Sáng mùng 3 tết, 5g thức giấc (quen với lịch miền Nam rồi!). Trời còn tối đen, tiết trời se lạnh. Nghe đâu đấy tiếng gà gáy te te.
Xem FB của thằng cháu An Vũ Hùng nói về 4 chữ được thầy tặng năm nay. Chữ thường gắn tư duy của người cho và thường gắn với các điển tích. Đã chuyển sang hỏi thầy Trung.
Chợt nhớ đến ngày ra HN, đến thăm anh Quang Việt, được cho xem 4 chữ của đàn em trên Sơn Tây tặng. Nay gửi lên cùng bình.
Chữ gốc với nghĩa: TRI BẤT TRI THƯỢNG.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- NHỚ DUY ĐẢO
- MỘT ĐỜI NHỚ NHAU (Trần Phong k5)
- Lần đầu công bố: Những phút cuối cùng của Lưu Thế Dũng (Tư liệu gia đình)
- Thăm tư gia của Nhất Trung
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Câu đối của dân Đè Nẽng (Hoài Lưu k5)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Trí thức (Ngô Hạnh)
Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
3 nhận xét:
Tri bất tri, thượng. Bất tri tri, bệnh. Phù duy bệnh bệnh, thị dĩ bất bệnh. Thánh nhân bất bệnh, dĩ kỳ bệnh bệnh, thị dĩ bất bệnh. [Đạo Đức Kinh, chương 71]
知不知,上。不知知,病。夫唯病病,是以不病。聖人不病,以其病病,是以不病。《道德經 • 第七十一章》
【Dịch】Biết mà làm như không biết, thế là hay. Không biết mà làm như biết, thế là dở. Hễ biết cái điều dở ấy là dở tức là không dở. Thánh nhân không dở vì biết điều dở là dở, do đó mà không dở.
Sự sâu xa, thâm thúy của Đạo Đức Kinh là vô cùng vô tận. Khó giải hết ý của Tiền nhân, xin lấy chính Đạo Đức Kinh bình cùng bạn đọc BTk5 ngày đầu Xuân. (TĐ)
TĐ xin bấy tỏ thêm: Cũng hơi buồn nếu như mình có biết một chút mà thực ra biết chưa đủ.
Người đề tặng bốn chữ trên, thực ra không để ý đến cái dấu ngắt của ba chữ đầu với chữ "Thượng" ở dưới nên làm cho " Tri bất Tri thượng " đã đa ý lại càng thêm đa nghĩa!!! (TĐ)
Cám ơn anh TĐ đã có lời giải nghĩa sâu sắc. Có lẽ QV đúng với ý của lời bình thứ 2 hơn, vì cũng mới chỉ biết được chút xíu, còn rất xa mức "thượng". V sẽ cố gắng học hỏi thêm nhiều nữa, học liên tục suốt đời.
Chúc ông đồ TĐ một mùa Xuân hạnh phúc.
Đăng nhận xét