Tìm hiểu thêm về tên gọi và hoàn cảnh ra
đời của các lá cờ biểu tượng cho
chủ quyền Quốc gia trong lịch sử Việt nam. (Trần Đình- ST)
Tính từ thời nhà Nguyễn (1892), trên lãnh thổ Việt nam tồn tại một số lá cờ
mang tính biểu tượng Quốc gia (Quốc kỳ) có thể liệt kê dưới đây :
1. Long Tinh Kỳ (1802-1885) : Quốc Kỳ nguyên thủy của
triều đình Nhà Nguyễn
Đối chiếu với các tài liệu được tham khảo thì lá quốc kỳ đầu tiên trong
thời nhà Nguyễn đã được đặt tên bằng tiếng Hán là “Long Tinh Kỳ”. (Ghi chú cho
tuổi trẻ Việt Nam: Ý nghĩa của các chữ Hán như sau: Kỳ là cờ. Long là Rồng,
biểu tượng cho hoàng đế, có màu vàng. Râu tua màu xanh dương chung quanh tượng
trưng cho Tiên và cũng là màu đại dương, nơi Rồng cư ngụ. Tinh có nghĩa là ngôi
sao trên trời, mà cũng có nghĩa là màu đỏ. Màu đỏ còn biểu tượng cho phương Nam
và cho lòng nhiệt thành. Long Tinh Kỳ là Cờ Rồng có chấm Đỏ viền tua xanh, biểu
hiệu cho một dân tộc có nguồn gốc Rồng Tiên ở phương Nam vùng nhiệt đới.)
Đây là hình lá cờ Đại
Nam của triều đình Đồng Khánh, được tìm thấy qua tài liệu của người Tây phương.
3. Quốc kỳ Nền Vàng Ba
Sọc Đỏ dưới hai triều đại Kháng Pháp 1890 – 1920
Nền vàng.
Ba sọc đỏ bằng nhau biểu hiệu Bắc Nam Trung bất khả phân.
Có thể nói Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ – gọi tắt là “Cờ Vàng” – là lá “quốc kỳ” đúng nghĩa đầu tiên của dân tộc Việt, vì nó hàm chứa nguyện vọng độc lập và thống nhất của lãnh thổ Việt.
Ba sọc đỏ bằng nhau biểu hiệu Bắc Nam Trung bất khả phân.
Có thể nói Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ – gọi tắt là “Cờ Vàng” – là lá “quốc kỳ” đúng nghĩa đầu tiên của dân tộc Việt, vì nó hàm chứa nguyện vọng độc lập và thống nhất của lãnh thổ Việt.
Sự kiến tạo lá quốc kỳ
mới ấy có nhiều ý nghĩa vô cùng quan trọng:
- Thể hiện ý chí đấu
tranh, bác bỏ hiệp ước Quý Mùi, “chia để trị” của thực dân Pháp, đã tao ra tình
trạng Nam Kỳ thuộc địa, Trung Bắc kỳ bảo hộ.
- Xác quyết sự toàn vẹn lãnh thổ của Đại Nam Quốc, ba miền đều có tư thế chính trị giống nhau và bất khả phân trong nền tảng màu Vàng của dân tộc Việt ở phương Nam.
- Nêu cao tinh thần “quốc gia dân tộc”, bằng cách đoạn tuyệt với sự liên hệ của chữ Hán, cũng như thoát ly ra khỏi nền bảo hộ Pháp và triều cống Tàu.
- Xác quyết sự toàn vẹn lãnh thổ của Đại Nam Quốc, ba miền đều có tư thế chính trị giống nhau và bất khả phân trong nền tảng màu Vàng của dân tộc Việt ở phương Nam.
- Nêu cao tinh thần “quốc gia dân tộc”, bằng cách đoạn tuyệt với sự liên hệ của chữ Hán, cũng như thoát ly ra khỏi nền bảo hộ Pháp và triều cống Tàu.
Chính vì các ý nghĩa
trên mà lá cờ Vàng còn được mệnh danh là cờ “Quốc Gia”. Từ ngữ “quốc gia” có từ
cuối thế kỷ 19, là để đối nghịch với “thuộc địa”, chớ không phải là từ ngữ đối
nghịch với từ „Cộng sản“ xuất hiện tại Việt nam chỉ từ giữa thế kỷ 20 như người ta tưởng.
4. Cờ Bắc Trung Kỳ trong thời miền Nam thành thuộc địa Pháp
Long Tinh Kỳ (1920 – 10 Mar, 1945).
Nền vàng. Một sọc đỏ lớn.
Biểu tượng cho Bắc và Trung kỳ mà thôi.
10-3-45 là ngày cáo chung của chế độ bảo hộ Pháp
Lá cờ Vàng Một Sọc Đỏ, cũng được gọi là cờ “Long Tinh”, vì nó biến thể từ
Long Tinh Kỳ nguyên thủy trong mấy chục năm đầu của nhà Nguyễn. Nền vàng có
hình chữ nhật tương tự như quốc kỳ của các quốc gia khác. Chấm đỏ được kéo dài
ra thành sọc đỏ ở giữa. Tua xanh không còn nữa. Đây là lá cờ biểu hiệu cho một
quốc gia chỉ còn hai miền Bắc và Trung, thuộc quyền bảo hộ Pháp. Lá cờ này trải
qua đời vua Khải Định và tồn tại trong đời vua Bảo Đại (Vua Khải Định băng hà
vào năm 1925. Lên ngôi vào đầu năm 1926
lúc mới 12 tuổi, vua Bảo Đại trao hết quyền cho “Hội Đồng Phụ Chính” với sự chỉ
đạo của Toàn Quyền Pháp rồi trở sang Paris tiếp tục học cho đến 1932 mới trở về
chấp chính ). Lá cờ Long Tinh là biểu tượng của triều đình Huế, lúc bấy giờ chỉ
còn thẩm quyền cai trị hai miền Bắc và Trung dưới sự bảo hộ của Pháp.
Cờ Nam Kỳ Thuộc Địa
(1923 – Mar 10, 1945)
Nền vàng
Cờ Tam Tài, màu xanh trắng đỏ nằm trên góc trái.
10-3-45: Nhật đảo chính Pháp
Cờ này tồn tại đến 10-3-45 thì cáo chung sau khi Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương.
Nền vàng
Cờ Tam Tài, màu xanh trắng đỏ nằm trên góc trái.
10-3-45: Nhật đảo chính Pháp
Cờ này tồn tại đến 10-3-45 thì cáo chung sau khi Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương.
6. Long Tinh Kỳ trong
thời Nhật chiếm Đông Dương, 11 tháng 3, 1945 – Aug 1945
Long Tinh Đế Kỳ (11 Mar – 30 Aug, 1945)
Nền vàng,
Sọc đỏ bằng 1/3 cờ.
11-3-45: Bảo Đại tuyên bố VN độc lập, Long Tinh Kỳ trở thành Đế Kỳ
30-8-45: Bảo Đại thoái vị, Đế Kỳ cáo chung.
Một ngày sau khi Nhật
đảo chánh Pháp, vua Bảo Đại đăng đàn tại Huế vào ngày 11-3-45, tuyên bố hủy bỏ
hòa ước Quý Mùi 1883 và Giáp Thân 1884, Việt Nam thống nhất và độc lập, theo
chế độ Quân Chủ tân thời như một số quốc gia Tây Phương. Bảo Đại ủy nhiệm cho
học giả Trần Trọng Kim thành lập chính phủ. Sau đó, vua phân định cho Long Tinh
Kỳ trở lại cương vị của Đế Kỳ, chỉ treo trong Hoàng Thành Huế hoặc mang theo
những nơi vua tuần du. Long Tinh Đế Kỳ cũng tương tự như Long Tinh Quốc Kỳ
trong thời Pháp bảo hộ, nhưng nền vàng đậm hơn và sọc đỏ thu hẹp lại bằng 1/3
chiều cao lá cờ, để tương xứng với cờ Quẻ Ly của chính phủ Trần Trọng Kim.
6. Cờ Quẻ Ly của quốc
gia Việt Nam trong thời Nhật chiếm Đông Dương
Cờ Quẻ Ly thời Nhật
(11 Mar – 5 Sep, 1945)
Nền vàng, ba sọc đỏ, sọc giữa đứt khoảng hơi giống hình Quẻ Ly
Quốc kỳ chính thức thời Nhật, đồng thời với Long Tinh Kế Kỳ
Nền vàng, ba sọc đỏ, sọc giữa đứt khoảng hơi giống hình Quẻ Ly
Quốc kỳ chính thức thời Nhật, đồng thời với Long Tinh Kế Kỳ
Để biểu trưng cho Quốc
Gia trong chế độ Quân Chủ, Bảo Đại ký sắc lệnh chấp thuận đề nghị của Thủ Tướng
Trần Trọng Kim, lấy lại quốc hiệu Việt Nam mà nhà Thanh đã chấp thuận trong
thời vua Gia Long, sáng tạo ra một quốc kỳ mới. Đó là lá cờ có nền vàng tương
tự như Long Tinh Đế Kỳ nhưng vạch đỏ được chia làm ba vạch nhỏ bằng nhau, riêng
vạch giữa thì đứt khoảng, tương tự như quẻ Ly, một quẻ trong bát Quái.
7. Cờ Đỏ Sao Vàng của
Chính Phủ Lâm Thời “Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa” do Cụ Hồ Chí Minh làm chủ tịch tại Tân Trào. Sau ngày Tổng tuyển cử
tại Hà nội 9-1946 lá cờ vẫn được Quốc hội VNDCCH chấp nhận là Quốc kỳ:
Cờ Mặt Trận Việt Minh
(5 Sep, 1945 – 20 Dec, 1946)
Nền đỏ, sao vàng, cạnh sao hơi cong.
5-9-45: Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 5 dùng cờ Việt Minh làm Quốc Kỳ, thay thế cờ Quẻ Ly.
20-12-46: Việt Minh rút vào bưng kháng chiến chống Pháp, cờ đỏ sao vàng vẫn là quốc kỳ của chính phủ Việt nam trong chiến khu.
Nền đỏ, sao vàng, cạnh sao hơi cong.
5-9-45: Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 5 dùng cờ Việt Minh làm Quốc Kỳ, thay thế cờ Quẻ Ly.
20-12-46: Việt Minh rút vào bưng kháng chiến chống Pháp, cờ đỏ sao vàng vẫn là quốc kỳ của chính phủ Việt nam trong chiến khu.
Đến ngày 20-7-1954 là
ngày đất nước chia đôi và VNDCCH trở lại cầm quyền trên miền Bắc Việt Nam từ vĩ
tuyến 17 trở lên.
8. Cờ Vàng sọc Xanh
của Chính Phủ Lâm Thời “Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc”
Cờ Nam Kỳ Cộng Hoà
Quốc (1 Jun, 1946 – 2 Jun, 1948)
1-6-46: Nam Kỳ CH Quốc trong Liên Bang Đông Dương.
Nền vàng, ba sọc xanh, hai sọc trắng
2-6-48: Bảo Đại lập Quốc Gia Việt Nam trong Liên Hiệp Pháp, thống nhất ba miền.
1-6-46: Nam Kỳ CH Quốc trong Liên Bang Đông Dương.
Nền vàng, ba sọc xanh, hai sọc trắng
2-6-48: Bảo Đại lập Quốc Gia Việt Nam trong Liên Hiệp Pháp, thống nhất ba miền.
9. Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ
của “Việt Nam Quốc” và “Việt Nam Cộng Hòa”
Cờ Vàng Quốc Gia VN (2
Jun, 1948 – 20 Jul, 1954)
2-6-48: Chính Phủ Bảo Đại dùng Cờ Vàng làm quốc kỳ giống như Đại Nam Kỳ thời 1890-1920 ( Chính phủ VNDCCH rút vào chiến khu, bưng biền kháng chiến)
20-7-54: Đất nước chia đôi theo Hiệp Định Genève. Từ đó, Cờ Vàng vẫn được dùng làm Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hoà từ 20-7-54 đến 30-4-75.
2-6-48: Chính Phủ Bảo Đại dùng Cờ Vàng làm quốc kỳ giống như Đại Nam Kỳ thời 1890-1920 ( Chính phủ VNDCCH rút vào chiến khu, bưng biền kháng chiến)
20-7-54: Đất nước chia đôi theo Hiệp Định Genève. Từ đó, Cờ Vàng vẫn được dùng làm Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hoà từ 20-7-54 đến 30-4-75.
Vào năm 1948, Bảo Đại
không muốn tái sử dụng Long Tinh Kỳ vì đó là Đế Kỳ của một đế chế mà ông đã
chấm dứt vào tháng 8 năm 1945. Một ông vua tha thiết với nền độc lập và sự toàn
vẹn lãnh thổ, đến nỗi chịu thoái vị vì quyền lợi tối thượng của đất nước, hẳn
dư biết nguồn gốc của lá Cờ Vàng. Ngoài ra, một vài chi tiết lịch sử quan trọng
khác cũng đã góp phần vào việc chọn lựa Cờ Vàng: Đó là cái chết oan ức tại Phi
Châu vào cuối năm 1945 của hoàng tử Vĩnh San, tức là cựu hoàng Duy Tân, và sự
hiện diện tại Sài Gòn từ năm 1947 của cựu hoàng Thành Thái, thân sinh của Duy
Tân. Cờ Vàng đã được dùng làm Quốc Kỳ lần đầu trong triều đại của hai vị vua
này. Cả hai đã là linh hồn của cuộc kháng chiến chống Pháp dành độc lập vào đầu
thế kỷ 20, mà hậu quả là cuộc xử tử các thủ lãnh Quang Phục Hội như anh hùng
Thái Phiên, Trần Cao Vân vào năm 1916, và án lưu đày Phi Châu của hai vị vua ái
quốc ấy. Năm 1942, hoàng tử Vĩnh San gia nhập quân đội Pháp (cánh De Gaulle),
đến năm 1945 được thăng cấp Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng. Khi Thế Chiến thứ 2 kết
thúc, Tướng De Gaulle về Pháp cầm quyền, dự định cho ông về Việt Nam. Nhưng sau
đó, có người tố cáo cho De Gaulle biết Vĩnh San luôn luôn ấp ủ chủ trương Việt
Nam độc lập và thống nhất Nam, Trung, Bắc. Vì vậy, trong lần hội kiến với De
Gaulle vào ngày 14-12-1945, ông bị khiển trách nặng nề và bị tước mất cấp bậc.
Ông đã tâm sự với người bạn thân rằng ông lo ngại sẽ bị hại. Ngày 24-12-45, ông
bị đưa về lại đảo Réunion. Hai hôm sau, ông bị tử nạn máy bay tại Trung Phi.
Cái chết đầy nghi vấn của cựu hoàng Duy Tân đã làm dư luận Việt Nam xúc động và
thương tiếc vị vua ái quốc. Năm 1947, cha ông là cựu hoàng Thành Thái lúc bấy
giờ đã 68 tuổi, được Pháp cho về Sài Gòn, với điều kiện là ông không giữ bất cứ
một trách nhiệm chính trị nào cả. Dù vậy, sự hiện diện của cựu hoàng Thành Thái
cùng với cái chết của cựu hoàng Duy Tân hiển nhiên đã gợi lên tinh thần tôn
kính hoài bão của hai vua. Chắc chắn Bảo Đại có đến thăm bậc Thái Thượng Hoàng
khả kính của ông, và hội ý trong việc chọn Cờ Vàng làm Quốc Kỳ, nhưng ông không
thể tiết lộ ra, vì sẽ phạm vào điều kiện của De Gaulle khi cho cựu hoàng Thành
Thái về VN, là không được tham dự vào chính trị phục quốc. Sự rao truyền rằng
Cờ Vàng do họa sĩ Lê Văn Đệ vẽ ra mà không nhắc đến sự hiện hữu của Cờ Vàng 50
năm trước, cũng có dụng ý. Đó là vì nhu cầu bảo vệ an nguy của cựu hoàng Thành
Thái. Vì thế, việc Quốc Trưởng Bảo Đại lựa chọn Cờ Vàng của thời chống Pháp làm
Quốc Kỳ cho tân chế độ là một quyết định sáng suốt và hợp chính nghĩa.
Vì nguồn gốc kháng
Pháp hào hùng của Cờ Vàng, mà năm 1955, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm tổ chức “trưng
cầu dân ý”, lập ra chế độ Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hoà, quốc hội mới vẫn giữ
nguyên quốc kỳ của một chế độ đã cáo chung. Cuộc đảo chánh năm 1963, chấm dứt
nền Đệ Nhất Cộng Hòa, lập nên Đệ Nhị Cộng Hoà, Cờ Vàng vẫn được giữ nguyên là
Quốc Kỳ cho đến 30-04-1975
Vậy đã rõ ràng cờ vàng
ba sọc đỏ không phải là “cờ ba que xỏ lá” mà đó đã từng là một Quốc Kỳ của
nhiều chế độ trước đó , đồng thời mang đầy đủ nguyện vọng dành độc lập ,ý thức
chống giặc ngoại xâm và yêu chuộng tự do của cả một dân tộc. Hiện nay cờ vàng
ba sọc đỏ là ngọn cờ của người Việt hải ngoại.
10. Cờ đỏ sao vàng:
Cờ của nước Việt nam thống nhất, của CHXHCN Việt nam hiện nay. (Trong thời kì CMCN, còn thấy xuất hiện lá cờ nửa đỏ xanh sao vàng của Mặt trận GPMNVN, lá cờ này không mang tính đại diện cho Quốc gia mà là của một lực lượng).
Cờ của nước Việt nam thống nhất, của CHXHCN Việt nam hiện nay. (Trong thời kì CMCN, còn thấy xuất hiện lá cờ nửa đỏ xanh sao vàng của Mặt trận GPMNVN, lá cờ này không mang tính đại diện cho Quốc gia mà là của một lực lượng).
1 nhận xét:
Cám ơn bác Ngân đã sưu tầm và cung cấp tư liệu thú vị.
Đăng nhận xét