Nhưng trong số những người lao động đó có vài chục mạng (vốn là bộ đội từng chiến đấu ở B2, B3, B5 những năm chống Mỹ), ra quân không nghề không nghiệp, sang đây làm phu phen; nếu trở về nuớc sẽ là tay trắng và sau lưng họ là vợ con nheo nhóc. Họ bàn với nhau, chiến tranh không thể kéo quá dài, kinh nghiệm những năm sau chiến tranh (như sau 1975 ở VN) cho thấy đó sẽ là “thời gian thu hoạch” của những chiến lợi phẩm còn sót trên chiến truờng, của những viện trợ nhân đạo… Họ đã không đi theo đoàn di tản quân hồi quốc mà trốn ở lại.
Và, nhóm “cô hồn” ấy co cụm lại với nhau, né tránh những nơi xảy ra bom đạn ác liệt nhưng cũng có lúc dám cùng nhà cầm quyền cứu hộ những người bị nạn. Hậu chiến, Sadam Hutxen cảm kích đã phát biểu: “Chỉ những người bạn VN đã thắng Mỹ là dám ở lại sát vai chiến đấu chống Mỹ cùng chúng tôi. Họ là những anh hùng. Chúng tôi có trách nhiệm giúp họ”.
Rồi chiến tranh Vùng Vịnh, rồi Mỹ và đồng minh nhảy vào. Lại chiến tranh từ đầu những năm 1990 tới 2003. Họ vẫn né, núp và "âm thầm" tìm cơ hội làm ăn. Hậu chiến, họ được nhà cầm quyền cho tham gia thu dọn chiến truờng. Những chiếc xe Jeep vùng Vịnh, những xe công xa, (thậm chí cả vũ khí) đuợc họ thu gom và xuất khẩu. (Chắc chắn là có đưa về VN?!).
Rồi những trung tâm cứu trợ, những cây xăng, những kho gạo, kho thực phẩm… được chính quyền giao cho “những người hùng VN” đứng ra kinh doanh. Lãi được tích luỹ, thuế má ưu đãi. Họ tồn tại, sinh sống được rồi đón vợ con, họ hàng sang sinh sống. Tại I-rắc nay có cộng đồng người Việt được nhà đuơng chức kính trọng.
Vài chục mạng ấy giờ không ít nguời trờ thành tỷ phú đô-la. Họ cũng có những đóng góp, những hoạt động từ thiện tích cực với quê huơng. Chuyện không phải ai cũng biết?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét