Báo liếp bạn
Trỗi khóa 5 có mục các bài hát chế, lúc đầu tôi cứ nghĩ đó là sản phẩm vui
nhộn, nghịch ngợm chỉ có ở sinh viên các khóa sau chúng tôi. Ai là tác giả chắc không
bạn nào xác định được.
Hồi tưởng lại những năm đầu còn là phân hiệu 2 Đại học Bách
Khoa, thì hóa ra “sư phụ” của những bạn chế ra lời các bài hát sau này lại là C-213
chúng tôi mới ghê chứ! Bài hát chế của các bạn mới chỉ hát hò trong những buổi
họp mặt bạn bè, cùng khóa, cùng lớp cho vui. Còn bài hát chế của C-213 chúng
tôi lại là một tiết mục tham gia hội diễn văn nghệ của Khoa Cơ điện (k2) hẳn
hoi. Được giải nữa cơ! Thầy Trưởng khoa Lê Phương Cảo trao giải đàng hoàng. Trong giàn
hợp xướng kiêm nhạc công có cả Nguyễn Đình Thắng, tôi là vũ công duy nhất múa
phụ họa. Phải nói là quá tuyệt vời! Thuộc hàng siêu đẳng lúc ấy!
Đó là vào cuối
năm 1967, đang học năm thứ hai, trường đã sơ tán lên Tuyên Quang. Giờ không nhớ là dịp nào mà Khoa lại tổ
chức hội diễn văn nghệ. Tất nhiên là đại đội có vài tiết mục để cạnh tranh với
các đại đội khác. Tiết mục tự biên, tự diễn bao giờ cũng được đánh giá cao hơn,
vì vậy anh “L. T” lớn tuổi hơn, sáng tác bái hát này.
Tôi và Đình Thắng (Trỗi
k1) là hai thằng trẻ vào loại nhất lớp nên được “ ưu tiên” tuyển chọn vào đội
văn nghệ. Có chạy đằng trời cũng không thoát, dù hai thằng có biết hát hò
gì đâu. Mà không tham gia thì chết với tiểu đội, trung đội, lại còn chi đoàn
nữa chứ. Chúng tôi bảo nhau: :Ừ! Thôi thì cứ xông vào mấp máy môi là được".
Tôi được phân
công đóng vai anh nuôi hay tiếp phẩm gì đó, gánh đôi quang gánh có mấy bó lá
rừng giả bộ là rau, lên sân khấu nhảy múa phụ họa cho bài hát. Đình Thắng,
Nguyễn Nước, Kháng Chiến, Hùynh Quang Tự… có cả trong giàn hợp xướng cùng anh
em, tất cả đều kiêm nhạc công. Nhạc cụ là xoong, nồi, vung, chảo, môi, thìa, ống
tre, ống bương đủ loại. MC giới thiệu: "Hợp xướng nhạc phẩm “Xoong với thùng” của: C-213. Sáng
tác: “L. T”, dàn dựng và chỉ đạo nghệ thuật: Lê Hồng Thái, vũ công múa phụ
họa: Thành Hưng. Xin được… bắt đầu…!
Bây giờ chỉ
còn nhớ mấy câu: “Hôm nay ta hát ta ca mừng vui, liên hoan… Xoong với thùng,
cùng nhau hát ca, nồi cơm chín đều, xoong với thùng …”!
(Ghi chú: Ai nhận từng là học viên C-213 mà không thuộc ít
nhất mấy câu trên, không biết tác giả “L. T” thì chắc chắn 100% là giả mạo,
các bạn chớ tin!).
Kết thúc đêm hội diễn, ban tổ chức tuyên bố:
- Tiết mục tự biên, tự diễn được ban tổ chức đánh
giá rất cao, giải nhất giành cho tác giả
và hợp xướng “Xoong với thùng” của C-213! Xin mời tác giả và đội văn nghệ
C-213 lên nhận giải nhất! Xin trân trọng kính mời đồng chí Trưởng khoa Lê Phương
Cảo lên trao giải!
Tiếng vỗ tay vang cả núi rừng trong đêm. Tác giả “L. T”
và anh Lê Hồng Thái đạo diễn, dàn dựng, kiêm biên đạo múa lên sân khấu nhận
phần thưởng từ tay Chủ nhiêm Lê Phương Cảo. Cả đại đội tôi hỉ
hả. Đội văn nghệ chúng tôi sướng phổng mũi!
Ngày hôm sau
nghe tin Phòng Chính trị nhà trường phát hiện đây là bài hát chế, đạo nhạc bài
hát “Lửa trại” hay bài “Vui liên hoan” thời đầu chống Pháp. Bài này được Đài Phát thanh tiếng nói VN lấy làm nhạc nền của một
chương trình thường phát vào buổi sáng:
“tang tính tình, tình tang tính tang, tình tang tính tình…”
Vậy là phạm
quy! Tác giả và C-213 phải nộp lại phần thưởng. Giải nhất trao cho tiết mục
khác của C-221. Nghe tin sét đánh! Cả đội văn nghệ chúng tôi tiu nghỉu. Cũng
may giải thưởng chưa kịp khui ra mừng thắng lợi!
Thảo nào khi
tập hát tôi chỉ thấy tờ giấy viết lời, không có dòng nhạc nào cả. Đành rằng tôi
cũng chỉ biết bảy nốt nhạc cơ bản hồi học phổ thông, mấy dấu hóa trên khuôn nhạc, đủ để “lòe” những đồng đội quê vùng sâu, vùng xa. Mà ngày đó chưa có khái
niệm vi phạm bản quyền, đạo nhạc là phạm lỗi, cũng không ai biết là bài hát chế
nên anh em chả ai có ý kiến gì.
Mấy ngày sau
không rõ có việc gì Chủ nhiêm khoa xuống đại đội 213, thấy tôi đang
cùng mấy anh em giúp chị nuôi nấu cơm, ông nhận ra, ông chỉ
tôi cười và hỏi:
- Cậu này hôm hội diễn đóng vai tiếp phẩm, làm
vũ công lên nhẩy nhí nha nhí nhố, loạn xạ trên
sân khấu có phải không?
“Vũ công siêu đẳng” đỏ mặt trả lời:
-
Dạ…Vâng ạ!
Vậy là sáng tác bài hát chế thì C-213 chúng tôi là “sư
phụ” của sinh viên Học viện rồi còn gì
nữa! Các bạn đã chịu chưa? Mách có chứng
rồi nhá! Đúng là “Một thời ấu trĩ”.
S.G ngày 28-1-2015
Đỗ Thành Hưng
B5-C213 - Học viện KTQS
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét