Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

Điều gì sẽ xảy ra nếu Scotland tách khỏi Vương quốc Anh?


Thứ 4, 20:20, 17/09/2014

VOV.VN -Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, việc Scotland tách khỏi Vương quốc Anh sẽ gây ra tác động tiêu cực.
Ngày mai (18/9), cử tri Scotland sẽ bước vào một cuộc trưng cầu ý dân quan trọng, quyết định nền độc lập của họ sau hơn 300 năm gắn bó với Vương quốc Anh. Kết quả các cuộc thăm dò dư luận mới nhất đều cho thấy sự bám đuổi sát nút giữa hai xu thế, song tỷ lệ cử tri lưỡng lự lại khá cao. Trong bối cảnh này, kinh tế được xem là yếu tố mang tính quyết định khi đây sẽ là lĩnh vực chịu tác động đầu tiên nếu Scotland tuyên bố độc lập.
Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, việc Scotland tách khỏi Vương quốc Anh sẽ gây ra tác động tiêu cực, xen lẫn bất ổn trong quá trình chuyển đổi hệ thống tiền tệ, tài chính và cả nền kinh tế. Một cấu trúc khác biệt về kinh tế đòi hỏi Scotland phải có một loại tiền tệ riêng, độc lập hoàn toàn.
Người Scotland biểu tình ủng hộ độc lập ở Edinburgh - Ảnh: Reuters
Nhưng nền kinh tế Scotland sẽ đối mặt với nguy cơ suy thoái nghiêm trọng khi đồng tiền riêng quá yếu, không đủ sức cạnh tranh trên thị trường, dẫn đến thất thu trong nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn, đặc biệt là dầu khí. Trong khi đó, Scotland lại không thể sử dụng đồng bảng Anh do Chính phủ Anh đã bác bỏ khả năng này nếu Scotland tách khỏi. Đồng tiền chung châu Âu lại càng không khi nước này chưa có đồng tiền riêng đủ mạnh.
Tỷ lệ thất nghiệp tăng không còn là dự báo viển vông, khi các tập đoàn lớn quyết định rút vốn hoặc chuyển hướng hoạt động. Ngay trước khi diễn ra cuộc trưng cầu ý dân, một số đại gia ngân hàng như Lloyds, Ngân hàng hoàng gia Scotland đã rục rịch chuyển đại bản doanh đến London, phòng khi Scotland tuyên bố độc lập. Chỉ riêng việc này thôi cũng đủ cho thấy, nền kinh tế Scotland sẽ bị thiệt hại như thế nào.
Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, việc tách khỏi Vương quốc Anh sẽ mang lại cơ hội lớn cho người Scotland khi có thể tự kiểm soát nền kinh tế của mình, cũng như sẽ sử dụng các tiềm năng kinh tế một cách hiệu quả nhất. Và cái được lớn nhất đó lớn nhất là nền độc lập và sự tự chủ.  
Một người dân Scotland nói: “Tôi cho rằng, đây là một cơ hội tốt. Các bạn hãy nhìn vào những chỉ số kinh tế của Scotland, đóng góp thuế đầu người của chúng ta cao hơn so với phần còn lại của Vương quốc Anh, tổng sản phẩm quốc nội cũng cao hơn. Đây là một quốc gia giàu có song vấn đề là sự giàu có này lại không được sử dụng một cách tốt nhất cho nền kinh tế, giới doanh nghiệp và người dân Scotland. Độc lập sẽ mang lại cho chúng ta cơ hội kiểm soát vấn đề này, cũng như phát triển mọi tiềm  năng của nền kinh tế”.
Cuộc trưng cầu ý dân ngày mai sẽ là một ngã rẽ quan trọng đối với người dân Scotland. Không giống như một cuộc tổng tuyển cử khi họ có thể thay đổi quyết định sau vài năm, sự kiện  ngày mai sẽ quyết định tương lai của Scotland trong rất nhiều năm sau  nữa.
Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là sau ngày mai, Scotland sẽ không còn là một Scotland như hiện nay nữa./.
Thu Hoài/VOV-Trung tâm Tin

Hy vọng các bạn đã biết thêm vài điều thú vị! 

thay đổi nội dung bởi: cerealkiller, 26-02-2012 lúc 14:01 Lý do: sửa hotlinks

2 nhận xét:

Nặc danh nói...

Tại sao nước Anh (England) cũng được gọi là UK hoặc Britain?? Cách nào là cách gọi đúng?? Có điều gì khác biệt giữa các cách gọi này không?

Từ 'England' thường được dùng một cách sai lầm để nói đến toàn thể Vương quốc Anh-the United Kingdom hay toàn thể đảo Great Britain hoặc cả quần đảo Anh-the British Isles. Điều này không chỉ sai, mà còn có thể gây khó chịu cho những người ở các nước nhỏ nằm trong Vương quốc Anh.

Thường có nhầm lẫn này là vì nước Anh (England) là nước lớn nhất trong Vương quốc Anh, chiếm 84% dân số

England/Britain (nước Anh)



Cờ của nước Anh (England)



Scotland



Cờ của Scotland



Wales (xứ Wales)



Cờ của xứ Wales




The United Kingdom (Vương quốc Anh)



Cờ của Vương quốc Anh



Great Britain (đảo Anh)





The British Isles (Quần đảo Anh)





Cái tên Vương quốc Anh là tên gọi cho một khối thống nhất nhưng trong quá khứ đã từng là bốn nước hoàn toàn tách biệt: England, Scotland, Wales và Ireland (dù rằng phần lớn Ireland đã trở thành 1 nước độc lập, lấy tên là Republic of Ireland - Cộng hòa Ireland và chỉ còn Northern Ireland-Bắc Ireland là còn là 1 phần của Vương quốc Anh)

Tên đầy đủ và chính thức của 'nước Anh' là "United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland" (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland)

Lá cờ của Vương quốc Anh (UK) cũng có lịch sử rất kỳ lạ. Bởi Vương quốc Anh là khối thống nhất của 4 đất nước, với mỗi đất nước có lịch sử, văn hóa và lá cờ riêng, lá cờ của UK là sự kết hợp cờ của 3 nước: Anh, Scotland và Ireland. Wales lúc đấy còn là 1 xứ sở, lãnh địa (Principality) nên cờ của Wales không được đưa vào cờ chung của Vương quốc Anh.



Lá cờ này được gọi là Union Flag hay còn được gọi là Union Jack. Tên Union Jack cũng đã chính thức được chấp thuận là tên thứ 2 của lá cờ bởi Bộ Hải quân và Quốc hội vào đầu thế kỷ 20. Từ 'jack' ở đây nói đến lá cờ được treo ở mũi thuyền, thường để xác định quốc tịch của tàu.

Sau khi Ireland tách 1 phần ra khỏi Vương quốc Anh thì lá cờ của Ireland cũng thay đổi, nhưng cờ của Vương quốc Anh vẫn được giữ nguyên.




Chuyện những lá cờ này cũng là lý do vì sao xem các trận bóng đá trong các giải ở Châu Âu, bạn chỉ thấy lá cờ trắng chữ thập đỏ của Anh mà không thấy lá cờ Union Jack của Vương quốc Anh

Nặc danh nói...

Dường như xu hướng từng khu vực ,từng lãnh thổ thông qua trưng cầu ý dân bằng bỏ phiếu để tách ra thành 1 quốc gia có chủ quyền, độc lập sẽ tạo ra 1 trật tự mới của thế giới!
Thanh Trần