Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011

Quà tặng các bác lính già nhân 22/12: "Vũ khúc Hungari số 5" (Thủy k42)

Johannes Brahms (7/5/1833 – 3/4/1897) tại thành phố cảng Hamburg, miềnBắc nước Đức, là một nhà soạn nhạc, chơi đàn pianovà chỉ huy dàn nhạc người Đức. Ông là con trai thứ hai của Johann Jakob Brahms, một nhạc công kiêm ca sĩ đường phố. Giống như rất nhiều nhạc sĩ nổi tiếng khác, cậu bé ngay từ nhỏ đã được khuyếnkhích thiên tài âm nhạc của mình.


 Johannes Brahms là một trong những nhà soạnnhạc vĩ đại, được coi là người thứ ba trong bộ “Ba-B”: Beethoven, Bach, vàBrahms. Một mặt, ông vừa tìm về với truyền thống, vừa cách tân và đem tới choâm nhạc cổ điển những nguồn sáng tạo mạnh mẽ.
Họcđàn từ thủa 5 tuổi, Brahms đã được sự dìu dắt của người thầy đầu tiên chính làcha mình, tới một thầy dạy đàn tư nhân, rồi đến Eduard Marxsen, một nhà giáonổi tiếng. Chính tại đây, Eduard Marxsen đã dạy Brahms học piano, sáng tác và lý luận, đồng thời khích lệ lòng say mê âm nhạc của cậu học trò nhỏ và dự đoánsự nghiệp rực rỡ trong tương lai của ông. Marxsen đã trở thành một trong haingười thầy để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong cuộc đời Brahms. Người thầy thứhai là Robert Schumann.
Brahmsgặp Schumann lần đầu tiên tại Duesseldorfs. Khi đó, Schumann đã vô cùng nổitiếng. Sau khi nghe Brahms trình diễn, Schumann đã vô cùng kinh ngạc và ngaylập tức tả về Brahms trong một bài báo: “Bậc thầy biểu đạt hoàn hảo tâm hồnthời đại”, “Là nghệ sỹ đã thể hiện tinh thần của thời đại mình một cáchhoàn thiện – hoàn mỹ. Brahms xuất hiện như một đấng sáng tạo mà mọi vẻ diễm lệvà oai hùng đều đứng xếp thành hàng danh dự….” Tên tuổi của Schumann là mộtbảo đảm vô cùng uy tín, khiến Brahms được biết đến trên khắp thế giới và có mộtchỗ đặt chân tương đối vững chắc trên bầu trời âm nhạc châu Âu. Khi ấy,Johannes Brahms mới 18 tuổi.

Saucuộc gặp gỡ định mệnh này, Schumann đã trở thành người dẫn dắt Brahms trên conđường âm nhạc. Không chỉ có thế, Brahms còn được tới sống cùng Schumann, đượctạo điều kiện để sử dụng thư viện đồ sộ của ông, nhận được những lời khuyên củaSchumann về các sáng tác của mình. Đôi khi, Bramhs được đi biểu diễn khắp cácnhà hát danh tiếng cùng Clara Schumann, vợ của thầy, cũng là một nhà soạn nhạcvà một nghệ sĩ piano hàng đầu. Ngược lại, Brahms cũng quản lý công việc giađình cho thầy mình trong thời gian bệnh rối loạn thần kinh của Schumann trở nênnghiêm trọng hơn, và mời các thầy thuốc giỏi nhất đến để chữa trị. Tuy vậy, dobệnh tình quá nặng, Schumann đã qua đời vào ngày 29/07/1856. Từ đó, Brahms giữvai trò người bảo trợ cho gia đình Schumann, gồm vợ ông – Clara Schumann và 8người con.
Khôngai biết tình yêu của Johannes Brahms với Clara Schumann – vợ của thầy giáo ông,người hơn ông tới 14 tuổi đã bắt đầu khi nào, nhưng rất có thể, những tiền đềcủa nó đã nảy nở khi Brahms cùng Clara cùng nhau biểu diễn ở nhiều nơi. Bảnthân Schumann, vì hỏng một ngón tay từ thủa còn trẻ, nên không thể tham giabiểu diễn mà chỉ chuyên tâm vào con đường sáng tác. Khi tới với Schumann,Brahms còn rất trẻ và Clara lúc đó cũng mới chỉ hơn 30 tuổi.
Saukhi Schumann mất, Clara rơi vào suy sụp, không thiết tham gia các hoạt động xãhội và các buổi hòa nhạc nữa. Brahms chính là người động viên Clara trở lạibiểu diễn, truyền bá các tác phẩm của Schumann. Nhờ đó, Clara có được niềm vuisống cũng như thắp sáng lại tình yêu âm nhạc.
Brahmsvà Clara cũng thường xuyên viết thư cho nhau, chia sẻ suy nghĩ về cuộc sống,gia đình, quan niệm của mình về âm nhạc, về hoạt động sáng tác, biểu diễn. Họquan tâm đến nhau một cách trong sáng và cao thượng như hai người tri kỷ, khônggợn vết nhục dục hay lợi dụng. Đôi khi, người ta bắt gặp những lời lẽ thân mậtvà yêu thương, nhưng ngay cả những lời lẽ ấy cũng không thể khiến người ta nghĩxấu về mối quan hệ giữa Brahms và Clara. Tình yêu thầm lặng của Brahms vớiClara vẫn tiếp tục được ấp ủ trong im lặng, dù cả hai người đều biết và giữ lạicho nhau sự tôn trọng tới mức thuần khiết. Nếu như trong đời Brahms có haingười thầy có tác động lớn nhất là Eduard Marxsen và Robert Schumann, thì haingười phụ nữ gắn bó nhất với ông chính là mẹ ông và Clara Schumann.
Ngườita nói rằng sau này, Johannes Brahms đã từng cầu hôn Clara Schumann, tuy nhiênbà đã khước từ, vì thời điểm đó Brahms đang ở đỉnh cao của danh vọng, việc bàtái giá với Brahms sẽ tạo ra những lời xầm xì có thể làm ảnh hưởng tới sựnghiệp của Brahms. Mặt khác, dường như bóng dáng của người chồng quá cố RobertSchumann vẫn còn hiện diện khắp nơi trong cuộc sống Clara, khiến bà nguyện ởvậy và dành tình yêu duy nhất cho Schumann.
Suốtcuộc đời, dù dường như đã yêu vài người phụ nữ, Brahms vẫn sống độc thân, khônglấy vợ, trừ một lần đính hôn với Agathe von Siebold – một ca sĩ, con gái một vịgiáo sư nổi tiếng của Đại học tổng hợp ở Goethingen vào năm 1859 nhưng rồi cuốicùng cũng không thể đi tới đám cưới.
Lúcấy, Brahms vẫn theo sát những thay đổi của gia đình Clara. Khi 4 người con củaClara lần lượt qua đời, Brahms đã an ủi và xua tan đám mây u tối ám ảnh Clara,lúc trực tiếp, lúc qua những lá thư. Khi Julie Schumann –  con gái củaRobert Schumann và Clara Schumann kết hôn, Brahms đã viết một bản Rhapsodie viếtcho giọng nữ trung, hợp xướng và dàn nhạc để làm quà tặng.
Năm1891, Clara Schumann có buổi biểu diễn cuối cùng trước công chúng tạiFrankfurt, Đức. Tác phẩm cuối cùng bà biểu diễn chính là Biến tấu và fugue trênchủ đề của Handel của Brahms. Tháng 3 năm 1896, Clara Schumann bị đột quỵ.Brahms đã hủy bỏ kế hoạch đi nghỉ tới Italy để đợi tin sức khỏe hồi phục củaClara, nhưng bà đã không còn có thể trở lại được nữa. Bà mất vào 20 tháng 3 năm1896. Bản nhạc cuối cùng mà bà nghe trên giường bệnh là bản Romance giọng Phathăng trưởng của chồng do người cháu Ferdinand biểu diễn.
Trong di chúc của mình, ClaraSchumann đã viết về Brahms với những dòng thật đẹp:
“Ông ấy đã tới như một người bạnthực sự, chia sẻ với ta mọi nỗi buồn; ông đã khiến ta mạnh mẽ hơn ngay trongnhững thời điểm tưởng như trái tim ta tan vỡ. Ông là nguồn động viên tinh thầnvà khiến cho những suy nghĩ của ta trở nên sáng tỏ hơn. Ông thực sự là mộtngười bạn với nghĩa trọn vẹn nhất của từ này.  Ta có thể nói với các con,ta chưa bao giờ yêu quý một người bạn nào khác như yêu quý ông; bởi đó là sựthấu hiểu lẫn nhau một cách mỹ mãn của hai tâm hồn. Ta không yêu quý ông ấy bởisự trẻ trung, cũng không phải bởi bất kỳ lý do phù phiếm nào khác, mà vì sự mềmmại của tâm hồn, bởi tài năng thiên phú và bởi ông có một trái tim cao thượng…Joachim (Joseph Joachim – nghệ sĩ violin thường biểu diễn cùng Clara) cũng làmột người bạn thực sự của ta, nhưng Johannes mới thực sự là người đã nâng đỡta.  Với tất cả những điều đó, ta phải nói với các con rằng, đừng để tâmđến những kẻ nhỏ nhen và ghen tị đã làm u ám nguồn ánh sáng của tình yêu vàtình bạn của ta, những kẻ luôn nghi ngờ mối quan hệ đẹp đẽ này. Họ sẽ không baogiờ và không thể hiểu hết được đâu.”
Khôngđầy một năm sau khi Clara mất, Johannes Brahms cũng qua đời vì mắc bệnh ung thưgan. Ông được an táng tại nghĩa trang Währing, Vienna, bên cạnh mộ phần củaBeethoven và Schubert, hai nhà soạn nhạc bậc thầy mà ông vẫn hằng ngưỡng mộ.
Và một trong  những tác phẩm của ông được công chúng biết đến đó là các bản Vũ khúc Hungary (Hungarian Dance, tiếng Đứclà: Ungarische Tänze). Xin mời các bạn cùng thưởng thức Vũ khúc Hungari số 5 (Hungarian Dance No.5)- một bản nhạc tươi vui, sôi nổi,rộn ràng mà tôi yêu thích!

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

Cảm ơn cháu Thủy!!!