Bữa cơm hội ngộ. |
Anh Vương Quế Lâm. |
Huân chương VN trên ngực anh Tạ Hùng Uy. |
Anh Phan Bản Ấm tâm sự cùng Tạ Lâm. |
Sổ bài hát của anh Phan. |
Trước khi ra về. |
Ba lão binh cùng tiểu đoàn: Vương, Phan, Tạ. |
Chia tay ở khách sạn. |
Đón các anh ở Hostel 269 Đề Thám. Đoàn có 3 lão binh cùng đơn vị, từng chiến đấu ở VN những năm 60 thế kỉ trước: anh Tạ Hùng Uy (dân QL, SN: 1941, gần đây sang dự 50 năm Trường Trỗi ở HN. Anh về hưu, không nhiều tiền nhưng đã 20 lần sang VN, đưa gia đình các lão binh hy sinh ở VN sang thăm mộ phần thân nhân), anh Phan Bản Ấm (dân Liễu Châu, SN: 1942, từng sang VN 16 lần), anh Vương Quế Lâm (dân Quế Lâm, người lên phát biểu và khóc trong buổi giao lưu với chúng tôi 2010 ở Đại học SP Quảng Tây: "Tôi có 3 năm chiến đấu ở VN nên coi VN là quê hương thứ 2. Nhân dân VN tốt lắm, giữa 2 nước từng có hơn chục năm quan hệ không tốt đẹp mà chừng ấy năm, các bạn vẫn gìn giữ mộ phần của đồng đội chúng tôi hy sinh cách đây đã nửa thế kỉ".
Riêng anh Tạ Hùng Uy mới gặp lại, chứ 2 anh Phan Bản Ấm và Vương Quế Lâm thì đây là lần thứ 2 nhưng anh em như đã quen biết từ lâu.
Anh Chiến mời thêm em Kì Lâm, lưu học sinh Đại học Quảng Tây (2003), làm việc ở báo SGGP tiếng Hoa. Lâm muốn tìm hiểu những người bạn TQ từng chiến đấu ở VN, góp thêm tư liệu cho những bài viết của mình. Em vừa xuất bản 1 cuốn sách về ngoại giao nhân dân.
Chúng tôi có buổi tối thật đầm ấm. Cơm Việt, chuyện 2 nước. Ở TQ không có tổ chức CCB như ta mà các anh tự nhóm họp đồng đội cũ với nhau, cùng sinh hoạt. Họ là những hạt nhân giúp cho nhân dân TQ hiểu đúng về VN.
Anh Chiến có kể lại chuyện, hôm rồi sang Quảng Châu, gặp con trai Đại tướng Trần Canh (người giúp ta đánh Chiến dịch Biên giới 1950) nay là thiếu tướng. Năm 2014, anh sang thăm HN, đến Lăng Bác đã khóc: "Thật là nhục nhã khi TQ có chiến tranh với VN 1979". Các lão binh TQ đồng tình, nhân dân 2 nước từng là bạn, từng giúp đỡ lẫn nhau (ta giúp bạn tiêu diệt quân Tưởng ở Thập Vạn Đại Sơn, bạn giúp ta "Kháng Mỹ viện Việt"), từng chia ngọt sẽ bùi, nhiều quân giải phóng nằm lại đất Việt... thì làm sao lại đánh nhau?
Trong lịch sử TQ không nói gì về thời kì Kháng Mỹ viện Việt và các lão binh từng chiến đấu ở VN thời gian đó cũng không được hưởng bất kì chính sách đãi ngộ gì. Sau khi chiến đấu ở VN, hầu hết họ về làm việc ở các TP; riêng lính 1979 thì giải ngũ về nông thôn và cũng không được ưu đãi gì.
Anh Vương Quế Lâm hôm nay cũng rưng rưng nước mắt kể lại kỉ niệm đã ôm thầy Trọng và khóc trong buổi tối giao lưu năm 2010: "Nhiều bạn tôi nằm lại VN và xin cảm ơn nhân dân VN vẫn yêu thương, chăm chút cho mộ phần họ".
Tôi nối máy cho anh Phan Bản Ấm nói chuyện với NSUT Dương Minh Đức: "Anh có khỏe không? Tôi vẫn nhớ anh hát bài "Người chiến sỹ ấy" đấy". Anh thông thạo tiếng Việt nhưng chỉ học qua những bài hát. Nay anh thuộc đến 200 bài hát Việt cả cũ và mới. Tôi vội chụp lại cuốn sổ tay nhỏ anh luôn mang theo, ghi mấy chục lời bài hát Việt: Diệt phát xít, Bên Lăng Bác Hồ, Ru con Nam Bộ...
Một buổi tối thật ấm cúng trong tình bạn hữu.
Sáng mai, các anh book tour đi thăm Địa đạo Củ Chi và 9g tối bay ra HN. Hẹn gặp các anh ở QL cuối tháng này.
2 nhận xét:
Tôi rất cảm động khi nghe cac ban rãi bảy tinh cảm đổi voi nhan dân VN,đối với Bac Hô .Anh Vương co 3 năm tham gia chiến tranh chống Mỹ tai VN. Anh coi VN la quê hương thứ hai.
Tôi rất cảm động khi nghe cac ban rãi bảy tinh cảm đổi voi nhan dân VN,đối với Bac Hô .Anh Vương co 3 năm tham gia chiến tranh chống Mỹ tai VN. Anh coi VN la quê hương thứ hai.
Đăng nhận xét