Thứ Bảy, 16 tháng 8, 2014

Ván cờ Biển Đông (Tham khảo)


Hôm nay 15/08, đúng là ngày mà theo dự định TQ sẽ rút dàn khoan ra khỏi vùng tranh chấp với Việt nam. Trên thực tế là họ đã rút ra từ trước. Đó là một bước đi đã tính toán hay một hành động không còn cần thiết nữa khi sự việc đã rõ ràng. Tự dưng thấy tò mò muốn tìm hiểu kỹ hơn hành động của họ, dự đoán bước tiếp theo và những bước đi có thể của Việt nam cũng như các nước có liên quan. Để cho dễ hiểu, có thể tạm giả thiết là TQ đang đánh cờ, với những nước đi hết sức chiến lược. Vậy thì một loạt các câu hỏi được đặt ra
-          Họ đánh với ai?
-          Loại cờ này là gì?
-          Giải thưởng ra sao?
-          Nước tiếp là gì?
-          Ta phải làm gì?


Bài viết này triển khai cụ thể những suy nghĩ đó và có tính chất hoàn toàn là một bài tập về suy nghĩ. Quan điểm của tác giả là:
Biển Đông đang là vũ đài của một cuộc tranh chấp quốc tế lớn chưa từng có. Dù gì thì gì, ván cờ này chắc chắn sẽ còn kéo dài trong nhiều thập kỷ tới. Nhưng khó có thể dẫn tới xung đột quân sự.
Nếu chúng ta bảo đảm được  nguyên tắc “không đánh cờ, không mách nước, không phá rối, chỉ bán nước, café cho người chơi cờ” tôi tin rằng đây là cơ hội cực lớn để Việt nam có thể vẫn thừa nhận một mối quan hệ lịch sử lâu bền với Trung quốc mà vẫn “thoát” được về mặt kinh tế, đi theo con đường của các đại ca Nhật bản và gần đây là Hàn quốc, Đài loan.

1.  Trung quốc đang chơi cờ ở đâu?
Họ đã lựa chọn Biển Đông để chơi ván cờ chiến lược của mình. Chỉ cần nhìn lên bản đồ đã thấy sự phức tạp của Biển Đông. Một vùng biển rộng 3.500.000 km2, bao bọc bởi 6 quốc gia: Trung quốc, Việt nam, Philippines, Indonesia, Malaysia, Brunei (nếu tính Đài loan nữa thì là 7), 3 quần đảo chìm nổi lẫn lộn: Hoàng sa (Paracel), Trường sa (Spratly) và Vành khăn (Scarborough) với vô khối các đường tranh chấp chồng chéo.
Đây quả là ván cờ đáng để các quốc gia đau đầu nếu ta biết giải thưởng của nó là gì?

https://fbcdn-sphotos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xap1/t1.0-9/s720x720/1601050_10202448917852857_7868019137860305951_n.jpg

Các đường lợi ích chằng chịt


https://fbcdn-sphotos-a-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xfa1/t1.0-9/1795743_10202448919332894_5186991524791429696_n.jpg

Các đòi hỏi chủ quyền chồng lấn


2.  Giải thưởng nào?

Biển Đông đang là một tuyến đường huyết mạch của Hàng hải thế giới. Hơn 1/3 lượng hàng hóa vận chuyển trên biển đi qua Biển Đông. Gấp 3 kênh đào Suez và gấp 5 lần kênh Panama. Trung bình cứ 3km có một tàu hàng.
Biển Đông đặc biệt quan trọng với các cường quốc xuất khẩu Nhật bản, Hàn quốc và những năm gần đây là Trung quốc. Với việc vươn lên là nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới, vượt Nhật bản từ năm 2012, Trung quốc tỏ ra quan tâm đặc biệt đến việc kiểm soát khu vực này.
Trên bản đồ hàng hải, Biển Đông và eo Malaca với TQ, Nhật bản đóng vai trò khá giống Vịnh Aden và kênh đào Suez với châu Âu. Đặc biệt là trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của châu Âu thế kỷ 19 và 20.
Để hiểu được đó, chúng ta có thể google lại hành xử của Anh-Pháp-Mỹ-Israle khi tổng thống Ai cập Nasser có ý định nghiêng về Liên xô trong cuộc chiến tranh lạnh http://en.wikipedia.org/wiki/Suez_Crisis 

https://fbcdn-sphotos-g-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xfp1/v/t1.0-9/10562987_10202448920692928_8642175073915986253_n.jpg?oh=a3bb272de08f3967f046ab044c51fda3&oe=54809A1E&__gda__=1415472507_c391d4b0c0170fda39fa7d2d8a30d8af

Các tuyến đường hàng hải quan trọng nhất của thế giới. Khoảng 40% đi qua Biển Đông

https://fbcdn-sphotos-e-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xaf1/t1.0-9/10565121_10202448921372945_6909589912208862483_n.jpg
Lưu lượng dầu chuyên chở qua Biển Đông

https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xap1/t1.0-9/10580136_10202448922692978_5553138519282160329_n.jpg
Vai trò của Suez với châu Âu

3.  Người chơi

Bàn cờ đã vậy, giải thưởng rất to. Vậy ai là người dám chơi ván cờ này.
Trung quốc đương nhiên là một bên chơi cờ. Họ chơi với ai?

Chắc chắn không phải là Việt nam! Đối với các hoàng đế Trung hoa từ xưa tới nay, Việt nam chưa bao giờ được nhìn nhận như một đối tác xứng tầm để họ phải “nhún mình” chơi với. Trên thực tế, khu vực Biển Đông rất ít được Việt nam quan tâm. Các mỏ dầu đều nằm rất gần bờ. Nền kinh tế yếu kém, nên lượng hàng hóa chưa phải quá lớn. Cho đến gần đây quan tâm duy nhất là được đánh cá tự do!

Nên chỉ có thể là Trung quốc chơi cờ với Nhật bản và gửi một thông điệp mạnh mẽ đến người đứng sau Mỹ là sẽ đến lúc họ sẽ chơi với Mỹ một ván cờ khác toàn cầu hơn. Tuy Nhật không có biên giới trực tiếp, nhưng như đã nói ở trên, vùng biển này vô cùng quan trọng với họ về mặt vận chuyển hàng hóa. Ngoài ra Nhật – Trung đang có cuộc đối đầu ác liệt xem ai xứng đáng là anh cả ở châu Á. Trung quốc đang quyết tâm trả mối thù bị Nhật làm nhục trước cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai. Và qua đây xác lập vị thế đối đầu với Mỹ.

4. TQ đã đi những nước cờ nào?

Trước năm 1930, chỉ có Pháp có đủ năng lực để đến được cả 2 quần đảo này ổn định. Từ đó đến sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật đã chiếm cả 2 quần đảo này. Tuy nhiên hiệp định đầu hàng ký với Nhật năm 1951 đã không đưa ra bất cứ một công nhận chủ quyền cho nước nào sau khi Nhật từ bỏ. Pháp, Tưởng, Phi, Mã tùy tiện chia nhau.

Và đây là cơ hội để Trung quốc ra tay.

1958: Chiếm Đông Hoàng sa từ Pháp, nhân lúc Pháp đang suy yếu sau hiệp định Geneva. Chính quyền miền Nam thì còn chưa kịp ổn định.

1974: chiếm Tây Hoàng sa sau khi đã nắm chắc là Mỹ quyết tâm rút và Việt nam cộng hòa thì đang trên đà sụp đổ.

1988: chiếm Garma (Jhonson) và 1 số đảo ngầm nằm ở những vị trí chiến lược trong quần đảo Trường Sa. Đây là giai đoạn cuối của cuộc xung đột giữa TQ với VN, Liên xô đang sụp đổ, VN vẫn bị Mỹ cấm vận. VN bắt buộc phải giảng hòa với TQ để thoát khỏi thế cô lập.

2012: thực tế chiếm đóng bãi đá ngầm Scareborough ở phía Tây Philippines. Nhận thấy Mỹ đang ở vị thế yếu kém. TQ đã ra tay tại vùng này. Phi đưa tàu quân sự đến, hai bên căng thẳng. Mỹ can thiệp giảng hòa. TQ đồng ý để giữ thể diện cho Mỹ. Tuy nhiên khi tàu của Phi, tàu của TQ vẫn cứ ở lại. Mỹ ngậm bồ hòn. Sau đó 2013 TQ công bố vùng nhận diện hàng không ở đảo Hoa Nam. Năm 2014 đưa giàn khoan vào vùng biển Việt nam.

Chúng ta nhận thấy Trung quốc đã chọn thời điểm rất thích hợp để đi những nước cờ của mình và hầu như không gặp một sự kháng cự đáng kể nào

https://fbcdn-sphotos-b-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xfa1/v/t1.0-9/s720x720/10454536_10202448923372995_6623322249461911127_n.jpg?oh=4ff522f42b0ebfda6c04c3229f42c002&oe=5467415E&__gda__=1416882432_0f7e93dd549ead366858ed8c3afc86c3
Tuy ít, nhưng các đảo của TQ và đặc biệt là Garma nằm ở vị trí khống chế với Trường sa

5.  Nhật bản đã làm gì?

Có thể nói Nhật bản và các đồng minh đã khá chủ quan trước những nước cờ mạnh mẽ của TQ. Nỗi sợ mất những cơ hội kinh tế quá lớn với TQ làm cho họ không dám đi những nước cờ mạnh mẽ, chỉ dừng lại mức phản đối ngoại giao.

Mãi đến tháng 12/2012, Nhật mới đi nước đầu tiên là quốc hữu hóa quần đảo Senkaku (mua lại của tư nhân) và bố trí các lực lượng quân sự ở đây để bảo đảm chủ quyền.

Mạnh mẽ hơn ngày 1/7/2014 Quốc hội Nhật bỏ phiếu thông qua việc sửa đổi điều 9 Hiến pháp (Nhật vĩnh viễn từ bỏ quyền xây dựng quân đội và gây chiến). Việc sửa đổi này cho phép Nhật chủ động tham gia các hoạt động phòng vệ tập thể trong liên minh quân sự.

6.  Các nước chầu rìa đã làm gì?

Philippines sau sự kiện năm 2012, đã quyết định “chơi rắn”:
-          Chuẩn bị hồ sơ đưa TQ ra tòa hình sự biển quốc tế vào giữa năm 2013
-          Ký hiệp định liên minh quân sự với Mỹ vào nửa đầu năm 2014
Sở dĩ Philippines có thể cứng rắn vì thực tế kinh tế của họ rất ít phụ thuộc vào Trung quốc, chưa đến 1% GDP. Họ lại nằm khá xa để TQ có thể thường xuyên gây rối. Và quan trọng nhất nước này đã từng là đồng minh quân sự của Mỹ.

Malaysia, nước có 7 hòn đảo nằm trong vùng tranh chấp, gây ngạc nhiên lớn. Họ im lặng. Và TQ cũng để họ im lặng, không hề có động thái gây hấn nào. Nhiều khả năng là lãnh đạo Malaysia đã đạt được những thỏa thuận với lãnh đạo Trung quốc.


7.  Dự đoán nước cờ tiếp theo của Trung quốc, Nhật bản

Sau khi đã án ngữ phía Bắc, phía Tây của Biển Đông, thỏa thuận được tại phía Nam với Malaysia, TQ chắc chắn sẽ tiếp tục gây sức ép với Việt nam để kiểm soát bờ Đông của BĐ
Dự đoán trong 1-2 năm tới Trung quốc sẽ cử dàn khoan (thực chất là một hòn đảo di động) đến đóng cố định dọc theo bờ Đông của đường lưỡi bò. Vấn đề chỉ là họ chưa đóng kịp

https://scontent-b-sea.xx.fbcdn.net/hphotos-xpa1/v/t1.0-9/10518640_10202448924293018_1176388392927347265_n.jpg?oh=7e0da6023ae02649c49c4619bbe38aa1&oe=545D2536

Những vị trí mà TQ dự kiến sẽ dùng giàn khoan để chiếm đóng trong tương lai

Nhật bản không có nhiều lựa chọn, ngoài việc tiếp tục tăng cường sức mạnh quân sự nội tại sau khi dỡ bỏ vòng kim cô hiến pháp.
Nhật bản có thể  tiến hành các hợp tác quân sự với một nước nào đó trong khu vực Biển Đông, như Việt nam, nhưng chắc chỉ ở mức vừa phải để nền kinh tế có thể gánh chịu được.

8.  Các lựa chọn cho Việt nam

Có thể coi như đây là một ván cờ chiến lược giữa TQ và Nhật bản (Mỹ). Lại diễn ra ngay trước cửa nhà ta. Nên chúng ta có thể những lựa chọn sau:

-    Chọn bên để ủng hộ
-    Phá rối
-    Thỏa hiệp và chấp nhận vai trò cung cấp dịch vụ logistic (“bán cà phê”) cho người chơi.

Ở lựa chọn thứ nhất, VN có thể chọn liên minh với TQ hoặc với NB (Mỹ).

Nếu chọn TQ,  lãnh đạo Việt nam sẽ phải đối mặt với quần chúng giận dữ. Chưa kể TQ bây giờ đã biết Việt nam không có cửa để chống đối mạnh mẽ.
Nếu chọn NB(Mỹ), Viet nam sẽ phải đối diện với một cuộc chiến tranh kinh tế toàn diện với TQ. NB (Mỹ) sẽ giúp Viet nam một cách nhỏ giọt nhưng chắc sẽ không chịu hy sinh những quyền lợi kinh tế/ địa chính trị tại Trung quốc chỉ để giúp đỡ Việt nam.

Ở lựa chọn thứ hai, tức là như hiện nay, Việt nam sẽ bị thế giới cô lập vì thái độ không chấp nhận thỏa hiệp, kiên quyết đòi chủ quyền một cách không hiện thực. Kéo dài lâu, nhân dân sẽ mệt mỏi, kinh tế bị suy thoái.

Vậy lựa chọn thứ ba là khả dĩ nhất. Và đây cũng là cơ hội để Việt nam một lần thoát khỏi số phận phải luôn luôn “chọn bên” để trở thành một nước trung lập, tôn trọng các quyền của Trung quốc và tất cả các nước khác, tạm thời gác chủ quyền sang một bên, đẩy việc tranh chấp cho các nước lớn, để có thể tập trung vào việc phát triển kinh tế làm giàu đất nước.

Tuy nhiên để lựa chọn này trở thành hiện thực, cần có 4 hành động
-   Tập trung quyền lực thoát khỏi sự chia rẽ về đường lối như hiện nay
-   Liên minh với các nước nhỏ trong khu vực có chung vấn đề hoặc có thiện cảm. Cụ thể là Philippines, Israel.
-   Hòa hoãn với Trung quốc.
-   Tạo được sức mạnh thực sự trên Biển Đông để có lợi thế đàm phán

Điều kiện thứ nhất, tác giả không dám bàn luận, chỉ có một niềm tin là “thời thế tạo anh hùng”, khi đất nước ta lâm nguy, sẽ có những bậc kỳ tài xuất hiện.

Nếu có điều thứ nhất, việc thứ hai khá dễ, có thể làm được ngay, chỉ cần có một nhà ngoại giao tốt.

Việc thứ ba khó hơn. Nhưng chúng ta đã có hàng ngàn năm kinh nghiệm “vuốt ve” các Hoàng đế. Cần một bậc trí giả thông thạo tiếng Hoa và lịch sử, đàm đạo múa bút để không làm tình hình căng thẳng thêm.

Việc thứ tư cực khó. Vì ngay bây giờ, TQ và các bên đã kết luận là Vietnam khó có thể có hành động chống đối đáng kể nào nên chắc họ sẽ đàm phán với một thái độ hết sức bề trên và tôn trọng quyền lợi của họ chứ ko phải của chúng ta. Cần  phải nhanh chóng xây dựng một học thuyết về quân sự trên biển làm cho bất cứ một cường quốc nào cũng phải e dè.

9. Hải quân nhân dân

Trong lịch sử, Việt nam hầu như chưa bao giờ có sức mạnh trên biển. Các trận thủy chiến lớn đều diễn ra trên sông. Bạch Đằng, hay Rạch gầm-Xoài mút. Năm 1946, đô đốc Argenlieu mời Hồ Chí Minh thăm hạm đội Pháp tại vịnh Hạ long, để diễu võ dương oai, dọa Cụ nên nhượng bộ Pháp. Xem chán chê xong, Cụ buông một câu: “tàu các ông to thế này chắc không đi lọt sông của chúng tôi”.

Vậy thì học thuyết quân sự trên Biển của Việt nam không thể dựa trên tàu ngầm và tên lửa. Mặc dù những năm gần đây VN đã tích cực đầu tư xây dựng một hạm đội mạnh, nhưng đó chỉ là so với những nước không bao giờ đánh nhau như Thái lan. Còn đối đấu với Mỹ, Nhật và thậm chí cả Trung quốc, Việt nam không thể là đối thủ. Chưa kể, đầu tư hải quân là cực kỳ tốn kém, và việc chạy đua vũ trang sẽ gây kiệt quệ cho đất nước.

Nếu cuộc chiến trên biển xảy ra, chúng ta phải tìm mọi cách đưa nó lên bờ, nơi mà bất cứ kẻ thù nào cũng hiểu rằng rất khó xơi được Việt nam.

Làm thế nào?

Quay lại phần hai ở trên. Chúng ta đang giả thiết, các cường quốc tranh chấp để bảo đảm thông thương cho hàng hóa của họ. Và đây chính là điểm yếu. Không một quốc gia nào có đủ tàu chiến để hộ tống cho tất cả các tàu hàng được, nhất là ở tuyến đường tấp nập như Biển Đông.

Như vậy nếu chiến tranh trên biển xảy ra, đối tượng tác chiến của hải quân nhân dân VN sẽ là các tàu vận tải chứ không phải tàu chiến hiện đại của đối phương.

Thế kỷ thứ 13, mặc dù thua Ô mã nhi, Trần Khánh Dư vẫn dễ dàng đốt được đoàn quân lương của Triệu Hổ làm suy yếu đáng kể ý chí xâm lược của quân Nguyên.

Gần đây, một lực lượng rất nhỏ “hải tặc” của Somali với vũ khí cực kỳ đơn giản đã làm gián đoạn vận chuyển trên biển Aden từ 2005-2009 bất chấp sự nỗ lực của hải quân Mỹ, Nato, Nga, TQ, Nhật, Hàn….
Riêng trong năm 2009, hải tặc đã bắt giữ 219 con tàu lớn nhỏ trong hoàn cảnh sự có mặt dày đặc của các phương tiện hải quân hiện đại nhất trên thế giới.

https://scontent-b-sea.xx.fbcdn.net/hphotos-xfp1/t1.0-9/s720x720/10518689_10202448925653052_2444217738566582602_n.jpg

Tình hình cướp biển ở Vịnh Aden năm 2008

Nhìn hai bức ảnh dưới đây ta sẽ hiểu ngay thế nào là một cuộc chiến tranh phi đối xứng trên Biển và 2 xuồng máy bé tí có thể khống chế một con tàu chở dầu khổng lồ.

https://scontent-b-sea.xx.fbcdn.net/hphotos-xap1/t1.0-9/156016_10202448926453072_2522664363573972905_n.jpg

Trang bị của cướp biển rất thô sơ

https://scontent-a-sea.xx.fbcdn.net/hphotos-xap1/v/t1.0-9/10574275_10202448926893083_5988361890269725805_n.jpg?oh=b14418fc7dbbd2c18bee3d9d52340f61&oe=545D987C

Nhưng vẫn khống chế được tàu dầu to gấp nhiều lần

Cuộc chiến cướp biển này gợi ý cho chúng ta rất nhiều. Đương nhiên chúng ta không định làm cướp biển. Nhưng nếu bị gây chiến, VN phải biết cách sử dụng sức mạnh sở trường của mình. Chiến tranh nhân dân, có thể định nghĩa đơn giản là kẻ thù không có cách nào phân biệt được đâu là dân thường đâu là lực lượng vũ trang. Quan điểm chiến tranh nhân dân đã giúp cho Củ chi tồn tại ngay sát nách Sài gòn, đã xây dựng hệ thống đường mòn HCM đến tận Bù gia mập.

Tổ chức chiến tranh nhân dân trên biển, như vậy sẽ phải dựa vào những lực lượng ngư dân được huấn luyện, sử dụng những tàu đánh cá có trang bị vũ khí nhẹ, hàng ngày sẽ đánh cá, nhưng khi cần có thể biến thành các tàu tấn công. Mục tiêu là uy hiếp các tàu vận tải vốn không được vũ trang. Gặp các tàu quân sự là sẵn sàng bỏ vũ khí để trở thành tàu cá.
Nên nhớ hiện tại chúng ta đã có hơn 100,000 tàu cá.

Thách thức lớn nhất của tổ chức hạm đội kiểu này là xây dựng mạng lưới thông tin liên lạc rẻ tiền, định vị và hợp đồng tác chiến không qua GPS (vốn rất dễ bị đối phương vô hiệu hóa)
Thách thức thứ hai là xây dựng các cơ sở tiếp dầu và lương thực, bảo đảm có thể hoạt động dài ngày.

Con người chúng ta sẵn có. Lòng yêu nước và dũng cảm có thừa. Đóng tàu cá đi xa không phải là quá khó. Ngay bây giờ với các phương tiện vô cùng nghèo nàn, ngư dân ta vẫn có thể tiếp cận được vùng biển Philippines. Các thách thức trên nếu được đầu tư đúng mức, sẽ có thể giải quyết trong vòng 5 năm tới từ tiết kiệm mua các thiết bị quân sự hiện đại từ các tay “lái súng” đang ra sức vắt kiệt chúng ta.

Kết luận

Biển Đông đang là vũ đài của một cuộc tranh chấp quốc tế lớn chưa từng có. Dù gì thì gì, ván cờ này chắc chắn sẽ còn kéo dài trong nhiều thập kỷ tới. Nhưng khó có thể dẫn tới xung đột quân sự.
Nếu chúng ta bảo đảm được  nguyên tắc “không đánh cờ, không mách nước, không phá rối, chỉ bán nước, café cho người chơi cờ” tôi tin rằng đây là cơ hội cực lớn để Việt nam có thể vẫn thừa nhận một mối quan hệ lịch sử lâu bền với Trung quốc mà vẫn “thoát” được về mặt kinh tế, đi theo con đường của mấy đại ca Đài loan, Hàn quốc, Nhật bản.  


15 nhận xét:

Nặc danh nói...

Theo tôi VN chẳng phải bắt buộc phải chọn 1trong 3 lựa chọn ấy nó cứ như là "một thanh đoản đao, một dải lụa đào hoặc một bầu độc dược" vậy. Và giải pháp bán café cóc tại gia cho mấy tên đang lắm le cướp nhà mình không phải là khôn,dù tôi tán thành một ý trong giải pháp ấy là chớ đem quyền lợi của cả dân tộc đi phục vụ cho bất kỳ ai.cái ta nên theo duy nhất là lợi ích của dân tộc và đất nước ta.thoát trung không có nghĩa là đoạn trung,càng không có nghĩa là phản trung,đối,hãy xem cái cách hành xử của người Myanmar, của người Ai Cập khi Nga đang là đồng minh số một thì đùng một cái họ yêu cầu nga rút sạch người và của trong vòng mấy ngày để Mỹ vào thế chỗ đến giờ, của người Pakistan khi cả Mỹ và TQ đều là đồng minh số một và khi họ dọa cắt quan hệ vì Mỹ dám giết nguồn tài nguyên Bin laden của họ.

NH nói...

Bài tham khảo cũng đáng đọc. Đấy là một cách nhìn nhận. Nhưng tiếc rằng không rõ tác giả bài viết.

Nặc danh nói...

Đây là lúc VN và đặc biệt là ngành ngoại giao VN chứng tỏ đẳng cấp ngoại giao của mình trước TG. VN đã từng tự hào thắng lợi vang dội tại hòa đàm Paris thì không lẽ nào lại bế tắc trong ngoại giao hiện nay. Một nhà thơ Cộng sản VN đã viết:
Nếu ai đó trên đời, em ơi, còn mơ hồ thiện ác,
Chẳng bao giờ ta đổi khác niềm tin,
Chẳng bao giờ hạnh phúc lại phải cầu xin,
Tự do lại phải cúi đầu quỳ gối.
Có thể, đôi lần mắt ta lạc lối.
Sẽ là sai lầm nếu VN liên minh quân sự với 1 quốc gia để chống 1 quốc gia khác. Dù ở thể chế nào đi chăng nữa, VN cũng không làm được điều đó. Đó thực sự là tai họa cho dân tộc VN.

Nặc danh nói...

Nhưng liên minh với nước khác để bảo vệ nước mình khỏi bị nước khác nữa xâm lăng.Tại sao không?
liên minh luôn đổi thay vần vũ để phục vụ tối ưu ,theo sự vần vũ đổi thay các thế lực lớn trong thiên hạ,cái lợi ích của ta,thì không thay đổi liên minh mới là ngu ,mới,là tự sát.

Nặc danh nói...

Thưa bác ND 17:33,bác nêu 3 trường hợp cụ thể của miến Điện,Ai Cập,Pakistan,quả thật là mỗi nc một kiểu,đều hiệu quả ít nhiều hoặc rất nhiều,nhưng đều có mẫu số chung là dĩ cái bất biến tức tối ưu hoá cái quyền lợi của dân họ, nước họ mà ứng vạn biến tức môi trường thế giới thay đời xoành xoạch,và sở dĩ 3 nc ni mần đc như ri là vì họ có vốn rất lớn là cái thế Địa-Lịch Sử-Chính Trị của nước họ.Nước ta cũng có từ bằng đến hơn cái thế Địa-Lịch Sử-Chính Trị nớ,nhưng Lãnh Đạo ta tự tìm đủ thứ dây nhợ,gông cùm về trói mình,tâm lý dân tộc ta thì thích ngồi nớ than thở số mình chi xấu, kẻ thù mình chi ác,thay vì khai thác vốn trới cho của mình như.3 anh chàng trên.
Tôi thấy bác ND 17:33 cũng như tác giả Ván Cờ Biển Đông cứ nói lòng vòng.Còn tôi,phong cách lính trỗi,tôi nói thẳng,ngắn gọn là chỉ có kịch bản Miến Điện là hợp nhất,tốt nhất cho VN ta lúaic ni. Rất mong bác "phản biện" cho tôi biết liệu tôi có bị thế lực thù địch nham hiếm nào nớ tác động k?liệu tôi có suy thoái đạo đức mà ăn nói bậy bạ k?

Nặc danh nói...

Ông Nặc danh 08:05 Ngày 18/8/14: Cái còm của ông quá ngắn nên tôi không thọ giáo được cái khôn và cái ngu mà ông đã nói ở đây. Có vẻ ông đọc nhiều sách Tàu nên lối hành văn đậm chất quân tử Hán. Xin hỏi ông trong "Tam quốc chí" có 3 nước tranh hùng và liên minh để chống nhau,song, tại sao nước Thục không bao giờ liên minh với nước Ngụy?
Năm 1990, vì quá hoảng hốt trước sự sụp đổ tan rã của các nước XHCN mà ĐCSVN có Hội nghị Thành Đô với TQ. Ngày nay, cũng do hoảng sợ trước TQ mà cũng có bước đi tương tự với cựu thù. Hình ảnh VN có đẹp đẽ nên chăng trước TG? Một nước từng có quan hệ "môi-răng" với TQ coi Hoa Kì là kẻ thù thì ngày nay lại khúm núm cầu xin họ viện trợ, bảo vệ mình trước hiểm họa TQ. Những hào quang trước đây của VN sẽ chỉ là huyền thoại, tan biến đi không để lại 1 chút gì ngoài sự khó hiểu cho thế hệ trẻ.
TG đã thay đổi. Liên bang Nga và TQ sớm muộn gì cũng tiến tới là đồng minh quân sự của nhau. VN liên minh với Hoa Kì, VN sẽ đối đầu với cả anh cả và anh hai của mình trước đây. Họ sẽ không bán vũ khí cho VN nữa. VN sẽ ngã vào vòng tay của Hoa Kì để có viện trợ, để có vũ khí chống lại liên minh trên. Hoa Kì là nước hưởng lợi nhiều nhất ở đây. Đó là cơ hội "ngàn năm một thưở" biến VN thành tên lính xung kích, thành tiền đồn căn cứ quân sự của Mĩ sát nách TQ. Đây là cái lợi quá lớn tự dưng mà có của Hoa Kì. Trớ trêu thay, trước đây VN đánh Mĩ là cho cả Liên Xô và TQ (Lời của anh Ba vĩ đại) thì ngày nay, VN lại trở cờ đánh Nga và TQ cho kẻ cựu thù!
Nếu bình tĩnh xem xét ta thấy rằng sức mạnh của TQ đối với VN là khủng khiếp. VN chỉ đủ sức kháng cự yếu ớt trong 1 thời gian ngắn ngủi mà thôi. Ngay Hoa Kì cũng lo sợ mối liên minh quân sự Nga và TQ. Hoa Kì sẽ bỏ rơi, bán thốc bán tháo đồng minh của mình vì quyền lợi của họ mà thôi. Khác với Phillipines ở giữa biển khơi, VN có địa lí liền đất, liền biển, liền trời với Trung Quốc. Họ tấn công ta quá dễ dàng. Hoa Kì đã cảnh báo mối nguy này cho VN. Còn rất nhiều lí do nữa tôi sẽ phân tích sau để chứng minh cái ngu của ai đó nếu đẩy dân tộc VN vào cuộc đối đầu khủng khiếp với TQ.

Nặc danh nói...

Nga và TQ lợi ích đối kháng,ng nga còn cho rằng Nga chứ k phải VN là mục tiêu xâm lăng đầu tiên của TQ, hai nc đã nhiều lần xung đột cấp quân đoàn,hiện TQ vẫn chơi trò tằm ăn lá dâu và từ 69 đến nay dã lấn của nga hàng ngàn km vuông.không hề ảo tưởng cộng đồng lý tường,thật ra chỉ có kẻ ngu mới nuôi ảo tưởng này,nga và TQ gần hoặc xa nhau chỉ vì quyền lợi của họ,nếu xem kỹ thì họ hứa liên minh hơn là liên minh thật sự,nào đã thấy LaDa,T-50,S-400,500 nào đâu,toàn trên miệng thậm chí trên giấy cũng chưa có.Giỏi lắm thì họ lập đc một thứ liên minh"mạt cưa mướp đắng" mà thôi!
VN dứt khoát cần liên minh để bảo vệ đất nước một khi TQ đã ra mặt thôn tinh ta,đã tự lột cái mặt nạ anh em đồng chí 16 chữ ma quỷ và 4 ác độc.Sau HD981,đừng hòng chơi trò vừa đánh vừa trói tay nạn nhân
Nghe ông ND 10:31 18.8 nói cứ y như Đại Hán thứ thiệt(k phải nhũng ng bạn TQ dễ thương như chị em họ Mã hay CCQ của chúng ta) bảo là chớ có chọi với sức mạnh "khủng khiếp " của TQ,tôi sợ run như cầy sấy,ông lại bảo sẽ phân tich cho tôi thấy hậu quả "khủng khiếp" nếu dám đối đầu với TQ!
Xin thưa với ông:dân tôc VN bị TQ đại hán xâm lăng thì dứt khoát phải làm mọi cách để chống TQ đại hán xâm lăng.Trong lich sử chúng tôi đã hai mưởi lần có dư đập tan TQ xâm lăng,đa số những lần ấy với lưc lượng phía TQ còn "khủng khiệp" hơn nhiều lần theo tương quan thời ấy,so với cái thứ "khủng khiếp" hiện tại của ông! Đừng doạ VN chúng tôi.Đằng Giang Tự Cổ Huyết Do Hồng!
Dân tộc VN mắc lừa TQ đại hán hơn 25 năm nay rồi,chúng ta quyết không mắc lừa các người một lần nữa đâu.
Chào ông bạn "vàng 16 chữ vàng và 4tot" ND 10:30 18.8.lính Trỗi k5.

Nặc danh nói...

Chào ông ND 16:29 Ngày 18/08/14. VN là một cộng đồng gồm 54 dân tộc anh em. Ông không nên có tư tưởng độc quyền yêu nước, phán xét ai có ý kiến không giống như ông đều là ngụy. Nếu vậy, thì ông cũng chỉ là ngụy quân tử mà thôi. Ở VN đã làm sáng tỏ ngụy và ngụy quân tử.
Tôi tôn trọng lòng yêu nước của ông, những dẫn chứng lịch sử ông đưa ra để chứng minh cho luận điểm của ông. Chắc ông còn nhớ, lịch sử VN có những sai lầm phải trả bằng máu do quyết định sai lầm. Xô Viết Nghệ Tĩnh và cuộc khởi nghĩa Nam Kì bị dìm trong biển máu của thực dân Pháp. Bạo lực đâu phải là trò đùa! Máu người đâu phải là nước lã. Gần đây, tôi đọc được 1 ý kiến chỉ trích sai lầm của VN trong việc đưa quân sang Campuchia (ý kiến ở ngay trang blog này. Hiển nhiên, nếu bị xâm lược thì VN phải chống xâm lược. Nhưng chống bằng cách nào? Ông thấy đấy, cuộc kháng chiến chống Pháp & Mĩ, VN có giành thắng lợi được không nếu không có sự viện trợ vũ khí của phe XHCN? Cả thời kì này, VN nhận nguồn viện trợ dồi dào của phe XHCN. Một tướng của VN nói rằng: "Trong chiến dịch HCM, ta đủ đạn để bắn cho quân ngụy sợ đến 3 đời". Của chùa mà! Bây giờ đến lúc ta phải móc tiền túi ra mua vũ khí để cho kịp TQ. Số vũ khí này quá ít ỏi. Nếu cuộc chiến xảy ra, VN sẽ bị mất hết những vũ khí này, như vậy là cụt vốn rồi!
Chơi với Mĩ, VN có đủ bản lĩnh và sự khôn ngoan để giữ chế độ của mình không? Hoa Kì đã nói giọng trịch thượng rằng: "Chừng nào nhân quyền được VN tôn trọng, chừng nào ở VN không còn tù nhân lương tâm thì mới có quan hệ thật sự tốt đẹp với VN". Sau nhân quyền, tù nhân lương tâm là cái gì nhỉ? Chắc chắn là đa nguyên, đa đảng, tự do dân chủ theo mô hình của Mĩ. Như vậy, "diễn biến hòa bình" chỉ là một khái niệm vô nghĩa, rỗng tuếch.
Điều cuối cùng tôi muốn nói là tôi lo sợ biến cố sẽ xảy ra nếu VN liên minh quân sự với Hoa Kì để chống TQ. Biến cố đó có thể do chính những người CS VN, hoặc do phe phái thân TQ, hoặc do chính Hoa Kì tiến hành để lập một thể chế mới thân Hoa Kì. Ông cũng nên biết rằng, tình hình nội bộ của VN rất phức tạp, đang có nhựng đợt sóng ngầm đó.

Nặc danh nói...

Xem lời lẽ căng thẳng của bác ND16:29,tôi mới để ý xem kỹ bài Ván Cờ... Xem xong tôi căn bản đồng ý với bác ND 16:29.Nhận xét của tôi là tác giả bài viết không phải là người VN,cũng không phải là học giả TQ cỡ ông Lý Lệnh Hoa,mà phải là một người có quan điểm đại hán cỡ La viện, che đậy cũng chả được khéo léo lắm.Bằng chứng:
1.Mào đầu, tác giả đã nêu một công thức,theo đó,VN Sẽ giàu mạnh như Nhật bản,Hàn Quốc nếu trong vấn đề Biển Đông của VN mà TQ đang cưỡng chiếm bằng vũ lực,ta"không đánh cờ,không mách nước,không phá rối,chỉ BÁn Nước,bán cà phê" .đi cướp nước của người ta mà lại bảo ng ta không được chống lại,khộng được liên minh,chỉ được phục vụ TQ mấy chuyện nho nhỏ để họ rảnh tay đấu với Mỹ,Nhật.Đây chính là nội dung của cái lệnh"4khoong được" mà sứ giặc Dương Khiết Trì và Hoàn cầu báo đã hỗn xược áp cho BLĐ VN.
2 tác giả mặc nhiên coi biển đông là nơi vô chủ,ai nhảy vào xí chiếm mặc sức,mạnh được yếu thua,chứ chẳng hề có chuyện TQ bất chấp luật lệ quốc tế,lấy thịt đè người,cưỡng chiếm ít nhât là 80% biển đông của 5 nước đông nam á,đe doạ tự do hàng không hàng hải quốc tế tai biển đông
3 tác giả công khai mục đích bá quyền ,độc quyền khống chế Biển Đông(BĐ) đè đầu Mỹ,Nhật và các dân tộc trong vùng,thậm chí chẳng thèm viện đến cái lý do chính thức TQ vẫn viện,là lấy lại "lãnh thổ lịch sử" của họ
4 tác giả cực kỳ khinh miệt nước VN và Dân tộc VN,mục hạ vô nhân,coi VN chẳng là cái quái gì,chẳng xứng là đối thủ của TQ trong suốt lịch sử,cũng làm như hoặc vờ như chẳng biêt có Bạch Đằng,Đống Đa,Chi Lặng,Như Nguyệt,Đông Bộ Đầu,chúc Động,Động tốt...ở trên đời này
5 trong thì hiện đại,tác giả dành cho VN những lời khuyên đặc biệt"chí lý chí tình" mà người VN chân chính nào cũng phải cười ruồi,khinh bỉ và bác bỏ,ví dụ lặp lại nguyên văn cái lệnh 4 koong trứ danh của Hoàn Cầu Báo(phải theo TQ,không đc liên minh,không đc coi thường TQ,không được kiện TQ...)'hoặc dạy VN đừng dại đầu tư váo tàu ngầm,tên lửa chống hạm,chỉ cần xuồng chiến đấu là đủ(nghe quen quen hệt cái giọng ông cha họ khuyên ông cha mình:chớ phat động chiến tranh giải phóng miền nam,đánh đến quy mô trung đội thôi,phhari dánh Mỹ đến ng VN cuối cùng.v.v...)
6 điều cuối cùng toi muốn nói ở đây là tôi rất buồn phiền BL5,trang web mà tôi tin yêu,coi như của mình bấy lâu nay,từng có nhiều bài sắc sảo uyên thâm,thấm đẫm tinh thần yêu nước và tính học thuât,đi vào lòng ae k5 và ae trường Trỗi,một loại công chúng không tầm thường dễ dãi.thế nhưng gần đây BL5 đăng bài của đại sứ giặc trước,ae có ý kiến,BL5 mới đăng bài của thứ trưởng trần Quang Cơ,và nay lại đăng một bài sặc mùi đại hán.Có thể để rộng đường dư luận,nhưng không gian mạng thiếu gì bài chât lượng học thuật cao hơn,quan điểm khách quan và đa dạng hơn, việc gì phải đưa cái thứ bài này vào BL5 của chúng ta?

Nặc danh nói...

@ ND 19:52 Tôi trọng thị những ý kiến 1-5 của Bạn và rất tâm đắc, cho dù nếu có dịp tranh luận đến ngã ngũ vấn đề thì cũng chỉ giúp chúng ta bớt bức xúc trước tình hình đất nước hiện nay mà thôi. Thống nhất với bạn, cần cảnh giác trước những mưu quỷ lừa mị tinh vi của giặc TQ ( Dương Đông kích Tây là một trong 36 chước quỷ đấy). Tôi cũng như nhiều bạn, rất nghi ngờ về dã tâm của tác giả bài "Ván cờ..." đặc biệt khi thấy nó khuyên ta hãy là kẻ ngồi ngoài, bán Cafe cho bọn chúng trong cuộc cờ mà vận mệnh Dân tộc ta bị đe dọa, lòng tự hào dân tộc của chúng ta bị xúc pham. Cảnh giác, cảnh giác với bọn Tầu là không bao giờ thừa.
Còn như ý kiến 6, sự buồn phiền của bạn, tôi thấy bạn vốn nhậy cảm nên có thể đã đi quá xa. BL5 và cụ thể là Ban biên tập họ đã rất cố gắng cho bạn đọc cách nhìn đa chiều, khách quan. Không gò ép bạn nhưng sự định hướng chính là tin vào "tính cách" Trỗi của BẠN TRỖI nên bài vở có thể mở. Theo tôi, BL5 hay nhất, hấp dẫn nhất chính là khi được đọc phần các Comment của bạn đọc. Các quân sư Trỗi thật sự cao kiến, tài ba và thông thái. ( TĐ-K9 )

tranbachai nói...

Hóng chuyện các bác em thấy hơi hơi buồn.

9/10 lời tranh biện không dám lộ mặt của mình. 1/10 duy nhất dám làm việc đó lại là bác TĐ-K9 mà ai cũng biết chỉ là bạn lính Trỗi chứ không học Trỗi.

Có thể rút ra kết luận gì về cái gọi là "phong cách lính Trỗi"?

Ký tên 3Chai K5.

NH nói...

Theo dõi và đọc kỹ các Comm của lính Trỗi tôi cũng thấy 3 Chai K5 có nhận xét chuẩn. Nhưng thôi các bác ạ, ai cũng có cái KIMCO trên đầu, sợ hết cái này đến cái kia nên cứ chơi cái ND cho lành. Có những bài tâm đắc và đồng quan điểm thì lại khó tìm Tác Giả. Có những bài thơ có tính thời sự cần gửi đăng lại sợ chạm đến "vùng chính trị nhạy cảm" phiền phức. Đành viết mấy vần trăng, hoa, cây cỏ, ca ngợi đảng quang vinh, ca ngợi đất nước giầu đẹp như người ta cho lành tính.

Nặc danh nói...

Bác NH nói tớ ưng cái bụng ở cái ý KimCo,nhưng chỉ cần chút ít hiểu biết về IT thì có thể biết ngay ai là người còm, ND chỉ bịt mắt đc tớ,NH và ông bạn 3 chai(chắ rõ 3chai wisky,3chai cô nhắc, 3chai làng vân hay 3chai mao đài đây) chưa chắc đã qua mắt đc BBT BL5,nói gì đến các bậc tai mắt khác
BL5thu hút vì nó là tổ chức dân sự, tức là của những người tự do chẳng theo chỉ đạo định hướng của ai,nếu không thể, BL5 đã là chi nhánh của báo Nhân Dân

Nặc danh nói...

Nếu bác ND 21:34 22.8 nói"chẳng theo chỉ đạo định hướng của ai ngoài lương tâm và tri thức của mình"thì tớ tán thành

Nặc danh nói...

Theo bọ tính cách trỗi thể hiện ở chỗ ngang tàng, thấy đúng,sai là nói, nỏ sợ thằng nào, COCC mà. Nặc danh hay hữu danh chẳng thành vấn đề, có ND cũng chỉ để nay mai k5 ngồi cụng ly với nhau cho vui,không hắt rượu vào mặt nhau,thế thôi. Còn vụ kim cô kim cậu gì đấy thì... nhảm nhí,bọ thừa biết là có những kẻ âm thầm lên núp bóng đêm lên danh sách, lập sổ đỏ sổ den,mấy thằng nhãi ranh,xếp của nó đều là đều là bạn bè, đàn em,thậm chị con cháu của lính trôi đấy.