“Đọc những dòng chia sẻ của mọi người về tệ nạn chặt chém, phục vụ ở các nơi, tôi cho rằng, ở đâu cũng có chuyện này, chỉ có điều ít hay nhiều, cá biệt hay cả phong trào mà thôi”, độc giả Nguyễn Đức Thảo chia sẻ.
Sau khi Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải loạt bài viết xung quanh vấn đề văn hóa ứng xử và văn hóa phục vụ, mới đây là hai bài viết :
"Tôi thề sẽ không bao giờ bước chân đến Sầm Sơn, Thanh Hóa lần nữa" và bài viết của độc giả Phạm Văn Tính:
"Nhiều người Hà Nội có biết câu:
Miếng ăn là miếng nhục không?",
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã nhận được rất nhiều phản hồi của độc giả.
Một trong những phản hồi đó là của độc giả Nguyễn Đức Thảo, với câu chuyện đi du lịch Sầm Sơn, Thanh Hóa mà anh đã bị chặt chém đến nỗi không bao giờ có ý định quay lại đây một lần nào nữa.
Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin đăng tải toàn bộ bài viết này. Mời bạn đọc cùng theo dõi.
Bún mắng cháo chửi Hà Nội tuy là chướng tai gai mắt nhưng có một thực tế là họ rất sòng phẳng, tiền nào của nấy, món ăn vẫn chất lượng, họ không lừa đảo chụp giật như ở Thanh Hóa, bằng chứng là quán luôn đông khách, bà chủ hay nóng tính nhưng không gian ngoan, xảo trá.
Không ít người Hà Nội vẫn thờ ơ, bàng quan trước những cảnh "bún mắng, cháo chửi" và nghịch lý là các quán này vẫn đông nghịt khách. Ảnh: Internet.
Tôi là người Hà Nội gốc đã đi nhiều nơi cả trong nước và ngoài nước, nhưng khi đến Sầm Sơn - Thanh Hóa chỉ một lần, tôi đã cạch đến già.
Chúng tôi đã được cảnh báo rất nhiều trước khi đến đây. Tuy nhiên do mấy người bạn ở nước ngoài về muốn đến Sầm Sơn vì chưa từng đến đó nên cả đoàn vẫn vui vẻ đồng ý.
Chúng tôi dặn nhau phải hết sức đề phòng.
Khi đến khách sạn nhận phòng họ cho lên tận tầng 6, mái lợp tôn có gắn trần xốp chống nóng, không có thang máy.
Khi chúng tôi thắc mắc thì họ bảo ở đây giá rẻ hơn, nếu không đồng ý muốn qua chỗ khác thì họ đòi tiền dịch vụ vận chuyển hành lý 200/người.
Sau khi thương lượng họ cho chúng tôi xuống tầng 5, nhưng khi về thanh toán thì giá vẫn đắt như khách sạn lớn 650.000/phòng.
Còn chuyện ăn uống, các món ăn, cách chế biến thua xa mấy bà nội trợ ở nhà.
Buổi tối cánh xe xích lô, xe điện chèo kéo ngon ngọt. Chúng tôi đã cẩn thận mặc cả lên xuống và họ đồng ý với giá100.000 đồng/chặng. Sáu người đồng ý lên nhưng khi xe khi chạy đến cuối con đường và chuẩn bị trở về họ bảo cho xin tiền 6.000.0000 đồng.
Cả đoàn ngã ngửa người ra thì họ nói 100.000 đồng/người/chặng. Họ tính qua 10 ngã 3 cả thảy. Sau khi cãi cọ nhau ầm ĩ thì một hội đầu xanh, đầu đỏ xông ra chửi bới và cuối cùng họ bớt cho 2 triệu còn 4 triệu.
Thậm chí họ còn thả luôn cho chúng tôi đi bộ về.
Khoảng 10 giờ đêm, bốn người trong đoàn ra quán gọi 1 ly cà phê để thức đêm xem bóng đá.
Khi đứng dậy họ đòi 300.000/người. Chúng tôi thắc mắc thì được chủ quán cùng với mấy anh nhân viên hùng hổ ra hằm hè: không thanh toán thì đừng ra khỏi đất này.
Công thức tính tiền là: cà phê 150.000/cốc + khăn lạnh 50.000/cái (cứ mang ra dù không dùng)+ chỗ ngồi 50.000 đồng (trong phòng máy lạnh)+ 50.000 hạt hướng dương (mang ra không dùng).
Chủ quán còn quát “uống xong thì biến để ông còn bán hàng”.
Đến 12 giờ đêm, hai anh trong đoàn ra bãi biển đi dạo.
Bỗng một anh tẩm quất dạo đến gạ gẫm 80.000/lần/người giác hơi, họ sẽ làm tại bãi biển ngay.
Sau một hồi mặc cả xuống 40.000/người, ông tẩm quất chải chiếu đấm lưng cho họ luôn trên bãi biển.
Mới được 5 phút thì hai anh bạn tôi thấy cát bay đầy mặt, tai, cổ... (do ông ta cố tình vung cát lên người) rồi ông ta bảo họ vào trong lều của ông ta nằm cho khỏi gió.
Tin tưởng, hai anh bạn tôi đi vào một cái lều cách đó xa xa, tối tăm, mờ ảo.
Khi vào đến nơi mỗi người được chỉ vào cái băng nằm chờ đấm lưng tiếp.
Một lát sau, hai anh bạn tôi thấy hai cô gái đi vào.
Họ nói để họ thay ông kia đấm lưng. Hai anh bạn tôi vui vẻ đồng ý.
Mới được 5 phút thì điện bật sáng choang, bốn thanh niên đầu trọc xăm trổ lao vào, hai cô gái biến mất. Họ đòi thanh toán mỗi người 2 triệu vì ông tẩm quất kia đã bán khách cho nhà hàng.
Hai anh bạn tôi bàng hoàng, hốt hoảng, run sợ và uất ức. Họ cho hai anh đúng 5 giây để đồng ý hay không?
Hai anh bạn nói không mang theo tiền thì họ khám người lột ví có bao tiền lấy hết.
Họ giữ lại một người còn một người về khách sạn lấy tiền đến chuộc người.
Sau này chúng tôi mới vỡ lẽ rằng những người tẩm quất dạo, xích lô, xe điện...
chủ yếu đều là lừa lọc để cho bạn chui vào một chỗ nào đó rồi cho hội khác đến dàn cảnh "xin đểu".
Đoàn có 12 người đi thì có đến 8 người dính vào tệ nạn, chủ yếu toàn chuyện không hay.
Sáng hôm sau đoàn chúng tôi đã quyết định lên đường về Hạ Long, không ở đây thêm một ngày nào nữa và thống nhất sẽ mãi mãi không bao giờ đến Sầm Sơn nghỉ mát.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Thiên An Môn (Huy Đức)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
2 nhận xét:
cam on ve thong tin huu ich, tot nhat la ne di cho no lanh
Láo quá. Dân ta chả biết bao giờ mới khá, toàn ăn bẩn, cò con.
Đăng nhận xét