Sau khi xuất bản Tập 2 SRTKL, từ Vũng Tàu anh Lăng gửi qua 1 người bạn tới địa chỉ 187N Nguyễn Oanh (Xí nghiệp Cơ khí Phan Nam). Phan Nam đã chuyển cho tôi. Vì phải thay đổi chỗ ở mấy năm qua mà bì thư này cất trong kho nhà cũ.
Đợt vừa rồi trở lại sống ở nhà cũ, lục lại kho, thấy bì thư đó. Trong đó có 2 thông tin quan trọng:
- Địa chỉ Cao Quý Độ, em trai LS Cao Quốc Bảo. Nhờ nó mà chúng ta đã mời đuợc gia đình tới dự ngày Hội truờng tại TPHCM 3/1//2010. Cũng nhờ đó mà ta có liên lạc với gia đình LS.
- Bức ảnh quý giá chụp năm 1972, có Cao Quốc Bảo, Trần Xuân Lăng và 1 bạn học sinh miền Nam. Ảnh chụp, có lẽ, ở công viên Thống Nhất, vào dịp anh em học viên Đại học Kỹ thuật quân sự đuợc về nghỉ phép nên mới có cuộc "dạo mát hồ Bảy Mẫu".
Xin post bức ảnh này như 1 lời xin lỗi muộn màng truớc vong linh anh Lăng.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- MỘT ĐỜI NHỚ NHAU (Trần Phong k5)
- NHỚ DUY ĐẢO
- Thăm tư gia của Nhất Trung
- SINH VIÊN QUÂN SỰ CÙNG NHỮNG CHUYẾN TẦU (KQ)
- Nghề xin ăn không chỉ có ở VN (ST: Trần Đình Ngân)
- Lần đầu công bố: Những phút cuối cùng của Lưu Thế Dũng (Tư liệu gia đình)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
7 nhận xét:
Chúng tôi đã gửi tấm ảnh này cho Hải, em gái LS Bảo và nhận đuợc thư trả lời:
Các anh thân mến! Em rất cám ơn các anh đã gửi ảnh anh Bảo em. Ảnh đó chụp khi nào,anh có biết không? Em không biết mặt anh Xuân Lăng. Cách đây mấy năm em có nghe chị gái em nói có bạn anh Bảo em đến tìm, sau em không nghe chị em nói gì nữa.
Từ rất lâu rồi em cũng quên đi chữ "trường Trỗi", từ hè năm 1972 em đi du học. Năm 1978 em về mới biết tin anh Bảo em đã hy sinh. Ba em giấu và nói rằng "anh em đi công tác đặc biệt", em cũng tin vậy. Năm 1978 gia đình em mới nhận được giấy báo tử.
Em cũng không hề gặp bất kỳ người bạn nào của anh em. Em về nước rồi công tác ở trong nam, cũng không thấy ai nhắc đến chữ " trường Trỗi".
Mãi sau này em đọc báo "Tuổi trẻ cuối tuần" có một loạt bài về những lá thư của các LS trường Trỗi và có địa chỉ liên lạc của anh. Nhưng rồi em thấy ngại nên đã không liên lạc.
Gia đình em rất cảm động khi các anh đã không quên anh Bảo. Nhờ web "bantroi" mà em đã biết tin những người quen ngày xưa, những bạn Trỗi học cùng lớp thời PT như Vũ Quốc Khánh, Cao Tú Phong [K7], những người quen như anh Võ Quốc Tấn [chồng chị Thủy].
Nhờ "bantroi" mà anh Thanh Tường [ K1] đã tìm thấy em. Khi em mới ra trường nhận công tác ở PKT của đài truyền hình Nha trang, khi đó anh Tường là là trưởng phòng KT là sếp của em. Vài năm sau em vào SG ở cùng gia đình.
Đọc các blog bantroi, em biết được rất nhiều tin tức về trường Trỗi. Em chỉ tiếc rằng đã không kịp gặp anh Xuân Lăng. Ngày đó anh Lăng để lại địa chỉ thì em liên lạc với anh ấy ngay.
Em vẫn thường xuyên đọc các blog bantroi của các khóa.
Rất cám ơn các anh. Chào thân ái. Cao Minh Hải
Chỉnh sửa để noname góp ý
Cảm ơn bạn Nặc danh. Xưng đi! Hay là BS đó???
BBT
Có lẽ tìm ra Ảnh và địa chỉ gia đình LS Cao Quốc Bảo vào những phút chót ra đời của SRTKL 3 cũng là một điều đáng ngạc nhiên?
Tôi cảm thấy Xuân lăng đã về 'hỗ trợ' cho KQ!
Chắc vậy quá!!!
@KQ : bảng nhận xét nên để nhỏ ở góc trái tiện cho việc xem tiếp bài khác,đỡ phải 'trở qua trở lại'. Thiết kế blog có cho tùy chọn này.
Theo tôi mỗi khóa nên tập trung vào một blog,'2 tay 3 súng' thì e rằng ko có 'đạn' để bắn. Rồi tự nhiên quá trình blogers sẽ tập trung thôi mà.
Bác nói đúng. Cứ để tồn tại cả 3, nhưng nên tập trung 1 trang chính, đỡ loãng. Giống như đã viết tiếp nhật kí trên cuốn sổ mới (nhiều ngày), sau mới tìm đuợc cuốn sổ cũ bị mất cắp thì nên viết tiếp ở cuốn mới. Đúng vậy không, bác Tuấn Linh?
Cơ bản là liên tục có bài vở của anh em ta.
BBT
Đăng nhận xét