Thứ Ba, 22 tháng 3, 2011

Trao đổi: NHẬN DẠNG THAM NHŨNG (Tiến "gù")

PHẦN I : NHẬN DẠNG THAM NHŨNG .

Anh em mình phần lớn đều làm công tác KHKT hoặc nghiên cứu xã hội vậy tôi nêu ra vấn đề “NHẬN DẠNG” tham nhũng chắc không ai phản đối , vì nếu không “nhận dạng” được đó là cái gì ? đó là ai ? hình thù ra làm sao ? nơi cư trú của nó ở đâu ? nó hoạt động thế nào ? thì làm sao mà “phòng với chống” ?
Tôi xin phát biểu ý kiến cá nhân một số yếu tố nhận dạng tham nhũng để các bạn tham khảo và bổ xung
1- / Tham nhũng phải là : những con người cụ thể , có danh tính ; không thể là một hoặc những “ảo nhân” hoặc “tập thể” .

2-/  Tham nhũng phải là những người có nắm giữ quyền lực trong hệ thống nhà nước , từ vị trí thấp nhất là bảo vệ hay thường trực một cơ quan cho đến tận cấp cao . Tham nhũng cũng có thể là những người nắm giữ quyền điều hành các công ty cổ phần ngoài nhà nước ( CTCP, Hợp tác xã..)
3-/ Trong tham nhũng không vị trí công tác nào có thể “tham” một mình được , cần phải có một nhóm người ở những vị trí phụ trách chủ chốt của một công việc hợp tác với nhau , cùng thống nhất biện pháp “bòn rút” thì mới có thể tham nhũng được . Những người này họ co cụm lại với nhau bằng một mối liên kết “vì quyền lợi cá nhân” rất bền vững và chặt chẽ , quyền lợi càng nhiều , vấn đề càng to , thì đám người này càng đông thành một hệ thống từ cấp cao đến cấp thấp , là một khối bê tông rất dày và rắn chắc mà không một mũi kiếm nào của các “hiệp sĩ” chống tham nhũng có thể xuyên nổi , may lắm chỉ làm trầy da , xước vẩy lớp ngoài của chúng mà thôi !!!
4-/Chống tham nhũng là chống ai và ai chống được tham nhũng ? Chống tham nhũng là chống một số cán bộ của Đảng và nhà nước có những hành vi sai trái . Đúng . Một người dân thường có chống được không ? Làm gì có chứng cứ ? Luật pháp thì chỉ trọng chứng , không trọng cung ! Nếu không có chứng cứ thì khi người dân tố cáo còn có thể rơi vào tội : “vu cáo cán bộ” , “tung tin thất thiệt , gây hoang mang” hoặc nặng hơn nữa là “nói xấu cán bộ để nói xấu Đảng , chống Đảng , chống Nhà nước” chúng ta đã thấy không ít những chuyện đau lòng của những người cán bộ , hoặc người dân đơn lẻ đứng lên tố cáo tham nhũng . Thực tế cho thấy , một vài vụ tham nhũng được đưa ra xử lý là do bị các cơ quan báo chí phanh phui , do nội bộ tố cáo nhau vì “cămpuchia” không đều và dù có bị đưa ra công luận , thậm chí là bị xét xử trước tòa án thì cũng “lình xình” , dây dưa kéo dài thậm chí có những việc êm êm đi vào quên lãng , bởi vì ngay cả các cơ quan điều tra và tòa án cũng vẫn vấp phải “khối bê tông” đã nói ở trên . Thế mà có người còn định đưa “chống tham nhũng” vào trong các trường phổ thông .
5-/ Vì họ liên kết thành khối , vì họ có chung quyền lợi , vì họ cùng trên một con thuyền , vì họ có “anh trên , em dưới” cho nên kiểu gì họ cũng phải che , phải đỡ cho nhau ! Những Đảng viên , cán bộ không được ở trong “khối bê tông” thì sao ? Vì cuộc sống cuả họ phần lớn là “ngậm miệng ăn tiền” Vậy ai chống tham nhũng đây ?

PHẦN II : THỜI XƯA .
Nối tiếp việc đọc sử xưa “hầu” anh em , hôm nay nhân sắp đến ngày bầu cử QH tôi xin trích dẫn một số việc người xưa tuyển chọn quan chức ra sao :

-          Đời vua Lê thánh Tông - Hồng Đức năm thứ 9 ( 1478 ) . Định lệnh lựa thải quan viên 3 điều : “
1-      Bậc trưởng quan các nha môn văn chức trong ngoài đều phải công bằng xét kỹ các quan viên dưới quyền mình , nếu có kẻ hèn kém , như Tham nghị Lạng sơn Trần Duy Hinh ,……., và những tên đần độn bỉ ổi , không làm nổi việc , đáng phải cho nghỉ , thì làm bản tâu lên , giao cho Lại bộ xét thực , đều bắt phải nghỉ việc ; lại chọn người đã từng làm việc có tài năng , kiến thức , quen thạo việc mà bổ vào thay . ( Sách đã dẫn , trang 736 ) .
2-      ………….
3-      Trưởng quan các nha môn cần phải lựa thải thì phải công bằng sáng suốt , không được theo sự ưa ghét riêng của mình để khi làm công việc ấy được mọi người thành tâm tín phục . Nếu xét người hay dở mà sai sự thực thì Lục khoa , Ngự sử đài , Hiến ty kiểm xét hoặc tâu để trị tội”(Sách đã dẫn , trang 737 )
          Ngày nay thì sao ?

-          Vào đời Vua Lê thánh Tông , Hồng Đức năm thứ 11 ( 1480 ) .
Ngày 20 , ra sắc chỉ rằng : “ Hình quan và các quan thừa hiến phủ , huyện các xứ xét án xử kiện , lấy của đút thì nhiều , giữ lẽ công thì ít có trường hợp để ứ đọng văn án đến 3 , 4 năm ; có trường hợp nha môn trên dưới đùn đẩy lẫn nhau , đổi trắng thay đen , cho trái làm phải , gian trá trăm cách , lý ngay không được tỏ bày , oan trái nhiều , sầu than lắm , đến nỗi hạn hán xảy ra luôn . Triều thần phải công bằng mà lựa chọn hoặc sa thải hình quan và quan thừa hiến phủ huyện các xứ để đều được người giỏi , xét xử đúng lẽ , phải tâu lên để thi hành” ( Sách đã dẫn , trang 750 ) .
- Cũng vào đời Vua này , Hồng Đức năm thứ 12 ( 1481 ) .
Mùa đông , tháng 10 , ra sắc chỉ rằng : “ Quan các vệ , sở ,người nào dám hạch sách tiền của như trước , , tính từ 5 tiền trở lên thì pháp ty sẽ trị tội theo luật pháp , ngoài ra , từ 4 tiền trở xuống thì nhất luật bãi chức sung quân , như lệ quan viên tham nhũng” . (Sách đã dẫn , trang 758 )

Nguyễn-Viết-Tiến ( Tiến “gù” )



10 nhận xét:

Khoai việt nói...

Tham nhưng lạnh lùng, không sách nhiễu người khác có được gọi là tham...nhũng không?

Tiến "gù" nói...

Theo tôi : cứ lấy của dân , của công là tham nhũng rồi không cần biết có nhũng ai không . Theo tôi dùng từ "tham nhũng" cho lịch sự chứ nếu "dịch" ra chữ Việt nôm na thì có nghĩa là "ăn cắp" .Tôi chờ dẫn chứng "tham mà không cần nhũng" của bạn ?

Nặc danh nói...

Cứ đơn giản thế này, dân lao động có thu nhập thì phải nộp thuế TNCN(nộp ngân sách); còn quan chức, công chức được hưởng lương qua ngân sách (nhưng làm thì không hiệu quả, lại phiền nhiễu dân). Hơn thế nữa, mỗi lần dân cần làm việc gì lại phải chi cho quan. Vậy là chúng nó "móc" của dân nhiều lần. Chưa kể "ăn hoa hồng" qua các dự án (cũng từ tiền ngân sách), rồi nhận đút lót của doanh nghiệp. Vậy là có nhiều kiểu ăn của quan, mà thật ra là ăn cắp!

Nặc danh nói...

Tiến gù bàn cái chuyện tày đình nhiễu nhương : Tham nhũng ở nước ta… Xin chưa bình luận gì vội vì chuyện này còn dài dài…
Còm gửi BT5(3) bài dịch của Nguyễn văn Đồng đăng trên 3A Quế Lâm.
Người Tầu thừa nhận nước họ tệ tham nhũng đến bẩn thỉu, vơ vét đến cả chổi cùn rế rách ("Nhũng" - từ Hán Việt có nghĩa là cái phần dư thừa, lộn xộn, lê thê, tạp nham…), nhưng khẳng định tệ nạn này chỉ có trong bọn quan chức, những kẻ nắm quyền hưởng lợi từ thành quả Cách mạng của tầng lớp Vô sản! Chứ Cách mạng tư sản, do thấu hiểu cái tham của lòng người, họ có cơ chế để răn đe công chức quan quyền của họ.
( Trần Đình Ngân )

Nặc danh nói...

Cùng xúm lại "ăn" xong rồi lại cùng xúm lại bỏ phiếu không kỷ luật tập thể , cá nhân nào cả thì làm gì có tham nhũng?

Nặc danh nói...

thôi nào !VINASIN là con tầu lớn (1 trong 5 thành phần kinh tế)dang tiến dần dến bến bờ .....giá như ai dó mà dược bám vào con tàu này 5 năm thôi thì sống cả đòi tầu này mà không dắm cứ đi mãi thì chết dân.thôi thì ...

Tiến "gù" nói...

Hầu chuyện bác Ngân : chữ "nhũng" trong hán tự gồm có hai bộ : trên là bộ "mịch" chùm lên bộ "kỷ" thành ra chữ "nhũng" ( phiên âm hán đọc là "rỏng" ) .Chữ này là một trong những chữ có kết cấu đơn giản nhất trong hán tự , thế mà hóa ra lại thành phức tạp trong cuộc sống - một trong những nghĩa của chữ này là : gian dối - Còn thưa bác chuyện chống tham nhúng đang được toàn dân hưởng ứng ấy mà có chi là tày đình đâu .

Nặc danh nói...

Bao giờ ta có được hai điều cơ bản :
1. Công khai, minh bạch
2. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật
thì hãy nói đến chuyện chống được tham nhũng.
Ngoài ra còn phải có cơ chế " Tam quyền phân lập", "tất cả phải phục tùng hiến pháp và pháp luật", chứ còn có thành phần được ngồi xổm trên luật pháp thì muôn thuở không làm gì được đâu.

Nặc danh nói...

Kiểu như : BCT quyết(đã có ý kiến) thì QH mới được ra luật!
Ăn của dân ,phá của nước thì Chị bảo là không khuyết điểm ( chính xác là chưa đến mức khuyết điểm ) thực chất là, của ấy có phải là của ChịChínhBộ đâu! cùng ăn, cùng dùng chung mà .

Nặc danh nói...

Bao che cho tham nhũng là có tội , nhưng em xin hỏi các bác : " làm ngơ cho tham nhũng hoành hành , bỏ phiếu bảo là tham nhũng không có tội thì thế nào ??? "