Mike và cô bạn Nguyệt của vợ tôi từ Toronto, Canada về nước. Mấy hôm rồi có bữa cơm tối ở nhà tôi rồi tối qua vợ chồng Hiền Thanh tiếp ở cao ốc 22 tầng ngay trung tâm.
Mike có đam mê du lịch và chụp ảnh. Máy Nikon của anh ta nặng chịch với ống tele và ống kính góc rộng rất Pro. Anh ta kể: "Năm nay vừa 65, tôi chuẩn bị nghỉ hưu sau nhiều năm hành nghề quản lí cao ốc. Có gì sang quản lí cho ông nhé". (Anh đùa với tôi). "Làm việc quanh năm nhưng năm nào cũng dành 1 tháng đi đây đi đó. Chỉ trừ châu Phi và châu Úc là tôi chưa đặt chân tới. Lần này về VN, mai bay Phnompenh để đi Xiêm Riệp thăm Angko Wat, Angko Thom". Tôi liền khen du lịch Campuchia tổ chức rất tốt, mà qua KS Naga World nhớ phải vào thử đánh bạc nghe.
Nguyệt kể, 2 vợ chồng không có nhà riêng mà ở nhà thuê, ngay gần chỗ làm. Nay Mike về hưu định thuê nhà xa trung tâm cho đỡ tốn tiền. Thu nhập hàng tháng sau khi trừ thuế thu nhập, đóng BHYT, BHXH và chi phí sinh hoạt thì gửi tiết kiệm để dành cho du lịch. Bọn Tây mê hiểu biết, muốn khám phá những mới lạ trong cuộc sống, muốn tìm hiểu văn hóa các dân tộc trên thế giới. Ở Ý, Mike từng đến Vatican, đến đảo Mafia Cicily... ở Bắc Kinh từng thăm Tử Cấm Thành, Vạn lý Trường thành... Anh ta kể vanh vách.
Hỏi thăm có mua nhà cửa, bất động sản không thì Nguyệt lắc đầu: "Không như bạn bè ở nhà, ai cũng có vài căn cho thuê, chứ vợ chồng em chả có bất động sản nào. Ở Canada do an sinh xã hội cực tốt, con cái đi học không mất tiền nên bố mẹ không phải lo cho con. Thậm chí ai lo cuộc sống người đấy, con cái lớn phải đi học, đi làm và tự nuôi sống bản thân, chứ không có cửa dựa vào bố mẹ. (Chả thế Bill Gate chỉ cho con ít tiền, còn lại là làm từ thiện, gây các quỹ nhân đạo hay phát triển khoa học - NV).
Còn mua sắm ư, không phải bỏ tiền túi, cứ mua trả góp, ngay cả khi mua tài sản lớn như xe, như nhà. Cả cuộc đời người bên đó là con nợ của ngân hàng. Chỉ đến khi nằm vào quan tài là hết nợ. Nhưng ngân hàng cũng khôn chán, chả bị lừa như ở ta. Họ có thừa đủ thông tin để biết anh có trả nợ hàng tháng được không, làm ăn, thu nhập ra sao mới cho vay.
Còn ở ta thì khác 1 trời 1 vực, bố mẹ phải lo cho con, rồi lo cho cả cháu. (Thậm chí có quan tham còn chiếm đất của dân cho đời cháu, đời chắt!)
Nghĩ cho cùng, đúng là có tiền trời, tiền bể thì chết có mang đi được đâu. Có lẽ cách sống, cách suy nghĩ của dân Tây mới là đúng: cái cần của con người ta là TRI THỨC!
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- NHỚ DUY ĐẢO
- MỘT ĐỜI NHỚ NHAU (Trần Phong k5)
- Lần đầu công bố: Những phút cuối cùng của Lưu Thế Dũng (Tư liệu gia đình)
- Thăm tư gia của Nhất Trung
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Câu đối của dân Đè Nẽng (Hoài Lưu k5)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Trí thức (Ngô Hạnh)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
8 nhận xét:
Đúng đấy chú KQ ạ. Người nước ngoài an sinh xã hội tốt nên họ đầu tư cho chất lượng cuộc sống hơn, con cái họ nếu muốn trở thành người có ích trước hết cần có ý thức tốt và phải biết lao động. Người VN hay dạy con điều hay lẽ phải nhưng lại không làm gương về chính điều ấy. Người lớn hay bon chen, đấu đá, giành giật và luồn lách pháp luật để sống sao cho hơn người, và đồng tiền ở VN hình như đang là thước đo giá trị của nhiều người. Họ không biết rằng trẻ con luôn biết và nhạy cảm về những điều ấy.
Cháu thì, thích cách sống của người phương Tây. Cháu dạy con phải tôn trọng bản thân và tôn trọng Pháp luật, bởi sống có nguyên tắc là tôn trọng mình. Sống an toàn là tôn trọng PL. Các con cháu năm nay mới 12-13 tuổi, cháu thường dạy con hiểu biết về các quy định mà PL ràng buộc, chi phối con người. Kể cả khi con bị mắc lỗi thì hình phạt bị áp dụng cũng là đánh máy 5 trang trong quyển Bộ luật hình sự !
Cháu thấy cách của mình rất phát huy tác dụng khi con cái ngày một hiểu biết hơn, ý thức lên từng ngày. Cái đích mà cháu muốn vươn đến là học được văn hoá đẹp, tiến bộ của những người tri thức phương Tây, xoá đi những điều tưởng chừng giản đơn mà các thế hệ trẻ của VN giờ đây vẫn phải bỏ tiền ra học.
Cháu không biết có nhiều người suy nghĩ và làm như cháu ???
Hề, thế hệ mới cũng có nhưng chưa nhiều, còn lớp bọn chú thì muốn dạy con cháu phải sống bằng cái đầu, bằng tri thức. Tuy đã có thời gian phải cày để có tiền sống nhưng không bị mê mải, mị mộng, đắm đuối vì đồng tiền. Tiền nhiều có mang theo được? Còn sống có tri thức, có văn hóa là sống hay nhất, chú nghĩ vậy.
Bạn Viên Thạch có gia đình và con lên 12 tuổi, ôi vậy mà mình cứ nghĩ là cùng trang lứa với mình.
Hihi. đôi khi mình cũng vẫn nghĩ mình còn rất trẻ đấy !
Còn em Thủy vừa ra trường năm nay.
Đến ngoại lục tuần như các chú còn vẫn trẻ nữa là...Cứ thế mà trẻ đi, già làm gì vội?Già lúc nào chẳng được?
Trong Comment qua lại giữa KQ và cháu VT, thấy KQ có kết một câu: "Tiền nhiều có mang theo được..." TĐ tôi chợt nhớ ra một chuyện có liên quan đến BT5: Chả là 6 năm trước, tôi có kể với các bạn Trỗi về một bạn Trỗi, do một tai nạn mà đã vĩnh viễn ra đi ( Anh Bùi Nam) tại Königs Wusterhausen (Đức). Khi thay mặt bạn bè làm lễ truy điệu cho Bạn, tôi chợt phát hiện ra một chi tiết nhỏ trong bộ trang phục mà nhà tang lễ mặc cho Bùi Nam : Áo sơmi mặc trong không có túi ngực, áo Comple mặc ngoài cũng không có cả túi trên ngực và hai túi ở vạt áo. Vì chưa hiểu sự thể vả lại nhà tang lễ quàn niệm Bùi Nam là một nhà tang lễ lớn nên tôi không tiện hỏi kỹ. Sau này, qua một vài trường hợp khác, tôi mới được các bạn bè Đức giải thích và hiểu ra : Người Đức Tin Lành cho rằng , con người chân chính thanh thản nhất là sinh ra từ ĐẤT, chết về với ĐẤT, mặc cho người quá cố bộ quần áo không có túi là bè bạn ( trường hợp của BN là ra đi nơi đất khách quê người, chống vắng người thân) đã thay mặt người ra đi nói rằng: "Xin để lại tất cả, tôi ra đi thanh thản ,không vương vấn mang theo bất cứ thứ gì!" ( TĐ )
Dân ta có cái hay là nói rất đúng, viết rất hay, thực hiện thì dở ẹc. Hãy bắt đầu bằng sự trung thực ngay trong con người mình.
Đăng nhận xét