sông Hồng, Hà Nội 1915.
Vịnh Hạ Long, 1915.
Chợ Bắc Lệ, Lạng Sơn, 1915.
Những người bán gạo, 1914 - 1915.
Làng Nà Chạm ở Yên Bái, gần biên giới với Trung Quốc.
Một ngôi chùa trên đường đến Tam Đảo, 4/1916.
Mỏ than Hòn Gai, 1915.
Các vị quan trong phẩm phục nghi lễ ở ngoại vi Hà Nội, 1915.
Quan Thống sứ Bắc kỳ bên người vợ và 4 đứa con, 1915.
Hai người đàn ông hút thuốc phiện, 1915.
Các hương chức gần Hà Nội.
Một bà đồng, 1915



-- 

4 nhận xét:

QV nói...

Các bức ảnh rất giá trị. Kính nể công nghệ làm ảnh mầu thời đó. Không biết họ đã làm thế nào nhỉ? Có ai biết?

Nặc danh nói...

Từ 1915, lịch sử nhiếp ảnh xác định chưa có công nghệ in tráng màu?
Tại Vn xưa( trước 1970) có ảnh màu nhưng mà màu là do tô vẽ thêm của nhà ảnh (với giá đắt phết, dù là ảnh tô màu xanh đỏ rất nhom nhem!).
Hiện nay ở Âu Mỹ có một số phim ảnh từ thời đầu đại chiến thế giới, có màu rất đẹp nhưng các nhà xuất bản đều có ghi trú thêm là do nhuộn lại bằng công nghệ Lade hiện đại.
Loạt ảnh này không thấy ghi chú gì, hay là máy chụp và giấy màu có từ thời đó!!! (Trần)

TranKienQuoc nói...

Nhớ, tới đầu những năm 60, ai ra Bồ Hồ chơi toàn gửi ảnh đen trắng cho các bác thợ tô màu lên ảnh, đi đâu chơi vài tiếng rồi về lấy. Chắc ảnh này là ảnh tô màu?

Nặc danh nói...

Bộ phim "cuốn theo chiểu gió"của Mỹ từ đen trắng được "Nhuộm" lại thành Mầu. Những tấm ảnh này có lẽ cũng như vậy,kỹ thuật còn dễ nhằn hơn bộ phim,Thú thực ti6i thấy bộ ảnh này rất có giá trị ,trất thú vỵ khi ngắm lại đủ loại người Việt Nam cách đây 100 năm những con người giầu có,quyên lực,bần hàn ,nghèo khó. KC