Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2011

CHUYÊN MỤC MỚI: CHUYỆN VỀ HÀ NỘI

BT5 - Biết các bạn Trỗi xa HN đau đáu nhớ về HN. Từ hôm nay sẽ có chuyên mục mới CHUYỆN VỀ HÀ NỘI. Sưu tập của Nguyễn Thái Sơn sẽ là loạt bài đầu tiên. Cảm ơn bạn!

Người vẽ truyền thần ở phố cổ
Trong góc nhà nhỏ mặt phố cổ Hà Nội, giữa dòng xe ồn ã, ông Thịnh cặm cụi vẽ truyền thần từ những bức ảnh cũ nát. Hơn 40 năm nay, ông gắn bó với nghề truyền thống, bất chấp sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số.
Trong một góc nhà nhỏ mặt phố có mặt tiền chưa đầy 1m trên phố Hàng Đường, hơn 40 năm qua, họa sĩ Trần Thịnh (57 tuổi) miệt mài làm nghề truyền thần các bức ảnh cũ.
Ngay từ lúc học hết lớp 7 (14 tuổi) ông đã kiếm ra tiền từ việc vẽ lại những bức ảnh theo hình cũ nát.




Nhà có 4 anh em trai, ông là con trai thứ 3 của cụ Sĩ Nghệ, vốn nổi tiếng trong giới truyền thần những năm 70. Tiếp nối nghề nghiệp của cha, ông bảo, cả 4 anh em đều có thể vẽ được như ông tuy nhiên đến nay chỉ còn một mình ông theo nghề này.
Nhà 3 đời hành nghề mang lại nét đẹp cho đời nhưng đến nay ông đang lo không có ai nối nghiệp. Ông lấy vợ 25 năm sau mới sinh được một cô con gái, năm nay công chúa mới 7 tuổi, cũng có năng khiếu hội họa. "Tôi quyết tâm sẽ truyền nghề truyền thống này và hướng cho con làm nghề này nối nghiệp", người họa sĩ nói.
Nhiều lúc còn gặp khó khăn khi khách hàng không có ảnh gốc để nhìn vẽ, tằng tưởng tượng hay qua ảnh anh em, họ hàng của họ, người họa sĩ này đã vẽ những búc ảnh được khách cho là khá giống. Mỗi lần khách khen, ông lại càng cảm thấy thấy yêu và say nghề hơn.
Khi công nghệ kỹ thuật số, phần mềm xử lý ảnh trên máy tính ra đời, nghề truyền thần của ông bị ảnh hưởng, số lượng khách đến cửa hàng giảm mạnh. Thời kỳ gặp khó làm nhiều người hành nghề như ông nản, nhưng ông vẫn kiên trì theo đuổi.
Và lòng tin của ông cũng được đền đáp. Theo Trần Thịnh, đến thời điểm này nhiều người đã quay lại với truyền thần thay vì phục chế ảnh trên máy tính. "Họ nhận ra rằng làm trên máy tính ảnh không có hồn, nhiều chi tiết không làm mới được như truyền thần. Hơn nữa các kỹ thuật viên photoshop không nhiều người là họa sĩ thực thụ", ông thẳng thắn.
Có rất nhiều khách nước ngoài tìm đến nhờ ông vẽ. Ông bảo, nhiều nước không có vẽ truyền thần nên khách có thể làm quà cho người thân khi về nước.
Ông đã vẽ hơn chục nghìn tác phẩm tại chỗ ngồi này trong 43 năm qua. Để hoàn thành một bức ít nhất mất từ 2 đến 3 ngày. Nhiều bức ảnh gốc chụp từ ngày xưa phai mờ, mất hết chi tiết, khó khăn lắm mới vẽ được cho giống.
Bức ảnh chân dung của Trần Thịnh do chính tay ông vẽ được treo giữa cửa phòng.
Ông chia sẻ, nghề truyền thần đòi hỏi tỉ mỉ, chi tiết trong từng đường bút. Chỉ cần sai mọt chút có thể làm khuôn mặt khác đi rất nhiều so với ảnh gốc.
Góc làm việc của ông Thịnh, một giá vẽ, ngăn đựng dụng cụ và một bức hình đang làm dang dở.
Cách đây hơn chục năm, dọc các con phố Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường có tới hơn chục hộ gia đình hành nghề truyền thần nhưng do ảnh hưởng của công nghệ kỹ thuật số đến nay chỉ còn một vài họa sĩ vẫn kiên trì theo đuổi nghề như ông.
(Hoàng Hà)

2 nhận xét:

TranKienQuoc nói...

Anh Phạm Văn Nhân (tác giả bài "Buôi... buồi... buổi...", anh vợ của Công "xìn" k6) cũng là 1 tay vẽ truyền thần ở Ngã Tư Sở (nối nghề của ông già). Sau
khi rời ngũ, ông anh đã sống bằng nghề này và nghề trang trí phông màn cho đám cưới quanh vùng. Chủ đề chính: 2 con chim kẹp mỏ, chữ Song Hỷ và ngơ ngác con nai vàng trong vườn thu (hình như có cả cặp trai gái ôm nhau nhảy?).

Nặc danh nói...

Nhiệt liệt hoan hô chuyên mục.