Thứ Sáu, 6 tháng 2, 2015

Vụ thảm sát Katyn – đâu là nguyên nhân?



Ngọc Phương (NuocNga.net)


(Tiếp theo)

3. Hiệp ước Đức – Balan năm 1934.

Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.
Józef Beck (4 tháng Mười năm 1894 – 5 tháng Sáu năm 1944)


Sự kiện quan trọng nhất trong câu chuyện của chúng ta có lẽ là việc Hít-le và Đảng quốc xã của y lên cầm quyền. Ngày 30 tháng Giêng năm 1933, Hít-le trở thành Thủ tướng nước Đức. Thời điểm đó Chính phủ của y chỉ có thêm hai đảng viên Đảng quốc xã là Goering và Frick Von Papen là phó Thủ tướng, ngoài ra còn có thêm Von Neurath giữ chức ngoại trưởng. Nhưng nhanh chóng Hít-le đã biến Chính phủ của mình thành Chính phủ độc tài, như chúng ta đã biết.

Thời gian này cũng là thời kỳ của các Hiệp ước an ninh tập thể, hâu như là thất bại, nhằm giảm đi cái vai trò vốn đã không mấy quan trọng của Hội quốc liên. Một trong những ví dụ điển hình là việc Mút-xô-li-ni hô hào ký “Hiệp ước tay tư” giữa ItaliaAnhPháp và Đức, chủ yếu là nhằm điều chỉnh lại bản đồ châu Âu đang bất lợi cho Italia và Đức. Nhưng vì sự quân phiệt hóa ngày càng rõ nét của hai nướcItalia và Đức, đồng thời các Chính phủ Tổng thống Dalalier (Pháp), Thủ tướng Mc Donald (Anh), thì có những lợi ích riêng lẻ khác không hòa đồng được. Giữa Pháp và Balan còn tồn tại Hiệp ước liên minh.



Ngày 19 tháng Mười năm 1934, Đức rút ra khỏi Hội quốc liên, đánh dấu bước đầu sự tan rã của tổ chức này.

Đôi điều về đại tá Beck. Ông sinh ngày 4 tháng Mười năm 1894 tại Vác-sa-va và chết ngày 5 tháng Sáu năm 1944 tại Stăneşti, Rumani. Là quân nhân, sau này là nhà ngoại giao kiêm chính khách, ông đã bỏ nhiều công sức trong việc đưa Balan có một mối quan hệ đối ngoại mềm dẻo giữa hai thế lực là Đức vàLiên Xô. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đại tá Beck là ủy viên Tổ chức quân sự Balan đượcPilsudski thành lập năm 1914. Trong năm 1924, ông đã hoạt động để Chính phủ của Pilsudski được thành lập có quyền lực trên thực tế. Trong các năm từ 1926 – 1930 Beck làm việc tại Bộ ngoại giaoBalan và từ năm 1930 đến 1932, là phó Thủ tướng Balan, kiêm bộ trưởng Ngoại giao từ tháng Mười một năm 1932 và giữ cương vị quan trọng đó trong Chính phủ Balan đến tận khi Chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ. Ở Bộ ngoại giao, ông ta thay chân cho cựu bộ trưởng Zaleski, một người thích các biện pháp phi dân chủ. Tuy nhiên, Beck lại luôn ngờ vực những chính sách của người Pháp, nhất là thái độ không kiên quyết của họ thời Laval.

Một trong những thắng lợi của Đức là việc ký kết một tuyên bố không xâm lược với Balan ngày 26 tháng Giêng năm 1934, có giá trị trong mười năm. Beck, vốn bất bình với “Hiệp ước tay tư” (gạt Balan ra ngoài không có quyền lợi gì), tìm cách cân bằng giữa Đức và Liên Xô, bằng những việc tiếp xúc liên tục với lãnh đạo các nước khác nhau, nhất là các cường quốc. Tháng Tư, và cả vào tháng Chạp năm 1933, ông ta đã bí mật đề nghị với Pháp một chiến dịch ngăn ngừa đánh vào chủ nghĩa Hít-le. Khi bị Pháp từ chối, ông ta quay sang Đức và đề nghị ký với Đức một Hiệp định. Trong năm 1933, có nhiều cuộc đụng độ quân sự nhỏ trong quan hệ Đức – Balan, nhất là khi Balan tăng cường quân đội đồn trú ở bán đảoWesterplatte, trên lãnh thổ Dantzig ngày 6 tháng Ba năm 1933. Ngày 4 tháng Năm năm 1933, Hít-letuyên bố với báo chí là đã có cuộc họp với công sứ Balan ở Béclin, ông Wysoki, bạn thân của Đại sứPháp tại Đức, Francois – Poncet, vì thế bị coi là thân Pháp. Sau đó, Lipski thay Wysoki tại Béclin.

Ngày 16 tháng Mười một năm 1933, Hít-le gặp Lipski, đã có một thông báo rằng hai bên sẽ không sử dụng vũ lực trong mối quan hệ với nhau. Ngày 27 tháng đó, một dự án Hiệp ước hòa bình được bộ trưởng Đức Von Molke trình cho nguyên soái Pilsudski. Ngày 4 tháng Giêng năm 1934, Lipsky trình một bản dự án của Balan trả lời cho dự án của Đức, mà chính những dự thảo dự án này đã được đại tá Becktrong khi đi Genève đã rẽ qua Béclin ngày 13 tháng Giêng và có được những thỏa thuận bí mật với Chính phủ quốc xã. Tại sao những thỏa thuận này cần bí mật? Đó là vì trong nội bộ nước Đức có những thế lực Phổ căm ghét Balan, đồng thời thế lực Balan thân Pháp còn mạnh. Thậm chí ngày 25 tháng Giêng (trước hôm ký Hiệp định một ngày), Lipsky còn tuyên bố với đồng nghiệp Tiệp Khắc tại Đức, ôngMastny rằng không đời nào có chuyện “ác” như vậy. Hòa ước được ký kết, tuyên bố “hai Chính phủ muốn mở đầu một giai đoạn mới trong mối quan hệ chính trị hoàn toàn hòa bình… hai Chính phủ sẽ tham khảo ý kiến của nhau và sẽ bao giờ sử dụng vũ lực trong giải quyết những bất đồng”. Bản tuyên bố có giá trị trong 10 năm, và sẽ không làm thay đổi hiệu lực của các Hiệp ước đã ký trước đây.

Trong nội dung của Hiệp định không hề chống lại nước Pháp, nhưng rõ ràng với hoàn cảnh của Balan, thì đó là một việc không khôn khéo. Về danh chính ngôn thuận, thì đó là việc làm không “fair play” với đồng minh Pháp, dù là Pháp còn chưa quyết đoán được chính sách với Đức. Đại sứ Pháp tại Đức Francois – Poncet nói: “Thái độ của Balan đối với chúng tôi và nhất là thái độ của Đại tá Beck, bộ trưởng ngoại giao Balan, không phải là thái độ của một người bạn, mà là của kẻ thù đích thực”.

Như vậy bằng Hiệp ước này, Balan đã đặt một chân vào thảm họa diệt vong.


4 - Liên Xô trên trường quốc tế trong những năm 1930. Nỗ lực của nước Pháp trong ngăn chặn chiến tranh.

Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.
Thủ tướng Pháp Louis Barthou (25 tháng Tám năm 1862 – 9 tháng Mười năm 1934)

Trước năm 1930, quan hệ Pháp – Xô rất xấu (cũng có thể do Hiệp ước Đức – Xô tháng Tư năm 1926?). Nhưng từ năm đó trở đi, quan hệ có được cải thiện hơn. Ngày 29 tháng Mười một năm 1932, Hiệp ước tương tự đã được ký kết giữa hai nước Pháp – Xô. Từ đó trở đi, mối quan hệ giữa hai nước tốt hơn nhiều, nhất là những giao lưu trao đổi về quân sự.

Xin quay một chút sang nước Pháp. Để đối phó với sự nguy hiểm ngày càng tăng từ phía nước Đức quốc xã, mà nước Pháp cũng đang cố gắng có được những hành động tăng cường an ninh tập thể, vai trò chủ yếu thuộc về Thủ tướng thứ 78 của nền Cộng hòa, Louis Barthou (25 tháng Tám năm 1862 – 9 tháng Mười năm 1934). Ông ta đề ra một kế hoạch dự định thực hiện trong xuân – hè năm 1934. Theo kế hoạch, nước Pháp cần hướng mạnh về phía Đông. Không trông cậy gì được vào chính sách biệt lập của nước Anh, ông ta định quay sang Italia và Liên Xô. Nhưng ông ta, về đối nội, là người chống cộng lại vẫn tin tưởng ở Hồng quân hơn là quân đội Italia. Ngày 16 tháng Năm năm 1934, ông có cuộc gặp quan trọng với Ủy viên nhân dân ngoại giao Xô-viết Lítvinốp tại Genève. Tháng 6, ông thăm một số nước Đông Âu và Hoa Kỳ. Ngày 2 tháng Sáu, ông lại gặp lại Lítvinốp và trình bày kế hoạch “Hiệp ước phương Đông” chứa đựng những nội dung đi đến một liên minh quân sự Pháp – Xô thực sự. Đáng tiếc, những nỗ lực của ông chỉ đưa đến một kết quả duy nhất là việc ủng hộ mạnh mẽ cho Liên Xô gia nhập Hội quốc liên ngày 18 tháng Chín năm 1934, với 32/42 phiếu bầu. Ngày 9 tháng Mười năm đó, xảy ra một sự kiện nghiêm trọng. Thủ tướng Pháp Louis Barthou tiếp vua Alexandr của Nam Tư tạiMarseille và cả hai cùng bị tổ chức khủng bố người Crôatia thân quốc xã “Oustacha” ám sát. Chính cái chết của Barthou đã chấm dứt những cố gắng của nước Pháp trong việc ngăn ngừa cuộc chiến tranh đến đã quá gần. Người kế vị ngai vàng Nam Tư, hoàng tử Paul, nhanh chóng xích lại gần nước Đức phát-xít. Thủ tướng mới của PhápPièrre Laval (lên từ ghế ngoại trưởng thay Barthou) làm ra vẻ tiếp tục chính sách của ông, nhưng trên thực tế, là người có lập trường xoa dịu và hòa hoãn với phát-xít.Paul – Boncour nói: “Tôi nghĩ rằng không phải ngay một lúc ông ta đã đi theo tiến trình sẽ đưa ông ta đến các lập trường sau này. Thiên về kinh nghiệm chủ nghĩa hơn là lý thuyết giáo điều, ông ta chuyển biến dần theo hướng khác, tiếp tục dung hòa Hội quốc liên và các liên minh phương Đông của Pháp lúc đấy đang được đưa vào Hội. Ngay khi việc trừng phạt đang rộ lên ông ta vẫn còn tỏ ra bái phục Hội quốc liên và do đó gây ảo tưởng rằng ông ta vẫn tiếp tục những chính sách cũ”. Trong khi Barthou muốn thành lập một liên minh thực tế và có hiệu quả và khi cần thiết đã biết chống lại ảnh hưởng của Anh thìLaval lại thi hành chính sách hòa giải với tất cả mọi người, bằng một loạt thỏa hiệp ít nhiều bị khập khiễng. “Thay vì một chính sách lớn, với Laval người ta bước vào thời đại của những cuộc mặc cả ngắn hạn”. Đáng tiếc, điều này quá đúng và, ngay cả Liên Xô trong thời kỳ đó cho đến trước chiến tranh,cũng đã rơi vào những cuộc mặc cả ngắn hạn như thế.


(Còn tiếp) 
_______________

Không có nhận xét nào: