Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

Côn Đảo, cái nhìn của du khách (KQ)

Gia đình tôi có ý tưởng phải cùng nhau đến Côn Đảo - nơi cha tôi có 6 năm thụ án (1931-36) vì từng cùng 3 đảng viên của chi bộ Phú Riềng lãnh đạo 5000 phu cao su nổi dậy, làm chủ đồn điền dịp Tết 1930. Và tháng 6 rồi ý nguyện đó được thực hiện. Tám gia đình cùng con, cháu có chuyến bay ra Côn Đảo, nghỉ 2 ngày.

Cảm nhận Côn Đảo
Vừa đặt chân tới Côn Đảo có ngay cảm giác tuyệt vời! Tuyệt vời vì môi trường quá xanh, sạch, ít xe cộ gây ô nhiễm môi trường; tuyệt vời vì phong cảnh rừng, biển quá đẹp, còn hoang sơ, ít bị con người tàn phá; tuyệt vời vì con người ở đây thân thiện, cởi mở; còn ẩm thực biển thì thật tươi sống...
Côn Đảo.
Chúng tôi có tour thăm viếng Khu di tích Côn Đảo, 1 thời được gọi là Địa ngục trần gian.
Nhà lao số 1 được xây dựng từ 1862, sau đó tới cầu tàu (1865, sau này có tên gọi là Cầu tầu 914 vì ước tính có 914 người bỏ xác khi xây dựng cầu tầu).
Cha tôi cùng nhiều cụ từng bị giam ở Banh 1. Sau này, thực dân Pháp tiếp tục xây banh 2, 3, 4; rồi thời Mỹ xây tới 4 trại nữa. Ngục tù Côn Đảo dừng giam cầm tù nhân từ sau 30/4/1975. Ấn tượng nhất là Hầm say lúa và Chuồng cọp nơi giam giữ, tra tấn những tù chính trị ngoan cố.




Hàng chục vạn chiến sĩ yêu nước bị tù đày, cấm cố và gửi xác lại ở đây. Tại 2 nghĩa trang Hàng Dương và Hàng Keo có hàng vạn ngôi mộ (riêng số mộ tại Hàng Keo bị chính quyền cũ ủi thẳng ra biển, để che lấp tội ác).
Cháu Bim bên tượng tù nhân.

Cây bàng 150 tuổi ở sân Banh 1.

Hầm Say lúa thới Pháp.


Khám tử hình.

Chuồng cọp.

Các tù nhân phải chịu nhục hình rắc vôi bột.

Rắc vôi bột, dội nước.
Tại đảo có tour du lịch tâm linh - viếng các LS và mộ cô Sáu tại NTLS Hàng Dương. Đúng 12g đêm, người còn sống - trong ánh sáng mờ ảo xen tiếng rì rào của hàng dương cùng khói hương nghi ngút - đến viếng thăm từng ngôi mộ. Tập trung đông nhất quanh mộ cô Sáu. Người xin phúc, kẻ xin tài, người cầu may, cầu sức khỏe, cầu cho tai qua nạn khỏi, kẻ xin tiền, xin thăng quan tiến chức... Anh em tôi chả xin gì, chỉ đến với cái tâm - tưởng nhớ, tri ân người đã hy sinh cho Tổ quốc.
Du khách không thể bỏ qua 2 miếu: An Sơn Miếu thờ bà Phi Yến và mộ phần Hoàng tử Cải (vợ và con trai 5 tuổi của Nguyễn Ánh). (Đã có bài viết).
Đài tưởng niệm NTLS Hàng Dương.

Trước hương hồn các LS.

Ở mộ cô Sáu.

Xin cô phù hộ.

Hương khói nghi ngút.

Không có nhận xét nào: