Con đường nhỏ tắt sang nhà Khánh Hòa ở đoạn cong cong rẽ sang Nguyễn Thượng Hiền có một cây ổi đào. Lần nào đi qua cũng ngửi thấy thơm mùi ổi. Trên đường thấy có những quả ổi chín rụng, bị xe chạy qua nghiền nát, ruột đỏ hồng. Có lẽ mùi thơm từ đây?
... Năm 1963 nhà tôi chuyển về nhà 99 Trần Hưng Đạo. Ngay cổng có cây khế (mà anh Ngân sau này cứ nhắc lại: "Cây khế trồng vườn nhà ông Trần Độ nhưng cành thì rủ sang nhà 99. Bà Tâm chịu khó quét lá khế rụng mỗi sáng nhưng quả thì nhà ta thu hoạch"), trong sân còn có cây nhãn, cây sấu, cây bàng và cây ổi.
Nhà tôi trước đó ở khu gia binh BTTM 38 Trần Phú. Chuyển về nhà mới hôm trước, ngay hôm sau, 1 lũ 1 lĩ trẻ con khu 38 kéo sang chơi. Từ khu 38 sang nhà 99 chừng hơn cây số, cứ theo đường Nam Bộ tới cửa ga Hàng Cỏ thì rẽ trái trăm mét là tới. Bọn nó sướng quá vì thấy trong vườn có nhiều cây ăn quả.
Cây khế sai trĩu cành, mà lại là khế ngọt. Cứ tung dép lên là có quả rụng. Sáng ra thấy quả rụng đầy cổng. Dọn đi mà tiêng tiếc.
Cây nhãn thì phải đến tháng 5 mới có quả, mà quá cao. (Sau này phải làm dọ gắn trên cây sào dài mới thu hoạch được. Nhãn nhà tôi cùi dày, ngọt, ít nước. Bà Tâm cứ bảo, năm nào nhãn nhiều nước là năm ấy nước sông to, có lụt). Không kịp thu họach là dơi xơi sạch, nhả hạt đầy sân.
Cây sấu cũng nhiều quả. Bà Tâm hay gọt sấu ngâm đường cho bọn trẻ con ăn mỗi khi ngủ trưa dậy hay đánh dấm sấu cho nồi rau muống luộc. Trưa hè ăn cơm mà được húp nước rau muống đánh dấm sấu thì cứ gọi là tuyệt... cú mèo!
Cây vô duyên nhất trong sân là cây bàng. Lá thì nhiều mà mùa hè thì có sâu róm. Có năm phải nhờ anh Quyền đầu bếp của ông Độ (tay này người Ninh Bình, đen sì, to như Trương Phi, giã giò chả có tiếng) leo lên chặt bớt cành. Khi xuống người anh đỏ rần, mẩn ngứa.
Cây mà bọn trẻ nhà 99 và chúng bạn đến chơi mê nhất là cây ổi găng. Quả thì chỉ bằng nắm tay, lòng trắng màu mỡ, ăn cũng rất thơm. Dưới gốc ổi có đặt bàn bóng bàn. Thằng nào đánh cứ đánh, còn lại vắt vẻo trên cành vặt ổi. Thân cây ổi gỗ se lại, chắc lắm; mấy thằng bu lên mà chả gãy. (Được chục năm sau thì cây ổi mỡ bị chết. Chắc vì già quá!).
Cứ nhớ mãi cái mùi thơm thơm hệt như mùi ổi chín những buổi sáng chạy ngang cây ổi đào.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Thiên An Môn (Huy Đức)
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
2 nhận xét:
Ký ức tuổi thơ bao giờ cũng rất đẹp,khi con người bước vào tuổi "sáu sị" ,ký ức ấy còn đẹp hơn ,trong sáng thân thương,có ký ức ấy chúng ta yêu cuộc sống màchúng ta đang sông hơn. ký ức về Nhà 99 ,cây sấu,cây khế nhà bên,cây ổi ,cây nhãn , cây bàng đầy sâu róm mà anh Cầu bên nhà 97 hay sang tỉa cành ,sẽ theo TÁM anh,chị,em chúng tôi mãi,mãi. KC
Lái xa là Trần Lũy; còn đầu bếp là anh... ??? Dù cụ Độ đã nghỉ hưu nhưng thỉnh thoảng anh vẫn lên HN thăm cụ.
Đăng nhận xét