Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Nghiên cứu 'binh thư' của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (kỳ 9): Kết thúc ván cờ theo cách 'có một không hai'

(Thethaovanhoa.vn) - "Trong phiên hp lch s vào ngày 18/3/1975, tướng Giáp đã có quyết đnh chiến lược ln cui cùng trong s nghip quân s chói sáng ca ông, khi ra lnh t chc cuc tn công ln trên toàn chiến trường min Nam" - L. Pribbenow, cu nhân viên CIA ti Đông Dương, nhn xét trong mt bài viết có cái tên khá đc bit: Đt tn công chung cuc ca Bc Vit: cách kết thúc ván có có mt không hai (North Vietnam’s Final Offensive: strategic endgame nonparei).

Pribbenow ví von: "Giy báo t đến vi chế đ VNCH vào ngày 30/4/1975. Nhưng, không nghi ng gì na, phát súng bn gc h đã được bn ra bi tướng Giáp t ngày 18/3 trước đó". Còn, trong cun sách Chiến thng bng mi giá, hc giB. Currey đưa ra mt so sánh thú v v cuc Tng tiến công Mùa xuân 1975: "Có nhà nghiên cu gi đó là s "sao chép mt chiến dch theo kiu M". Nhưng thc tế, không mt đo quân nào ca M li có th da vào s giúp đ ca dân quân du kích và các cán b chính tr đ tn công theo cách y".


Quyết đnh đc đáo
Mt s nhà nghiên cu quc tế cho rng trong bi cnh vin tr quân s ca M cho Vit Nam Cng Hoà (VNCH) gim toàn din sau năm 1973, bt kỳ mt cuc tn công ln nào t min Bc cũng s giành thng li. Tuy nhiên, Pribbenow kch lit phn đi quan đim này, đc bit là khi xét ti bi cnh ngun vin tr quân s cho min Bc cũng đang gim mnh  thi đim tương đương.
"Quân đi VNCH không phi là h giy. Khi gp phi nhng vn đ nghiêm trng v hu cn và nhng lãnh đo kém năng lc, h vn là mt đi quân giàu kinh nghim trn mc và vn s hu mt lượng thiết b quân s khng l". Pribbenow viết. "Và, c cho rng s sp đ y là không th tránh khi, thì kết cc có l s dai dng và đm máu hơn nhiu, nếu nhng người cng sn chn mt kế hoch tn công khác." Theo tác gi này, đim mu cht ca chiến thng 1975 n sthành công ca chiến dch Tây Nguyên, "đòn tâm lý choáng váng và đy bt ng mà tướng Giáp đã nn xung B tng tham mưu ca đi phương".


Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các đồng chí lãnh đạo Quân ủy Trung ương theo dõi diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Ảnh tư liệu TTX
"Nhiu tư liu hin có đu khng đnh: Đi tướng là mt trong nhng người đu tiên chn Buôn Mê Thut làm đim khi đu cho chiến dch này" - TS Vũ Tang Bng (Vin Lch s Quân s VN), cho biết. "Thm chí, theo li c Thượng tướng Hoàng Minh Tho (Tư lnh chiến dch Tây Nguyên 1975), ngay t rt sm, tướng Giáp đã có s quan tâm đc bit ti Buôn Mê Thut, đim yếu nht trong kế hoch phòng th "nng  hai đu" ca VNCH". Trên thc tế, ý tưởng v Buôn Mê Thut đã thuyết phc được nhng người ch huy chiến dch, khi đt cnh nhng la chn như Huế, Đông Nam B, Đà Nng... cho chiến dch m màn.
Nhng gì din ra ti Tây Nguyên trong na đu tháng 3/1975 đã được ghi li trong hàng trăm công trình nghiên cu ca VN - khi quân đi ca tướng Giáp ln lượt chiếm Buôn Mê Thut và Kon Tum, Pleiku, Phú Bn. Nhưng, vi cái nhìn tphía bên kia, bn thân Pribbenow cũng không tiếc li khen ngi "tướng Giáp và các cp phó ca ông".
"Sau này, mt v Đi tướng ca VNCH cũng tha nhn vi tôi: ông nhìn th quyết đnh đó s phn ánh hc thuyết "tiếp cn gián tiếp", luôn đánh vào ch đi phương không ng ti ca Liddell Hart (Nhà tư tưởng quân s hin đi ca Anh – TT&VH). Đòn đánh y không nhm vào ch lc ca VNCH, nhưng li bt trúng đim chiến lược yếu nht mà h không có quyn đ mt" Pribbenow viết. "Vic chiếm Buôn Mê Thut cho phép quân đi  VN la chn bt kỳ nơi đ làm mc tiêu tn công tiếp theo – trong khi VNCH phi vt óc phán đoán và tiếp tc phm sai lm".


B
 binh và xe tăng tiến vào gii phóng Đà Nng. nh tư liu TTX
Đánh tan 10 vn quân trong 3 ngày
Trong hi ký Tng hành dinh  trongMùa xuân Đi thng, tướng Giáp cũng ghi li khá rõ cuc tranh lun gay gt vi Trung tướng Lê Trng Tn – người luôn được ông tin cy và đánh giá rt cao trong s nhng cng s ca mình. Theo đó, Đi tướng yêu cu tướng Tn, (tư lnh chiến dch Qung Nam – Đà Nng), phi t chc gii phóng Đà Nng trong vòng 3 ngày – trong khi v Trung tướng này kiên quyết ý kiến phi đánh trong 5 ngày vì "không chun b kp". Đi tướng ghi rõ: "Tôi nói, ging có phn gay gt: Tư lnh mt trn là anh nên tôi đ anh ra lnh. Nếu là người khác, thì tôi ra lnh: Đánh Đà Nng theo phương án chun b ba ngày. Nếu chun b năm ngày, đch rút mt c thì sao?"
"Anh em truyn ming rng sau đó Đi tướng còn nói: nếu anh Tn vn mun đánh 5 ngày thì ch có cách thay Tư lnh". TS Vũ Tang Bng k vui. "Thc ra, tướng Tn cũng có lý. Ông là người dùng binh rt cn thn, đim tĩnh, trong khi Đà Nng thi đim đó là thành ph quân s ln th 2 sau Sài Gòn và có ti 10 vn quân dn v. Nhưng, điu Đi tướng nhìn thy là s ri lon, mt hn ý chí chiến đu ca quân đi VNCH".
Cũng cn nói thêm, theo mt s ý tưởng ban đu, quân đi VN sau khi gii phóng Buôn Mê Thut s khn trương tiến dc Tây Nguyên, tn dng khí thế đ tn công Sài Gòn ri sau đó mi "gii quyết" các tnh đng bng Duyên hi. Nhưng, theo TS Bng, quyết đnh m mt trn th 2 theo trc Huế - Đà Nng ca tướng Giáp là mt thay đi cc kì quan trng.
"Ti Huế và Đà Nng khi đó có nhng lc lượng rt ln ca VNCH, trong đó có c nhng binh chng đc bit như Lđoàn Thy quân Lc chiến. Nếu b l thi cơ, đ h kp chuyn quân, co cm v gi Sài Gòn thì chiến dch ca chúng ta s gp khó khăn hơn rt nhiu". TS Bng nói. Thc tế, hoàn toàn trùng khp vi nhn đnh ca tướng Giáp, khi chiến dch gii phóng Đà Nng thành công ch sau 3 ngày.
 Theo hi ký Tng hành dinh  trongMùa xuân Đi thng, khi tướng Tn hoàn thành chiến dch, Đi tướng nói vui: "L ra mình cho cu 5 đim (thang đim Liên Xô), nhưng vì chuyn "3 ngày" nên ch cho 3 đim thôi". Còn Pribbenow đánh giá: "Chiến dch ca VN da vào các k năng đánh la, nghi binh gây bt ng, tiếp cn gián tiếp, đánh ln lượt tng cm căn c - nói tóm li, mt chiến dch rt trí tu. VN cui cùng đã vươn ti mt chiến dch xng tm vi mt lc lượng quân đi chuyên nghip, hin đi, th mà các nhà lãnh đo cng sn ca h đã n lc rt lâu đ xây dng."

Nghiên cứu 'binh thư' của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (kỳ 10& hết): Một câu trả lời cho ngàn câu hỏi!

(Thethaovanhoa.vn) - "Vì ông là tướng Giáp". Bản thân, câu trả lời ngắn gọn ấy đã đủ là mẫu số chung để trở thành lời đáp cho hàng ngàn câu hỏi mà các học giả quốc tế đặt ra quanh 2 cuộc chiến tranh của VN. Lịch sử VN lựa chọn tướng Giáp, để rồi đến lượt ông lại tạo ra lịch sử, bằng cách đặt lên đó dấu ấn riêng của mình.
"Một trong 25 danh tướng huyền thoại của lịch sử thế giới", "Thiên tài quân sự", "Một vĩ nhân của thời đại"... Hàng loạt nhận xét và đánh giá từ báo chí phương Tây ấy đã được trích dẫn lại, khi tướng Giáp qua đời ở tuổi 103 vào ngày 4/10/2013 vừa rồi.
Nhưng, đặt bên cạnh những so sánh xuyên thời gian với Napoleon, Hanibal, Alechxandros Đại đế, Lawrence  hay Kutuzop, đâu là nét riêng ở một gương mặt đã trở thành huyền thoại ngay từ lúc còn sống như tướng Giáp?
Vị tướng đi lên từ “số không”
Câu trả lời rất đơn giản: vì tướng Giáp gắn với lịch sử VN và là một phần của lịch sử VN. Vì Clausewitz hay Lawrence – những người sáng tạo ra các học thuyết quân sự nổi tiếng - không phải mang trách nhiệm nặng nề của một vị Tổng chỉ huy như tướng Giáp. Vì Napoleon  và Alechxandros Đại đế không phải gánh trên vai sứ mệnh giải phóng cho cả một dân tộc. Vì Kutuzop, dù rất xuất sắc và được tướng Giáp yêu thích, cũng không phải thực hiện cuộc chiến tranh vệ quốc với những điều kiện chênh lệch khổng lồ như vị Đại tướng của VN.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp quan sát tại trận địa Điện Biên Phủ - trận chiến đưa tên tuổi ông vào lịch sử thế giới. Ảnh tư liệu TTXVN
"Không phải vì phong cách xuất sắc và tính trang nhã trong chiến lược của tướng Giáp.  Không phải vì những trận đánh nổi tiếng, và cũng không phải vì bản lĩnh được ngợi ca như một người có thể tạo ra những phép màu" - học giả B. Currey nhận xét - "Điều tạo nên huyền thoại về tướng Giáp nằm ở việc ông là vị tướng duy nhất phát động cuộc chiến đấu từ một hoàn cảnh yếu kém trầm trọng về vật tư, tài chính, hậu cần và hoàn toàn không có quân đội. Vậy nhưng, con người ấy vẫn có thể  đưa một đất nước nghèo nàn, vượt qua những khó khăn khách quan của hoàn cảnh, cũng như những yếu kém chủ quan về quản lý bên trong, để đánh bại hai nền quân sự lớn nhất của thế giới".
Tướng Giáp, như lịch sử đã chứng minh, là người tự học và tự rút ra kinh nghiệm từ thực tế để hoàn thiện khả năng quân sự xuất sắc của mình.
Sự thực, khi phân tích về sự nghiệp cầm quân của ông, nhiều công trình nghiên cứu quốc tế đã chỉ ra những điểm chưa hoàn thiện trong các chiến dịch chống Pháp năm 1951 tại vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Tuy nhiên, thực tế ấy cũng chỉ để các học giả này đưa ra một nhận định: từ một thầy giáo dạy sử không được đào tạo chính quy về quân sự, tướng Giáp đã có khả năng phi thường để học ngay từ những trải nghiệm của chính bản thân mình.
"Những thử thách phải vượt qua khiến ông trở thành một bậc thầy về chiến thuật và chiến lược. Ông sáng tạo một kiểu chiến tranh mà cả Pháp và Mỹ không thể đánh thắng"- Currey viết.
Nhưng, khác với sự lý tính của các học giả phương Tây, những nhà nghiên cứu vẫn có cách giải thích riêng của mình về thiên tài chiến thuật ở vị Đại tướng của mình.
"Phân tích kĩ, chúng ta sẽ thấy tất cả những thiên tài quân sự của VN như Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Quang Trung... đều gắn liền lối đánh của mình với nghệ thuật chiến tranh toàn dân" -  Đại tá Lê Thế Mẫu (cựu chuyên gia Viện Chiến lược Quốc phòng), nói - "Thiên tài của Đại tướng là biết vận dụng tư tưởng quân sự ấy trong nghệ thuật cầm quân của mình, cộng cùng những nguyên tắc mà ông sớm học được từ chiến tranh hiện đại".
Và di sản về “binh thư” Võ Nguyên Giáp    
Năm 1975, khi kết thúc chiến tranh, tướng Giáp cũng đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu lịch sử chống ngoại xâm, đồng thời viết một số luận văn về lịch sử quân sự và những anh hùng dân tộc. Theo GS Phan Huy Lê (Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử VN), trong những năm tháng này, tướng Giáp luôn lưu ý giới nghiên cứu cần tìm hiểu chuyên sâu về những khái niệm đã được tổng kết trong lịch sử VN như "ngụ binh ư nông" thời Lý, "dân binh" và "dĩ đoạn chế trường" thời Trần, "lập cước chi địa" và "dĩ nhược chế cường, dĩ quá địch chúng" thời khởi nghĩa Lam Sơn. Những khái niệm ấy, theo một nghĩa nào đó, là sự đúc kết một số tư tưởng và đặc điểm nghệ thuật quân sự VN trong lịch sử.
Nhưng, bản thân, cách  cầm quân của tướng Giáp trong hàng chục năm cũng đã là một di sản độc đáo của nghệ thuật quân sự VN trong thời hiện đại. Như lời của nhà nghiên cứu Currey: "Tướng Giáp không bao giờ quan tâm tới các đáp án giả định từ trước như các sĩ quan được đào tạo bài bản. Ông tiếp cận vấn đề một cách linh hoạt. Và, mỗi vấn đề đòi hỏi tướng Giáp phải có những câu trả lời mới từ kinh nghiệm thực tế. Dần theo thời gian, những câu trả lời ấy được nâng thành nguyên tắc chỉ đạo độc đáo của riêng ông. Mà, theo một nghĩa nào đó, những thứ độc đáo được kiểm chứng theo thời gian thì sẽ trở thành học thuyết".
Theo Đại tá Lê Thế Mẫu, một số tác phẩm viết về chiến tranh của tướng Giáp đã được các trường quân sự của Mỹ đưa vào giáo trình giảng dạy của mình, như một đối chứng để tham khảo về cuộc chiến tranh mà họ từng sa lầy và không thể giành chiến thắng. Thậm chí, như lời một số nhà nghiên cứu khác, hiệu quả từ cách vận hành chiến tranh nhân dân của tướng Giáp đã gây ấn tượng với người Mỹ mạnh tới mức trong suốt thời gian chiến tranh VN diễn ra, họ có hẳn một đơn vị chuyên nghiên cứu các tư liệu liên quan hoặc bài viết của ông. Để rồi, dựa trên các phân tích, đánh giá, và nhận xét của Đại tướng, những chuyên gia Mỹ đã nghĩ tới việc xây dựng một phương pháp luận về tổ chức và tiến hành các cuộc nổi dậy hoặc chiến tranh du kích, để sau này có thể áp dụng cho các lực lượng đặc biệt Mỹ trong trường hợp tại nước ngoài.
Phải đúc rút thành “cẩm nang”
"Sự thực, do điều kiện khách quan, đến giờ chúng ta vẫn chưa có những công trình nghiên cứu thật đầy đủ và toàn diện về nghệ thuật quân sự của Đại tướng. Tôi nghĩ, đã đến lúc, các học giả nên tổng hợp, tìm hiểu kĩ những gì Đại tướng đã làm cũng như những đề xuất, lưu ý về hướng phát triển nghệ thuật quân sự VN trong tương lai, để đúc rút thành một cẩm nang có độ dày vừa phải và đưa vào sử dụng" - chia sẻ của TS Vũ Tang Bồng (Viện Lịch sử Quân sự VN) với TT&VH có thể coi là lời kết của loạt bài dài kỳ này.
Hoàng Nguyên

Không có nhận xét nào: