Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

Nhắc lại ngày 10/10/2013 ở Thành Vinh (KQ)

Cùng Quốc Sủng lập bàn thờ nơi Ngọc hy sinh.
Chiều qua thấy Vá, Susu sủa ầm ỹ ngoài cổng, nhìn xuống thì thấy có ai vẫy vẫy ngoài cổng. Vừa mở cổng đã nghe ông Tấn Mỹ oang oang: "Tiện đi lấy thuốc định kì BHYT ở BV 175 nên tạt qua thăm mày". Khi vào đến nhà là đòi lên ngay phòng máy tính: "Biết mày đang ngồi làm việc. Giờ, tao đang theo lớp học sửa chữa máy tính và cài đặt phần mềm đó nghe". Thật cảm phục ông bạn đã già mà chả ngại khó, ngại khổ.

Cùng Võ Thúc Minh.


Cùng đồng đội cũ.

Cùng chú bé chăn trâu 13 tuổi ngày nào.

Anh em bên nhau sau khi thắp hương cho Ngọc.

Uống để nhớ bạn.

Tại bia kỉ niệm của đơn vị dựng tưởng niệm các LS.








Anh cho xem ngay loạt ảnh ngày 10/10/2013 ra TP Vinh thắp hương cho Nguyễn Văn Ngọc (LS đầu tiên trong 30 LS của trường Trỗi hy sinh ngoài chiến trường): "Đã mấy năm nay, cứ đúng 10/10 tây, tao lại ra Vinh, tìm đúng vị trí khẩu đội pháo 57 của Ngọc để thắp hương cho nó...".



Cầm tờ giấy ra viện ở Ninh Bình (năm 1971) của Mỹ thấy đề: nhập ngũ - 05/1967, cấp bậc - thượng sĩ, tiểu đội trưởng trinh sát... Như vậy 3 tên: Nguyễn Văn Ngọc, Đỗ Tấn Mỹ, Tô Văn Hoành chỉ sang Quế Lâm có 5 tháng (qua được cái dịch viêm màng não, vừa vào đầu hè 1967) là lên tầu trở về nước.






"Các chú cho đi học tiếp thì không chịu, cả 3 nằng nặc xin đi chiến đấu. Chiều nguyện vọng bọn tao, các chú cho về F361 phòng không, bảo vệ HN. Từ đây được phân về C6 pháo 57, thuộc E233 (không biên chế tiểu đoàn). Đơn vị hết đóng ở Phúc Xá - bảo vệ cầu Long Biên, lại về hồ Văn Chương hay công viên Thống Nhất - bảo vệ ga Hàng Cỏ. (Chả thế mà quen cô bé ở tiệm may ngay ngã 3 đâm ra phố Khâm Thiên. Sau hàng chục năm, chú, cháu vẫn nhận ra nhau. Giờ nó đã lớn tướng, có gia đình...).
Sau đó cả 3 cùng C6 được tăng cường cho F367, hành quân vào bảo vệ TP Vinh. Ba anh em Lưu-Quan-Trương thề "sống chết có nhau". Qua nhiều trận lửa đạn dọc đường hành quân và cho tới khi vào đến Thành Vinh".
Và ngày 10/10/1968 là cái ngày định mệnh. (Tấn Mỹ rất nhớ: Ngày đó là ngày giải phóng thủ đô, sao quên được). Từ sớm nhiều đợt máy bay Mỹ tấn công vào trận địa. Chúng dùng bom phạt - nổ khi chưa tới mặt đất. Cả khẩu đội 57 của Ngọc trúng đạn. Nghe tin, Mỹ chạy về tìm thì ngay chỗ thằng Ngọc ngồi chỉ tìm thấy nửa thân dưới. Máu me bê bết, gan ruột lòng thòng. Vừa khóc vừa ôm xác bạn, lấy tay tạt nước mưa dưới hố bom để rửa bùn đất. Anh em hy sinh được xếp nằm dài ở đầu làng...
Lần này ra, Mỹ cùng 2 bạn Trỗi ở Vinh (Quốc Sủng, Thúc Minh) lo sắm phần lễ rồi phi xe về trận địa cũ. (Lần trước khi đến đây đã gặp được 1 tay trung niên, anh ta kể đã chứng kiến trận máu lửa ấy. Ngày ấy anh chỉ là thằng bé chăn trâu 13 tuổi, nay đầu đã bạc trắng. Anh dẫn về đúng trận địa của khẩu đội Ngọc năm xưa). Mọi người dọn dẹp, sắp mâm cơm cúng. Đúng 10g, giờ thằng Ngọc chết, thì thắp hương. Cũng ở làng này còn có 1 đồng đội cùng C6, sau chiến tranh trở về đây lấy cô vợ. Anh cũng có mặt.
... Sau khi cùng Tô Hoành mang nắm đất trên mộ Ngọc về cho mẹ Ngọc ở khu Nam Đồng, cả 2 lại xin đi B. Hành quân dọc Trường Sơn, tới tháng 2/1969 thì vào đến B2 và bổ sung cho tiểu đoàn trinh sát Z27 của F5 bộ binh. Tới đầu 1970 sau khi Sihanouk bị đảo chính mới được điều về Trinh sát miền (D46). Đến 1971 bị thương được ra Bắc điều trị, hết ở Thanh Hóa rồi về Ninh Bình. Sau đó trên cho ôn văn hóa ở QK Hữu Ngạn rồi lên Lạng Sơn ôn thi. Cuối 1973 lại quay vào B2...
Tấn Mỹ còn kể: "Lần trước năm 2007 khi chưa đến thắp hương cho Ngọc thì đói quá, hết cả tiền cho 2 đứa con ăn học; sau khi ra Vinh thắp hương cho nó, vừa về đến nhà đã thấy khách đến mua ngay mảnh đất trên rẫy...
Còn lần này về đến nhà thấy đứa cháu ngoại cứ khóc ngặt nghẽo mấy ngày liền. Bà già vợ hỏi: "Bạn con có theo con về không?", "Má hỏi ai?", "Mấy thằng LS ấy?", "Chắc có đấy, má à". Bà dặn, nói với tụi nó có yêu cháu thì chỉ nựng khe khẽ thôi, để nó không khóc. Vội ra thắp hương khấn anh em thì thấy con nhỏ ngưng khóc. Lạ thế!... Vậy là thằng Ngọc và các LS cứ theo tôi, ông ạ".
Nay, Tấn Mỹ say sưa đi tìm mộ LS là đồng đội cùng đơn vị. Anh rất tin vào Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người và có nhiều thông tin quý.
Có mấy dòng viết về bạn mình.

9 nhận xét:

Nhat Trung nói...

Hôm TM đến nhà KQ nghe điện thoại nhưng đang đi làm. Sẵn đây thông báo: Từ ngày 16/4/2014 Nhất Trung ko đi làm thêm nữa. Có gì hay gọi NT với, tham gia ngay. Hì hì

LuuLinh nói...

Tôi nhớ hoài Ngọc "tốt"
Gương mặt yêu, đáng mến
Đẹp trai xếp hàng đầu
Dáng đi như phái nữ
Bạn be gọi "vịt bầu"
Vậy mà đã nhiều năm
Bạn ra đi mãi mãi
Nhớ bạn toi xin thắp
Ba nén nhang vái bạn
Cầu vong hồn siêu thoát
Về nơi cõi Thiên đường

TranKienQuoc nói...

Nhớ Ngọc.

Nặc danh nói...

Ngọc tốt còn là cây đơn ca với những "quê tôi xa xôi nơi Cà Mau", "sương đã ửng hồng,cỏ non lấp loé...","tiếng hát chúng tôi không cánh mà bay xa"...cùng câu chửi""mẹ kiếp" rất đặc trưng.chiếc áo lót lính thuỷ Ngọc mặc trong ảnh không phải là ào đổi vói bọn trg Bé vốn có sọc khít hơn,mà là cái áo lính thuỷ của tơ do bà già mua ở bên Bun,sau tơ cho Tiến Bắc,TB cho lại Công Trường , CT cho lại Võ Dũng,VD cho lại Ngọc.Nêu chiêc áo ấy đã cùng mày tan vào vỉnh hằng thì tao lấy làm vinh dư lắm.Một nén nhang cho mày Ngọc ơi.

Tấn Mỹ nói...

Cám ơn các bạn đồng đội TRỔI đã nghĩ về các anh hùng Liệt Sĩ. Tôi rất cảm động. Chúc các bạn luôn vui khỏe và hạnh phúc.

Tấn Mỹ nói...

" Dáng đi như thiếu nữ
Bạn bè gọi "Vịt bầu"
Đẹp trai xếp hàng đầu"
MẤY CÂU THƠ THẬT HAY
Xin được biết tên tác giả?

Nặc danh nói...

không biết bạn nào làm thơ

nói nhiều kỷ niệm xưa hay có phải

th...kg !...trổi là số 1 ok

Nặc danh nói...


ngọc là liệt sỷ đầu tiên năm 1968 hy sinh tròn 18 tuổi, tuổi đẹp nhức của
đời người...!chúc bạn mau siêu thoát
chúng tôi luôn nhớ bạn.!

Nặc danh nói...

trang càc bạn trổi hay quá cho mình
tham gia với.