Maurice Ravel (1875-1937) là một trong số các nhà soạn nhạc quan trọng và gây ảnh hưởng nhất đầu thế kỷ 20. Mẹ của Ravel là người xứ Basque, nguyên cớ cho niềm mê say trọn đời của Ravel dành cho âm nhạc Tây Ban Nha. Cha ông là một nhà phát minh và là kỹ sư người Thụy Sĩ, nguồn gốc chính của việc Ravel tận tâm với tính chính xác và khéo léo trong tác phẩm của mình. Ở tuổi 14, Ravel vào Nhạc viện Paris nơi cậu học từ năm 1889 đến 1895 và từ 1897 đến 1903.
Trong âm nhạc, nhiều nghệ sĩ thường bị giới thưởng ngoạn “đóng khung” trong một tác phẩm được họ ưa thích nhất. Nói đến Georges Bizet, ai cũng nhắc tới Carmen, nói đến Schubert thì người ta thường nhớ tới Sérénade. Cũng vậy, Boléro đã đông lạnh Maurice Ravel, trong khi, với ông, đây chỉ là “một thử nghiệm theo một ý hướng mới mẻ nhưng rất hạn chế và chẳng có tham vọng gì.”
Boléro là nhạc khúc thuộc loại nổi tiếng nhấtthế giới, được người nghe nhận ra ngay. Nhưng, với người trình tấu, các nhạccông và cả nhạc trưởng, thì dù có nhận ra ngay người ta cũng không dễ ngâm ngacho đúng. Ðằng sau một chuỗi điệp khúc được các nhạc cụ tấu lên và luyến láyrất nhiều lần, mỗi lần một khác, mỗi lúc một dồn dập quay cuồng, là cả một sựdụng công cầu kỳ. Boléro là nhạc khúc dễ nghe, khó diễn mà hầu như ai ai cũng biết.Hoàn cảnh ra đời của nhạc khúc nổi tiếng là thế này:
Năm 1927, nàng IdaRubinstein (sinh năm 1885, mất 1960) (vũ công ballet) đề nghị Maurice Ravelsoạn một tác phẩm với màu sắc Tây Ban Nha cho mình biểu diễn nghệ thuật múa.Năm ấy, Ravel đã vang danh thế giới và chuẩn bị lưu diễn tại Bắc Mỹ. Ông đượcnàng Ida yêu cầu vì đã viết nhiều tác phẩm cho các đoàn vũ (Ma Mère l'Oye, LaValse hay Daphnis et Chloé cho dàn Ballets Russes của Ida) và cũng quen thuộcvới âm sắc và giai điệu Tây Ban Nha (Pavane pour une infante defunte, RaphsodieEspagnole).
Trên đường qua Mỹ, đượcgiới hâm mộ nồng nhiệt đón nhận và gặp người soạn nhạc còn trẻ là GeorgeGershwin rồi nghe nhạc jazz của người da đen, Ravel đã lởn vởn trong đầu nhữngcảm hứng cho tác phẩm nàng Ida yêu cầu. Ông dự tính dùng lại giai điệu Tây BanNha trong tác phẩm Iberia do Isaac Albéniz viết cho dương cầm để soạn ra vũkhúc Fandango nhưng sau phải bỏ vì những trở ngại về tác quyền. Từ Hoa Kỳ trởvề, ông quyết định viết ra một tác phẩm hoàn toàn mới, một vũ khúc có néttruyền thống andalouse, và đặt tên là Boléro.
Trong buổi công diễn đầu tiên tại nhà hát Opera Paris ngày 22/11/1928,Boléro đã khiến khán thính giả choáng váng. Ida Rubinstein vào vai một vũ nữflamenco nhảy múa trên một chiếc bàn dài trong một quán rượu Tây Ban Nha. Vâyquanh cô là những người đàn ông mà niềm ngưỡng mộ đã trở thành nỗi ám ảnh dụcvọng.
Trước đó, Ravel không hoàn toàn tán thành ý tưởng dàn dựng này. Khi soạnnhạc, ông mang ý niệm rằng đó sẽ là một cảnh ngoài trời, trước một nhà máy vàtiếng máy móc chạy sẽ tạo ra một nhịp điệu cố định. Những công nhân tham giavào vũ điệu trong khi diễn ra câu chuyện về một dũng sĩ đấu bò bị đối thủ ghenghét sát hại.
Mặc dù thành công ngay lập tức khi làm nhạc nền cho ballet, nhưng thời hoàngkim của bản nhạc Boléro chỉ thực sự bắt đầu sau khi hợp đồng độc quyền sử dụngvới Ida Rubinstein hết hạn và những buổi hòa nhạc có trình tấu Boléro được tổchức đúng với ý tưởng của ông.
Boléro là cảm xúc không hồn nhiên mà đầy mê đắmnhờ nghệ thuật phối khí và bố cục âm thanh của Ravel. Trên nền tiếngtrống gõ theo nhịp boléro và tiếng bật pizzicato của dàn dây, một sáo flute bắtđầu trình bày giai điệu chủ đề sẽ chiếm ưu thế trong toàn bộ tác phẩm. Một kènclarinet lặp lại chủ đề rồi một bassoon (kèn faggot)trình bày tiếp phần phát triển uể oải và ảm đạm. Rồi giọng dịu dàng của kènoboe d'amore nổi lên dẫn dắt giai điệu.
Tiếp theo đó, một số nhạc cụ đồng thời chơi giai điệu ở những giọng khácnhau. Dần dần, có nhiều nhạc cụ tham gia hơn và kèn trombone gây ấn tượng vớikỹ thuật glissando (vuốt âm) kiểu nhạc jazz.
Âm lượng của các nhạc cụ tiếp tục lớn hơn, huyên náo hơn. Đến gần cuối tácphẩm, sự thay đổi đột ngột của điệu thức. Tiếng chiêng và cymbal rền vang tạocho tác phẩm một kết thúc chói tai, kịch tính.
Boléro là một lời tiết lộ hùng hồn về sức mạnh của âm nhạc vượt trên nhữnggiới hạn xúc cảm của chúng ta.
Xin mời các bạn thưởng thức tác phẩm tuyệt diệu này qua phần biểu diễn của dàn nhạc nổi tiếng được cả thế giới biết ơn.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- MỘT ĐỜI NHỚ NHAU (Trần Phong k5)
- NHỚ DUY ĐẢO
- Thăm tư gia của Nhất Trung
- SINH VIÊN QUÂN SỰ CÙNG NHỮNG CHUYẾN TẦU (KQ)
- Nghề xin ăn không chỉ có ở VN (ST: Trần Đình Ngân)
- Lần đầu công bố: Những phút cuối cùng của Lưu Thế Dũng (Tư liệu gia đình)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2012
"Boleró" và tác giả Maurice Ravel (Thủy k42)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
3 nhận xét:
Cảm ơn Thủy k42 đã có sưu tầm và bài viết rất công phu. Đầu năm ngeh Bolero mà thấy rạo rực trong lòng!
VA
Sớm hôm nay phải dùng Proxy: 112.197.8.38 - 808.
mới vào được. Không hiểu các bạn thế nào?
@ bá (bác) Kiến: Hi, ở nhà cháu lúc nào cũng vào rất ok ạ.
Đăng nhận xét