Chuyện li kì như trong phim Tiệp Khắc kể về nhân vật I-lâm Ha-nic tìm thấy vàng ở miền Tây nước Mỹ cách nay hơn 200 năm, hay tình tiết không kém hấp dẫn như trong tiểu thuyết “Đảo giấu vàng”… Nhưng hay hơn là, sự việc xảy ra trong thời gian chiến tranh ở VN và nối tiếp câu chuyện tại chính thủ đô HN. Đã xin phép chủ nhân và post lên cho anh em cùng đọc! (BTK5)
Năm 1994. Vô tình hay qua lại nhà 1 chú em mà quen được mấy người Mỹ. Lúc đó trình độ “bập bẹ tiếng Anh” nhưng cứ nói văng mạng và… chả hiểu sao, mình hiểu họ nói gì và mình nói gì thì họ hiểu.
Trong nhóm có 1 ông già tên F.A. San, năm đó tuổi đã 71, từng là CCB ở chiến trường miền Nam VN. Ông đã trở lại VN và muốn gặp người có trách nhiệm, đề đạt nguyện vọng làm điều thiện, bù đắp những nỗi lầm của người Mỹ trong chiến tranh ở VN, trước khi nhắm mắt xuôi tay.
Câu chuyện li kì…
Chuyện được ông giữ kín hơn 20 năm qua, kể từ lần cuối rời VN vào năm 1970… Trong Thế chiến thứ hai, Nhật bản đã chở 1 số lượng vàng lớn từ các nước Đông Nam Á về Nhật. Lịch sử cũng chứng minh rằng, nhiều trong số vàng đó không bao giờ tìm thấy và 1 phần được chôn lại ở VN. Có thể do bị cướp trên biển hay do bão tố mà tầu phải dạt vào vùng biển đảo nào đó, rồi thủy thủ đoàn đã chôn giấu, v.v… Có nhiều lí do và với trường hợp mà San biết cũng là 1 trong số đó.
Năm 1970, San làm việc ở sở chỉ huy Quân cảng C.. Trong thời gian này, vô tình mà ông biết 2 nhân viên trắc địa người Hàn làm việc tại đây. Họ đã tìm thấy chỗ chôn vàng (vì sao họ có sơ đồ nơi cất giấu vàng thật khó trả lời!). Sau đó, cả 2 bị thủ tiêu. 2 thỏi vàng mà họ tìm được cũng bị lấy mất. (Ai đã thủ tiêu họ vẫn là câu hỏi không có lời giải đáp).
Do tò mò, ông đã lẳng lặng lần theo dấu chân họ, lần mò ra nơi 2 người Hàn từng “làm việc”. Sau nhiều đêm mò mẫm, đo đạc, dò tìm; cuối cùng, ông cũng tìm thấy “mỏ vàng”. Dùng máy dò kim loại, ông khoanh vùng khu vực chôn giấu vàng rộng cỡ 110 feed vuông (1 foot = 0,3m, diện tích khu vực khoảng 30x30m).
San giữ kín chuyện này, không nói cho bất kì người nào. Ít lâu sau khi thời hạn làm việc đã hết, ông phải trở về Mỹ và từ đó chưa bao giờ quay trở lại VN.
Ước nguyện của San
Suốt thời gian sau đó, sự việc này cứ lởn vởn trong tâm tưởng San. Ông từng tâm sự: “Tôi hy vọng số vàng đó vẫn còn và nghĩ về giá trị của nó đối với nhân dân VN. Tôi biết nhân dân VN đã chịu quá nhiều đau khổ trong chiến tranh. Nếu số vàng này còn sẽ giúp không ít cho đất nước này. Tôi quyết định tặng món quả này cho nhân dânVN bằng cách chỉ cho họ nơi chôn giấu vàng, vì tôi biết đất nước này rất cần đến nó”.
Năm 1987. Là CCB ở VN ông cũng chẳng giàu có gì. Khi kể chuyện này cho 1 số bạn bè, nhiều người đã quyên góp tiền cho ông. Thậm chí ông đã nhờ 1 số người giúp chắp nối với nhà cầm quyền VN để tổ chức cho ông sang và tìm nơi chôn giấu vàng. Ngày đó còn “cấm vận”, sang VN rất khó.
Nhóm người hứa giúp đã tổ chức những chuyến đi VN. Họ đã dùng số tiền mà ông vận động được để “lobby” (tới vài trăm ngàn đô-la) nhưng không có kết quả. (Có thể nhóm người này chưa “đến tầm” hoặc còn có những toan tính khác nữa?).
Khi thấy không kết quả, chờ đợi quá lâu, bố con ông cố thoát khỏi “tầm kiểm soát” của họ thì họ đã đánh tiếng “cảnh báo” sẽ thủ tiêu con trai ông để “dằn mặt”.
7 năm sau…
Ông cùng con trai, 1 luật sư và nhóm người support đến HN vào ngày 14/6/1994. Họ nghỉ ở khách sạn của chú em bạn tôi. Suốt ngày chỉ ru rú trong khách sạn. Họ chờ gặp quan chức Chính phủ để trình bày dự án. Nếu số vàng này tìm được thì San và tập đoàn (gồm 500 nhà tài trợ) xin được hưởng 30% giá trị và “tái đầu tư” luôn số tiền đó vào business tại VN.
Người Tây ở tuổi này đã là già. Sức khỏe San đã giảm sút, luôn phải có con trai bên cạnh. Ông đi lại chậm chạp, phải dùng đến gậy. Thời tiết ở HN lại nóng, ẩm làm ông luôn mệt mỏi. Hơn nữa do phải chờ đợi mà chưa có trả lời làm con người ta thêm mệt mỏi. Cuối cùng, chính quyền cũng đã xem xét.
Chuyện kết thúc ra sao thì mấy đứa chúng tôi (phận là dân) chỉ biết đến vậy. Hy vọng kết thúc có hậu! Ấy cũng là sự xám hối, là cái tình trong con người của những kẻ đã gây tội lỗi cho dân Việt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét