|
Đình làng bên giếng cổ. |
Lứa Trỗi chúng mình, giữa những năm 1960 gắn liền những ngày đi sơ tán máy bay Mỹ, sống ở những vùng bán sơn địa (Hiệp Hoà, Hà Bắc; Trung Hà, Hưng Hoá...). Nơi có những dãy đồi lúp xúp, đất đai khô cằn "chó ăn đá, gà ăn sỏi". Nhưng ở đây hễ có những giếng nuớc thì cái nào cũng trong vắt, nhìn tận đáy, nuớc ngọt, mát lịm (nhất là giữa những trưa hè)...
Ngày nào cũng đập vào mắt bọn trẻ những bức tuờng, những ngôi nhà xây bằng gạch đá ong.
Đầu óc ngây thơ của bọn trẻ thị thành được bà con giải thích, gạch đá ong chỉ cần đào ở trên đồi, xắn vuông theo kích thuớc (khi đó do còn thấm nuớc nên mềm), chẳng cần cho vào lò nung như gạch ta mà chỉ phơi nắng, phơi gió một thời gian là rắn chắc lại, dùng đuợc. Ngày xưa xây chùa, đền, các cụ chỉ trộn vữa với mật mía để liên kết từng viên gạch; nay mới dùng vữa xi.
Lần rồi anh em k5 HN đón bạn hiền miền Trung đi xuyên Việt. Mời bạn đi thăm thú khắp nơi rồi sau khi thăm cơ ngơi của em Sùng Hải thì dẫn lên thăm làng cổ Đuờng Lâm (có trong danh sách Tour-guide). Cũng tại đây được nhìn, nhắm những ngôi nhà cổ (đúng là cổ thực sự!) với những bức tuờng xây bằng gạch đá ong cổ. Nhìn, ngắm mà nhớ lại một thời!
Xin ghi lại một số hình ảnh ấn tuợng!
|
Những bức tuờng rào còn giữ nguyên gạch đá ong. |
|
Góc nhà tuờng không cần trát vữa. |
|
Cổng một ngôi nhà xây bằng gạch đá ong, rêu phong cổ kính. |
|
Thành giếng xây bằng gạch đá ong đã mấy trăm năm nay. |
|
Cổng nhà cổ nhất làng (xây từ thế kỷ 15). Gạch đã mòn theo thời gian. |
|
Lối vào nhà cổ. |
|
Tường trong sân vừơn. |
|
Mái nhà cổ còn đây. |
|
Đống gạch này bị chê là quá cũ hay... đã có người đăng kí? |
Ngày nay nghe nói có công nghệ mới: đào sỏi đất trên đồi rồi dùng khuôn đóng gạch, cứ thế xếp phơi ra nắng cho đến khi thành gạch. Đâu như gọi là "gạch đất đồi không nung"?
Tiếc là hàng trăm nhà cổ của Đuờng Lâm không còn giữ đuợc nguyên trạng. Do điều kiện kinh tế và thay đổi của thời cuộc mà chúng bị phá đi, thay bằng những nhà xây gạch, đổ tấm. Con đuờng làng đuợc mở rộng, không còn nhiều đoạn lát gạch ta nghiêng (theo quy uớc của làng sau mỗi đám cưới phải lát mấy chục mét nên sau hàng trăm năm có toàn bộ đuờng làng đẹp, sạch) mà thay thế bằng con đường bê tông hoá...
Ra về với một nỗi buồn man mác truớc một di sản quý bị con người tàn phá.
Chợt nhớ đến Daxu, một làng cổ ở ngoại ô Quế Lâm, được người TQ giữ gìn cẩn thận. Chú Đắc Hoà từng phi taxi đến rồi lang thang ôm máy đi chụp và có bài trên Bee.net.vn... Con đuờng lát đá xanh chạy giữa hai dãy nhà còn nguyên trạng, nhưng cấm các loại xe có động cơ. (Taxi chỉ được phép dừng ở cổng làng, xe máy cũng cấm). Chả thấy thanh niên, con trẻ mà chỉ thấy các cụ già đang ngồi tựa bậu cửa ngủ gà ngủ gật, có cụ bà đang ngồi đan len hay vài cặp đang đánh cờ... Có lẽ phải thế chứ?
1 nhận xét:
Có nhiều tiền nhưng không gìn giữ di sản thì sẽ vĩnh viễn mất những gì đã có.
Đăng nhận xét