11h sáng 25-12, trẻ con, thanh niên ở chợ tết rất ít.
|
Quầy trò chơi gắp thú bông, bây giờ là lúc
dành cho các bậc Oma, Opa (Ông Bà).
|
Họ mời nhau cùng nhấp một ly vang đỏ hâm nóng trong tiết se lạnh |
Các cặp vợ chồng già, dắt tay nhau chơi chợ. |
Siêu thị lớn nhất "Alexa" 12h trưa 25-12 không một bóng người, dù hôm qua còn đông đúc khó chen chân! |
Khu trò chơi đông vui trước Noel, nay có lệnh tháo dỡ, chờ đến mùa Noel năm sau. |
Ngược lại với những hình ảnh đông vui, tấp nập trong đêm Noel và ngày Giáng sinh tại Hà nội, Tp HCM (Việt nam là nước mà Giáng sinh mới được du nhập, là quốc gia mà những lễ lạt Gia tô giáo không phải là quá trọng đối với toàn dân), tại nước Đức, nơi mà Lễ Giáng sinh được coi là lễ trọng nhất trong năm theo tập tục Thiên chúa giáo, những nghi thức đêm tối Giáng sinh là dành cho gia đình. Cả nhà hai, ba thế hệ xum họp, quanh cây thông với những gói quà rất đẹp mà mọi thành viên trong gia đình dành tặng lẫn cho nhau, con trẻ hồi hộp đợi tiếng gõ cửa của ông già Noel ( Weihnachtsmann ) với những túi quà gói trong cái bao tải gai...
Sáng ngày 25-12, Trần tôi bị ngạc nhiên khi lẫn trong những người Đức chơi chợ Weihnachtsmarkt tại trung tâm Alexanderplatz. Chụp vài bức ảnh minh họa gửi các bạn xem. Hình như có gì khác trong cách quan niệm về vui, hưởng, Hạnh phúc gia đình, Phồn vinh xã hội giũa Vn đang học tập theo " người ta" và cách " người ta" giữ gìn bản sắc ! ?
Xin nói rõ hơn cảm nhận của tôi, rõ là khái niệm "Dân giầu - Nước mạnh" và " Nước mạnh - Dân giầu" giữa chúng ta và Đức đặt ngược nhau. Ở Đức, yếu tố cá nhân, gia đình mới là nền tảng tạo thành xã hội chứ ồn ào, hào nhoáng xã hội đâu đã nói nên điều gì!
1 nhận xét:
Mỗi nơi mỗi khác, miễn sao ta sống được là được.
Đăng nhận xét