Nhận tin nhắn của Hoàng Việt Dũng k5 ngoài HN: "Tang le anh Tuan to chuc tu 13.30 den 15.00 ngay 2/7/2011 tai Nha tang le Bo QP HN...". Đọc không dấu nên không hiểu "Tuan" nào. Hỏi lại mới hay anh Nguyễn Ngọc Tuân...
Những kỉ niệm với anh tràn về... Hè 1970 cánh k5 Trỗi lên ôn thi trên Lạng Sơn cùng nhiều lính cũ, trong đó có Quang Bắc k5 cùng cánh lính không quân. Các anh là trung cấp kĩ thuật sửa chữa Mig-21 ở sân bay Đa Phúc, từng tốt nghiệp Technikum ở Krasnoda (CCCP): anh Phạm Văn Kỉnh (radar), anh Nguyễn Văn Tam (anh Thái "mốc" k4, thợ đặc thiết), anh Đoàn Mạnh Hùng (thợ cơ giới, anh cả nhà anh Tiến Dũng k1 và Việt "vít" k6), anh Nguyễn Ngọc Tuân (thợ vô tuyến), anh Cơ (cơ giới), anh Nhân (radar)...
Được gọi lên Quân sự, thế nào mấy thằng Trỗi lại học cùng anh Tuân, anh Tam, anh Hùng, anh Kỉnh... ở lớp Thông tin k5. Chơi với nhau mới biết anh Tuân là con thầy hiệu trưởng đầu tiên của trường Trỗi (thời đầu ở Trại Hòe, Trại Cờ - Hà Bắc) - thầy Nguyễn Hữu Điền, và là anh trai Thanh Kỳ k3.
Ông anh lớn hơn 4-5 tuổi nhưng hay chơi với tụi lính trẻ, hay tham gia văn nghệ. Hóa ra ông anh sinh hoạt đội múa Cung Thiếu nhi HN từ những năm 60 nên hát, múa rất hay. Tôi và Chí Hòa, Văn Huấn phải đệm đàn cho ông anh đơn ca. Còn nhớ khi ca sĩ Kim Oanh hát "Việt Nam trên đường chúng ta đi" trên sóng Đài Tiếng nói VN thì anh cũ học ngay và biểu diễn trong hội diễn gần nhất của nhà trường. Ông anh sống tình cảm, chăm sóc bọn Trỗi chúng tôi (nhất là Kháng Trường) rất chu đáo như 1 bà chị, nào giặt giũ, nấu nướng, có việc gì khó là làm thay... (thậm chí bọn tôi còn gọi anh với cái tên thân thương "chị Tuân").
Tốt nghiệp, ông anh được điều về lữ đoàn tên lửa mặt đất trên Bắc Kạn. Sau đó về Hải quan HN cho tới khi về hưu.
Ngày ra HN, mỗi chiều đón con gái đi học về từ trường Bình Minh (Bông Ruộm) thì lại gặp ông anh. "Anh đi đón con à?". "Không, đón cháu nội". Ông anh tuy đã nghỉ hưu nhưng vẫn sôi nổi, tham gia Ban phụ huynh học sinh và thường dạy nhảy đầm cho thầy cô, phụ huynh.
Đã 4 năm nay không liên lạc với ông anh. Nay nghe tin anh mất. Điện hỏi anh Kỳ thì hay, ông anh bị tiểu đường đã lâu, nay yếu dần và mất hôm kia khi vừa qua tuổi 64.
Mấy ông anh trong đoàn lính không quân về dự thi trên Lạng Sơn đi dần... đầu tiên là anh Hùng "min", rồi anh Tam, nay là anh Tuân. Quay đi quay lại đã hơn 40 năm. Xin thắp nén tâm nhang nhớ đến các anh, những người anh, những người đồng đội!
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
6 nhận xét:
Anh xin gửi lời chia buồn tới các bạn "bantroi5" cùng gia đình các bạn có người "thoát khổ cõi trần gian" (theo lý thuyết nhà Phật).
Song vẫn phải gửi bài cuối tuần cho em vì đời không thể thiếu tiếng cười.
Xin chia buồn với gia đình anh Tuân và Thanh Kỳ.
Quên, lời chia buồn trên của bác Tiến "gù".
Như vậy, số học viên lớp Thông tin k5 HVKTQS đã mất: Đoàn Mạnh Hùng, Lê Viễn Chiến, Bồ Xuân Vinh, Nguyễn Văn Tam, nay là anh Nguyễn Ngọc Tuân.
Hôm nay tôi đã đến dự tang lễ anh Tuân .Đến đó tôi đã gặp Chí Hòa ,Hà văn Công,Bùi Công Chính ,Hoàng Việt Dũng, Tuấn Kiệt,hoàng Minh Sơn,Hoàng Việt,Giang k3,các anh :Lâm gia Điền ,Phạm Vĩnh Thắng,Huỳnh Yên .Nghe Mính Sơn nói Võ Quôc Khải cũng đến >Hơi buồn vì thấy anh em k5 DHKTQS đến hơi ít,lớp VTD chỉ có 2 người .Đến viếng chủ yếu là người của Hải Quan .Nghe Công Chính nói anh Nguyễn Phôi cũng đã mất mấy năm trươc.Hoàng Chương
Thế cũng là nhiều vì anh em ta tứ tán cả. Chương nhớ lấy điện thoại các anh.
Nhớ anh Nguyễn Phôi. Anh mất ở đâu?
Khải sát giờ mới đến. Ngày 5/7 này cũng viếng bố vợ Khải từ 11g-13g tại NTL Viện 108.
Đăng nhận xét