Năm mươi năm trước đây ngày 18/11/1962 Tạp chí Thế
Giới Mới (Новый мир) ở
Moskva đăng tác phẩm “Một ngày của Ivan Denisovich”
của nhà văn Alexander Solzhenitsyn (1918-2008), người đoạt giải Nobel văn học
năm 1970. Được viết bằng một bút pháp sống động tác phẩm kể lại cuộc đời của Ivan Denisovich, một cuộc đời vất vả gian
nan và bi đát trong đời thường cũng như trong ngục tù.
Một tác phẩm có
nội dung như thế, được viết bởi một nhà văn đã từng bị chế độ bỏ tù tại sao lại
được công bố một cách công khai trên một tạp chí lớn là tờ Thế Giới Mới? Năm
1962 Nikita Khrushchev
là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, ông giữ chức vụ này từ năm 1953 đến năm
1964. Chúng ta chỉ cần nhắc lại rằng chính Khrushchev là người đã đọc bản báo cáo nổi tiếng “
Về sự sùng bái cá nhân của Stalin” tại Đại hội lần thứ 20 Đảng Cộng sản Liên Xô
để dễ dàng hiểu rằng dưới thời của ông một tác phẩm viết về chế độ ngục tù thời
Stalin được phép công bố. Năm 1964 Khrushchev bị hạ bệ bởi chính những người
đồng chí của mình. Những năm còn lại của đời ông bị cơ quan tình báo KGB giám
sát chặt chẽ. Leonid Brezhnev lên thay. Tác phẩm “Một ngày của Ivan
Denisovich” bị cấm lưu hành, người ta loại nó ra khỏi mọi thư viện của đất
nước. Sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991 tác phẩm một lần nữa được phép lưu
hành. Không những được phép lưu hành, những đoạn văn của nó còn được chỉ định
phải được đưa vào chương trình giảng dạy văn học của nhà trường. Ngày 6/11/2012
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiếp chuyện bà góa phụ Natalya Szhnitsyna của
nhà văn, buổi gặp mặt được truyền trực tiếp trên truyền hình. Bà Natalya
Szhnitsyna nói rằng “thiếu tri thức về lịch sử và văn học con người sẽ bước đi
khập khiểng trong cuộc sống. Mất ký ức về những gì chúng ta đã trải qua trong
quá khứ chúng ta sẽ trở thành những người yếu đuối, xã hội và quốc gia chúng ta
sẽ trở thành một xã hội yếu đuối và một quốc gia yếu đuối”. Tổng thống Putin
hứa sẽ chuyển những ý kiến phát biểu của bà đến ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Suy
ngẫm về những gì bà góa phụ của nhà văn đã nói, tôi thấy thật là chí lý.
1 nhận xét:
Đúng là vấn đề cho thế hệ sau suy ngẫm vì Sự thật vẫn mãi là sự thật.
AT
Đăng nhận xét