Gặp “nụ hôn” cùa cô y tá giầu nhân văn trong chuyện
chiến trường của Việt Dũng, tôi lại nhớ kỷ niệm không thể nào quên ở Trường Sa.
Tháng tư năm 1996, Tổng cục Chính trị cử một đoàn cán
bộ do Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp, Phó Chủ nhiệm TCCT dẫn đầu, ra thăm Trường Sa.
Cuộc xâm lăng của TQ năm 1988 đã qua lâu rồi nhưng khói súng vẫn chưa tan trên mặt sóng biển Đông. Khi tầu chúng tôi
đi qua vùng Gạc Ma, 2 tầu chiến TQ lỳ lợm chạy song song một đoạn khá dài.
Ngày
ấy, Trường Sa còn đơn sơ lắm. Cuộc sống tinh thần, vật chất đều thiếu thốn. Nhà
cửa tuềnh toàng. Xung quanh các đảo đều chưa được kè, không tường chắn sóng,
mỗi khi giông tố, cả đảo chìm trong nước. Lính ướt như chuột lột. Cả năm, chỉ
có tháng tư là biển có nhiều ngày êm. Đó cũng là thời gian có những chuyến
khách từ đất liền ra, mang theo nước ngọt, lương thực thực phẩm và báo chí, thư từ… Lính Trường Sa rất trẻ nhưng nom già
dặn nhờ ngâm nước mặn và phơi nắng! Cái thiếu thốn nhất, và do đó khát khao
nhất, với họ, hóa ra không phải cơm áo mà lại là… mái tóc dài!
Nhớ lúc cập đảo Núi Le. Tầu đỗ từ xa, lính đảo dùng
xuồng chở khách vào đảo. Còn cách chân sóng chừng trăm mét thì đáy xuồng chạm
rạn san hô. Khách phải nhẩy xuống lội bộ. Cô phóng viên trẻ và trắng trẻo báo
Phụ nữ VN không có kinh nghiệm, bị san hô xé ống quần tới tận gần mông. Nước
biển trong vắt, như hiểu tâm lý chủ nhân, nhè nhẹ vỗ, đẩy giải lụa đen bồng
bềnh…Sau này la cà với lính mới biết họ thầm lặng đặt cho hiện tượng hiếm có nọ
mỹ danh cực kỳ lãng mạn: “Một thoáng quê hương”!
Lại nhớ lần ghé đảo An Bang, hòn đảo phía Nam cuối
cùng của hơn một trăm hòn đảo Trường Sa, hòn đảo rộng nhưng không có nước ngọt
và muổi nhiều như trấu, hòn đảo có cái tên khủng bố: “Lò Vôi”, tôi lặng người
trước niềm vui vỡ òa khi văn công lên đảo. Điều kỳ lạ là, dù trong trường hợp
nào lính cúng có ý thức tổ chức: Cánh lính trẻ nhường các em văn công cho cán
bộ dìu vào bờ, còn mình nhận đỡ mấy cụ, mấy ông. Có một anh chàng thiếu úy,
nhân lúc em trượt chân, với đôi tay khôn khéo, đã bồng phắt lên, bước theo hình sin,
đưa vào bờ an toàn. Giá như lúc ấy có máy ảnh kỹ thuật số như bây giờ, tôi đã
mở cho anh cán bộ trẻ xem.
Tôi tận dụng tối đa thời gian, la cà với anh em giữ đảo
suốt thời gian quí báu. Có một sự thật khiến tôi ngạc nhiên thích thú là đầu
chỗ nằm cùa cán bộ chiến sỹ thường có tranh ảnh con gái, cả Ta và Tây. Ảnh nào
cũng đẹp đã đành, nhưng kỳ lạ là các cô gái trong ảnh thường bị …bợt môi, thậm
chí xước môi! Tôi không khó để phát hiện bản chất của hiện tượng này, nhưng
muốn thử xem lính nhà mình có gan “công khai-minh bạch” không, liền hỏi thẳng.
Kết quả là: dám trả lời rõ ràng chỉ khoáng 0,2 %, còn phần lớn là đỏ mặt, đánh
trống lảng.
Trên đường, tôi đã kể chuyện này cho Thượng tướng Đặng
Vũ Hiệp nghe. Ông lặng người đi, mắt rớm nước. Chắc là ông đang nhớ tới người
em liệt sỹ mà đến lúc đó gia đình vẫn chưa tìm ra hài cốt!
Tp Hồ Chí
Minh, ngày 7-12-2014
K.T.
5 nhận xét:
Chuyện thời bình mà cũng cảm động quá. Thật cảm thông với những người lính trẻ. Chúng tớ cũng đã có thời như các bạn.
Câu chuyên xúc động. Lính thời nào cũng là LÍNH. Cám ơn tác giả và Báo Liếp đã chuyển tải thông tin.
Kháng Tường là bút danh của thầy Phạm Đình Trọng (không phải tay Trọng 'dân chủ' nhé) dạy văn ở trường Trỗi, sau đi chiến trường làm báo mặt trận và cuối cùng về báo QĐND.
Tôi được biết K3 cũng có anh Khánh Tường thỉnh thoảng đăng bài viết. Vậy làm sao cho khỏi nhầm lẫn tác giả trùng tên ?
Làm sao ư? Khó. Bút danh của thầy bắt chết cũng hàng chục năm viết báo. Nhưng cứ hỏi BBT thì ra, chí ít là với Báo liếp.
Đăng nhận xét