Thứ Năm, 9 tháng 8, 2012

Xếp hạng trí tuệ toàn cầu, thứ bậc VN?

Mời đọc và suy ngẫm!

5 nhận xét:

Nặc danh nói...

NHân nào quả nấy. Cứ lười sáng tạo, chỉ lo đào của cải cha ông để lại lên mà ăn thì có ngày...

Nặc danh nói...

Đến Quảng Ninh thấy những núi than khổng lồ ngày xưa, nay bằng địa, bụi mù trời. Đau quá! Nay lại mỏ than đồng bằng Bắc bộ, lại Khe Bố, Nông Sơn... đâu cũng đục, khét, đào...

Viên Thạch nói...

Cháu thấy VN mình xếp ở thứ hạng ấy vẫn còn may đấy ! Có chú bác nào nghĩ thế không ạ ?

TranKienQuoc nói...

Dân ta hay sướng được nịnh, ít thích nghe người khác nói thật. Phải biết ta ở đâu mới dám vượt lên chính mình.

Nặc danh nói...

Trí tuệ VN đâu có tồi? Bằng chứng là ở nhiều nước trên thế giới có những nhà khoa học gốc Việt rất xuất sắc. Học sinh VN luôn đạt giải cao trong các kỳ thi Olimpic quốc tế các môn khoa học.
Vậy thì tại sao ta lại cứ phải "ngụp lặn" mà không thể "bay nhẩy"?
Chính cái cơ chế của hệ thống đã không những không khuyến khích mà còn bóp nghẹt những cảm hứng sáng tạo:
Trong xã hội thì nhất nhất phải nói theo nghị quyết. Mọi ý kiến "nghịch nhĩ" đề bị qui chụp là phản động.
Trong trường học thì thiên về học vẹt; Muốn làm luận án TS, luận văn ThS chỉ cần ra chợ luận văn mua mấy cái có nội dung gần giống về "cut and past" là xong. Điểm thì có thể chạy bằng nhiều cách (mối quan hệ, tiền). Hội đồng thì gồm toàn những thành viên "dễ chịu", cộng với "đến thầy" nên hễ cứ được ra trước HĐ là xong, chẳng có mấy trường hợp không "thành công rực rỡ". Người có chức, có quyền, có tiền thì muốn học vị, học hàm gì chẳng được? Thế thì tội gì mà "sáng tạo" cho mệt?
Với các đề tài, dự án khoa học thì điều quan trọng nhất là chia động từ "ăn" cho "đúng" và "trúng". Nội dung và hiệu quả khoa học đứng hàng thứ 2 hoặc thứ 3.
Còn bao nhiêu chuyện như thế và hơn thế. Cho nên đương nhiên chúng ta chỉ có thể "lặn ngụp" thôi.