Lần rồi về VN, Tôn Gia Quý điện thoại cho vợ chồng Tạ Vinh - Châu. (Nhớ ngày 2 bạn còn bên bển, qua Châu mà Quý có được địa chỉ Hồng Hải và thế mà có cuộc hội ngộ nơi đất khách quê người trước khi Hải hồi hương). Biết bạn sống xa quê nay mới có dịp về nhà, Châu có lời mời Quý đi ăn đặc sản ở Chả cá Lã Vọng.
Chuyện dài dòng, quán Chả cá Lã Vọng là họ hàng bên nhà Châu mở. Sau năm 1975 là quán đặc sản vào loại đầu tiên của đất Hà Thành đón các bạn Thụy Điển (làm việc trên Nhà máy giấy Bãi Bằng, Việt Trì) về thưởng thức những ngày cuối tuần. Cứ thế duy trì đến hôm nay. Mẹ Châu chả được Bộ Đại học và THCN giao cho nhiệm vụ phục vụ cụ Bửu (phụ huynh Tạ Vinh) đến những phút cuối cùng. Sau khi cụ đi, bà nghỉ rồi ngày ngày lên phụ giúp quán của gia đình.
Nhớ những năm đầu 1980 là sĩ quan QĐ nhưng khổ lắm (thời bao cấp mà!), phải tằn tiện chi tiêu, đâu có dám lên ăn đặc sản chim quay Tạ Hiền hay thưởng thức chả cá Lã Vọng... Thấy anh em ta khổ quá, Châu Vinh bàn nhau tổ chức lên ăn tươi trên quán nhà. Vậy là "hà chung" gom góp tiền và báo mẹ Châu. Bà bảo, lên ăn đi, cô xin giảm giá cho. Rồi Bính, Quốc, Thanh Hải, Quang Tuệ, Giang "mù" nhân dịp về nghỉ cuối tuần, rủ nhau đạp xe phố Chả Cá.
Ngay tủ ở cửa ra vào thấy có tượng nho nhỏ ông lão quần xắn móng lợn, vắt vẻo trên vai cái cần câu, đầu cần câu treo lủng lẳng con cá làm bằng gỗ. Vinh bảo: "Tượng cụ Lã Vọng đấy! Cụ chả là nghĩa quân Yên Thế của Hoàng Hoa Thám. Sau khi thất bại thì cụ về ở ẩn và mở quán bán chả cá ở Hà Thành. Ngày ấy các cụ toàn chén cá Anh vũ, sống ở ngã 3 sông Việt Trì, có cặp môi dày vì lội nước ngược dòng và bám vào rêu dưới đáy sông. Cá này xưa chuyên dùng để tiến vua. Đây là món ăn gia truyền". Vừa vào cửa đã thấy mẹ Châu lởi xởi đón các sĩ quan trẻ mà nghèo đến ăn đặc sản.
Quán ở phố cổ nên nhà cũng rất cổ. Trèo lên cái thang gác gỗ, hẹp chỉ đủ cho 1 người đi, ọp ẹp như muốn sụp. Sàn trên lát gỗ, những tấm gỗ lát đã hết si bị hở mộng ghép nên đi cứ bập bềnh như đang trên sóng. Có quãng dăm bảy cái bàn gỗ cũng rất cũ. Mấy ông Tây lạ vì thấy mấy chú bộ đội vào ăn (ngày ấy làm gì có vest, cứ khoác đại áo 4 túi đại cán là oách lắm rồi).
Châu và bà bày ra bàn nào bún, nào lạc rang đã bóc vỏ, nào bát mắm tôm, nào hành chẻ... Ôi chao, lắm thứ quá. Tạ Vinh tỏ ra đầy kinh nghiệm với món quà "nhà làm được", nói khẽ với mẹ: "Cho chúng con tí tinh dầu cà cuống nhé". "Yên tâm, yên tâm", bà khẽ bấm công-tờ-hút nhỏ 1 giọt cà cuống vào bát mắm tôm. Bếp lò than đỏ lửa đưa ra sau cùng rồi mới đến chảo cá đã được nóng qua dưới bếp. Vừa đặt chảo lên bếp đã nghe tiếng xèo xèo, mỡ gặp nước nổ tanh tách, rồi dậy mùi cá trong mỡ sôi. Tự tay bà mẹ Châu gắp nhiều hành chẻ cho vào chảo mỡ, đảo nhẹ. Có hành vào mùi thơm nức. Bia Trúc Bạch được rót đầy li cho mấy chú lính cụng li.
Sau cùng bà hướng dẫn gắp tí bún, cho tí rau vào bát, rồi lấy thìa xúc cá đã chín cùng hành. Kế đến rắc mấy hạt lạc lên trên, cho thêm tí mắm tôm rồi nhẹ và miếng bún có hành, cá vào miệng. Khẽ nhai cho hạt lạc vỡ cái rốp lẫn vào miếng cá được tẩm ướp gia vị cùng hành vừa chín tới, đầm đậm mặn của mắm tôm có chút tinh dầu cà cuống thấy miếng ăn có vị thơm, ngon làm sao. (Khi này viết lại mà nước miếng đang chảy tía lia). Cứ thế, cứ thế...
Lần đầu tiên trong đời được ăn đặc sản chả cá Lã Vọng sướng thế đấy.
Hôm ngồi nhà Quốc, Quý kể được Châu Vinh mời đến quán này ăn đặc sản nhưng không thấy ngon như xưa. Giờ chắc chả có cá Anh vũ mà chỉ có cá lăng, cá quả; rồi nhiều tiết mục nữa bị cắt xén nên chất bị giảm.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- NHỚ DUY ĐẢO
- MỘT ĐỜI NHỚ NHAU (Trần Phong k5)
- Lần đầu công bố: Những phút cuối cùng của Lưu Thế Dũng (Tư liệu gia đình)
- Thăm tư gia của Nhất Trung
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Câu đối của dân Đè Nẽng (Hoài Lưu k5)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Trí thức (Ngô Hạnh)
Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013
Nghe Quý kể ăn chả cá Lã Vọng, nhớ chuyện xưa (KQ)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
7 nhận xét:
Người ke chuyen thật La tai.Doc xong them qua.Nhung gi trong bai nay rat thật.Cam on người ke chuyen ve mon ngon Ha Thanh,ve mot thoi de nho cua Cac su quan nghèo Nhung vui nhon,yeu doi,yeu mon ngon.KCG?
Không cứ phải thăm nom. " Nhớ bạn là được "
Năm 1983, Anh Đoàn Mạnh Giao bảo tôi về thay chỗ của anh ấy ở Vụ I Bộ Đại học. Thế là được về gần vợ con. 1985 CCB điều tôi về Ban " gân xìu " thì tôi bảo lại cho Hà Công. Anh em trong nhà cả. Xem TV thấy gia đình anh Giao trao kỷ vật của ông bố cho nhà nước thấy ông anh vẫn phong độ .
Lại nhớ những ngày " thịt cóc " ở ĐH KTQS.
Nhớ chuyện bạn NHL C333 . Năm đầu ở KTQS . Trong một lần thi học kỳ.Đến lượt L lên trả bài, người cứ vặn vẹo vì chẳng làm được bài. Thầy bỏ qua cho bạn nhưng nhẹ nhàng tâm sự: Sao em không chuyển ra trường ngoài như mấy bạn HB , TL... cho thoải mái ?
L trả lời- Bây giờ em chỉ còn hai trường thôi.
Thầy bám lấy - Trường nào?
L thủng thẳng trả lời - Trường sơn đông và Trường sơn tây .
Thầy bật ngửa ra ghế!
Hay qua, Ta Vinh.
KQ
Nghe Lập Ngố nói mà thấy CM nòi!!!
Chả cá Lão Vọng có chi nhánh Chả cá gần hồ Trúc Bạch (đường Nguyễn Trường Tộ, gần KS Sun Flowers của Tuấn Câm. Tuấn ngày xưa chuyên đi đòi nợ hộ Thông Chả cá).
Còn 2 quán ở Đường Thành không phải của gia đình.
Nhà chả cá Lã vọng có 2 anh em trai , anh là Thạch còn em là Thông ,xã hội đều gọi là Thạch Sanh và Lý thông ! anh Thạch là Đại ca kết nghĩa của Tuấn Câm , đưa Tuấn " vào đời" từ rất sớm ! ( từ tuổi thiếu nhi trở thành thanh niên , bỏ qua giai đoạn thiếu niên trong sáng !).
Hữu Việt có 1 bài khá hay viết về Thạch Cò và Tuấn Câm với tiêu đề HAI NGƯỜI THẦY HỮU VIỆT trên mạng có của BEE.NET .
Bây giờ anh em đến ăn ,1 giọt tinh dầu cà cuống là 30.000đ !nhớ hỏi có cá Lăng không (đa phần là sơi cá QUẢ )! ngồi ở quán cũ này ăn chả cá vẫn là ngon nhất !
THANH TRẦN
Đăng nhận xét