Đại học KTQS cũng có nhiều anh tài, nhất là ở Khoa Vô tuyến, Khoa Cơ điện. Như anh Hà Phạm Phú sau này về Văn nghệ QĐ có truyện ngắn viết về ông Cao Hỏi (tên thật là Cảo) thủ truởng Khoa Cơ điện.
Còn với tôi, có kỉ niệm khá hay, hơi có vẻ ngang buớng(!). Năm 1980, mấy em học sinh Vô tuyến k10 sắp đi thực tập, phải thi môn học Xe thu phát của tôi. Ông Trần Bình An, đang chủ trì đề tài Mã cấp Nhà nuớc, chọn 5 trò giỏi đi làm đề tài. (Ông này nổi tiếng "khit-tờ-rưi" khôn vặt ở truờng). Lần này "hay" ở chỗ ông ta chạy thủ truởng nhà trường thế quái nào mà cả 5 em không phải thi môn học này và cho luôn 5 điểm 5. (Nghe nói ông Cảo kí chuyện này).
Ở truờng, giáo viên là lớp người khổ chỉ trên học viên. Họ chỉ có 1 quyền duy nhất - quyền cho điểm. Vậy mà lần này bị "trên" cướp mất. Tôi bực lắm.
Kiện ngay lên Hiệu phó huấn luyện Lê Phương Cảo. Xuống ngay khoa, vừa lấy tay quệt cái mũi đỏ ông vừa nói: "Q ơi, cứu giúp mình!". Bản thân cũng thấy thuơng ông (cũng là cán bộ truởng thành từ đơn vị), nhưng lại thấy bị xúc phạm (bị cướp mất quyền duy nhất của giáo viên); hơn nữa anh em giáo viên đứng sau "ba kích" (sau nghĩ lại, các bố này chỉ khôn, toàn "anh hùng núp" chọc gậy bánh xe!): phải cho nhà truờng và ông An 1 bài học.
Tôi không chấp nhận: "Nếu thủ truởng quyết thì cứ làm; còn tôi...". "Khổ, chỉ vì mình quá tin anh em", ông Cảo nhăn nhó.
Tôi không nhượng bộ vì "làm phản có lý". Về sau nhà truờng phải lùi, huỷ quyết định này. Các em phải thi môn của tôi. (Bọn nó đều khá giỏi cả, chả qua chỉ là nạn nhân). Nhớ mãi hôm đó là sáng thứ bảy, thi xong mấy thầy trò cùng hể hả chạy ra ga, phi tầu về HN. (Hình như cùng nhảy xuống tầu ở ga Điện Biên hay Trần Phú).
Mọi chuyện OK. Anh em giáo viên thì hể hả, còn ông An từ sau đó không dám ra mặt chạy lên chạy xuống như truớc.Chuyện này cụ Cảo nhớ mãi. Thảm nào, sáng nay anh Ngân đến mời ông Cảo đi dự đám cưới. Ông ấy bảo, tớ rất muốn gặp lại thằng Q.
x
Chuyện khác... Anh Quang Việt kể, lần đó giáo viện đuợc tập trung lên trại nghỉ Tam Đảo, họp đóng góp Nghị quyết Đại hội 4. Có nhiều vấn đề, trong đó có chỉ tiêu phấn đấu đạt sản luợng "20 triệu tấn luơng thực/năm". Ông Cảo giơ tay phát biểu, sợ rằng tư duy "lạc quan tếu", chỉ tiêu đó không có cơ sở, khó đạt.
Vô tình nhìn sang sổ tay của Phó chính uỷ Thịnh, thấy viết chữ "Cảo" và gạch đít phía dưới bằng bút đỏ, kèm theo dòng "lập truờng không vững vàng"(?!). Bị sếp chính trị nhận xét như thế, ngày ấy, có khác gì bị ghi vào "sổ đen". Khó tiến lắm.
x
Chuyện khác nữa... Năm 1963, học dở ở Học viện Pháo binh Penza (sửa: "Học viện Phòng không Kiev" sau góp ý của bác Ngân), ông Cảo cùng 1 loạt học viên quân sự chưa bảo vệ tốt nghiệp, đã phải về nuớc vì "Xét lại". Về Phân hiệu 2 Đại học Bác khoa (tiền thân của Đại học quân sự), ông hết phụ trách khoa, lên phòng Kỹ thuật, rồi vào Ban giám hiệu nhà truờng. Khổ nỗi vẫn chỉ là cán bộ "không bằng cấp".
Ngày ấy anh em Khoa Trang bị Cơ điện đã truởng thành, đội ngũ vững vàng. Có ý kiến nêu, anh Cảo nên nhận đồ án ở khoa, làm rồi bảo vệ. Như vậy sẽ tốt hơn cho bản thân ông trong công tác quản lí.
Vẫn thói quen đưa tay lên quệt mũi, ông Cảo bảo: "Mình hiểu anh em. Nhưng thôi, đừng làm thế. Không người ta lại bảo chúng ta vừa đá bóng vừa thổi còi. Tớ cứ làm việc tốt là được rồi".
x
Lại nữa, ngày ở truờng 2 khoa Vô tuyến và Cơ điện luôn căng nhau mỗi lần vào giải bóng đá. Lần đó ông Cảo ngồi trên khán đài.
Đội Khoa Cơ đuợc bổ sung học viên trẻ, làm nòng cốt. Cánh Khoa Vô tuyến già rồi nhưng cố gắng giữ truyền thống 1 thời. Chú Thắng con (khóa 12 Công nghệ, nay là thiếu tuớng TC2) đá tiền đậo, vừa nhanh vừa khỏe. Choách cái đã lừa qua hậu vệ, dẫn bòng vào vòng cấm địa. Phải vất vả lắm mới cản nổi.
Pha đó, cản bóng trái phép, tôi bị thổi phạt truớc vòng 16m50. Lấy tay che ngực, cùng đứng làm hàng rào. Vừa thấy đội bạn sút, tôi lộn đầu, chồng cây chuối rồi lấy gót chân cản bóng. Cũng nghĩ chỉ là vớt vát, chó ngáp phải ruồi, may ra trúng bóng. Ai dè trúng bóng thật. Bóng bay nguợc trở lại. Đội tôi có cú phản công...
Sau trận đó, ông Cảo cứ tấm tắc, thằng này đá thật là lạ!
...
Đầu năm có vài mẩu chuyện vui về ông Cao Hỏi.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
Thứ Bảy, 1 tháng 1, 2011
Ghi chép: Chuyện thủ truởng Cao Hỏi (TKQ)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
2 nhận xét:
Bổ sung qua email:
Dai uy Le Phuong Cao 1963 la Doan truong luu hoc sinh quan su tai Hoc vien Phong khong Kiep (ma Dai uy Do Huu la bi thu, chinh tri vien ). O Lien Xo ve 1964.
1965 sau chinh huan chong xet lai, dai uy ve hoc va la lop trung van tai Truong Van hoa quan doi Lang son. Thoi gian đo, anh em hoc sinh Kiep nhan duoc thu cua co giao tieng Nga tu Lienxo gui sang tham hoi va lo lang cho viec hoc tap cua lop. Cam kich truoc tinh cam cao ca cua co giao gia, voi tam long kinh trong va biet on, dai uy Cao thay mat anh em trong lop viet thu tra loi, an ui co ( bang tieng Nga ).
Thu viet bi kiem duyet tu cap chinh tri vien dai doi hoc vien! Khong biet duoc noi dung ( vi khong biet tieng noi Lenin!) nen Chinh tri vien bao cao len tren la: Dai uy Cao van con thu tu lien he voi Lienxo! ( xet lai ).
Viec di hoc ky thuat bi dinh lai. Trong luc anh em lan luot ve HN nhan ho chieu di hoc Trung Quoc thi Dai uy Cao ve nhan viec phu trach to dao ham phong khong cho mot xuong Quan khi tai Yen bai ! Thang 7-1968, ong Cao nhan quan ham Thieu ta, la chu nhiem khoa Co dien (Phan hieu hai Dai hoc bach khoa). Trong tieng cuoi khao nhan quan ham moi, ong vua moi goi che Hong dao vua tam su : "Muoi hai nam mot cap,dau da phai la dai !!!"
Tran Dinh Ngan
Theo thông tin của bác Ngân: Học viện Phòng không Kiep.
Đăng nhận xét