Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

Bác Hồ cười trước lúc đi xa (ST: CCB Trần Đình Ngân, Berlin)

Báo QĐND - Thứ Hai, 25/01/2010, 20:33 (GMT+7)

Qua hồi ký của Y tá trưởng Vương Tinh Minh ( BV Bắc kinh)  mà báo QĐND (Ngày 25-1-2010) trích đăng, cho chúng ta biết rõ, những lời kể trước nay về bài hát Bác Hồ nghe trước lúc ra đi có những khác biệt và sự thật, bài hát Bác Hồ đã nghe là do ai hát và bài hát ấy là bài gì!  ( TĐ-St gửi bạn )

Là y tá trưởng của Bệnh viện Bắc Kinh, từ những năm 60 của thế kỉ trước, tôi làm công tác chăm sóc sức khỏe bên cạnh Thủ tướng Chu Ân Lai. Tiếp nhận chỉ thị của Thủ tướng Chu Ân Lai, tôi được phân công vào đội ngũ chăm sóc sức khỏe Chủ tịch Hồ Chí Minh. 
Ngày 24-8-1969, trời Bắc Kinh oi nồng, không một chút gió. Đêm xuống, tôi giội ào một cái cho mát, chuẩn bị lên giường đi ngủ. Đột nhiên nghe tiếng gõ cửa dồn dập. Tôi vội dậy mở cửa. Thì ra là người của bệnh viện tới, nói rằng: “Có việc khẩn, lập tức lên đường”.
Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai đón Chủ tịch Hồ Chí Minh



Khi chúng tôi tới Đại lễ đường nhân dân, Thủ tướng Chu Ân Lai đang nói chuyện với các bác sĩ trong tổ công tác. Lúc này tôi mới rõ, chuyến đi của tôi là tới Việt Nam chữa bệnh cho Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đoàn có giáo sư Lí Băng Kì, chuyên gia Khoa truyền nhiễm Bệnh viện Hiệp Hòa Bắc Kinh. Thủ tướng Chu Ân Lai dặn dò yêu cầu chăm sóc chu đáo sức khỏe Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông cũng nhắc nhở mọi người quan tâm tới sức khỏe của các giáo sư cao tuổi trong đoàn. Sau khi tiếp kiến Thủ tướng Chu Ân Lai, tôi lên xe tới thẳng sân bay, chuyên cơ IL-18 đã chuẩn bị sẵn và rời Bắc Kinh đi Hà Nội ngay trong đêm.
Bác cười và nói: “Xin hoan nghênh, cảm ơn!”
Rạng sáng ngày 25-8 chúng tôi tới Hà Nội. Dưới ánh đèn mờ, vẫn có thể nhìn thấy cảnh tàn phá của bom Mỹ. Máy bay trực thăng của Việt Nam đưa chúng tôi tới Phủ Chủ tịch.
Ngày thứ hai ở Hà Nội, tức ngày 26-8, tổ y tế thứ ba của Trung Quốc cũng tới Hà Nội. Các thành viên trong tổ chữa trị đến từ các bệnh viện lớn của Bắc Kinh, Quảng Châu, trong đó có một số chuyên gia Trung y nổi tiếng Trung Quốc: Nhạc Mỹ Trung, Tôn Chấn Hoàn, Trương Hiếu, Lí Băng Kì, Cao Nhật Tân.
Căn phòng nơi Bác nằm trị bệnh rất đơn sơ. Diện tích không quá 20 mét vuông, trang bị cũng giản dị. Khuôn mặt Bác xương gầy. Bác đang nằm trên giường bệnh. Đây là lần đầu tiên tôi được đứng gần Bác, tâm lí không khỏi căng thẳng. Tổ trưởng tổ chữa trị Trương Hiếu chỉ vào tôi và giới thiệu với Bác: "Cô ấy là y tá trưởng Bệnh viện Bắc Kinh, tên là Vương Tinh Minh". Bác nhìn và nhẹ nhàng nắm tay tôi. Bác mỉm cười nói: "Xin hoan nghênh, cảm ơn!". Bác nhìn tôi, ánh mắt hiền từ, tôi vô cùng cảm động, hai hàng lệ đã trào mi chẳng biết tự khi nào.
Bác cười thay lời cảm tạ các y tá, bác sĩ
Bác Hồ và đồng chí Chu  Đức tại Trung Quốc cuối tháng 1-1950. Ảnh tư liệu.

Chủ tịch Mao Trạch Đông, Thủ tướng Chu Ân Lai và các nhà lãnh đạo khác của Trung Quốc hết sức quan tâm tới sức khỏe của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đích thân Thủ tướng lựa chọn những nhân viên ưu tú nhất, thậm chí từng thùng thuốc gửi cho Bác Hồ và ân cần hỏi han, kiểm tra, dặn đi dặn lại không được sơ sảy.

Tình hình sức khỏe của Bác ngày càng xấu. Ngày 31-8-1969, Thủ tướng Chu Ân Lai nhận tin, sức khỏe của Bác đã rất xấu. Chuyên gia nổi tiếng Ngô Giai Bình được phái đến Việt Nam, nắm tình hình cụ thể sức khỏe của Bác, lập tức về trong ngày để báo cáo với Thủ tướng Chu Ân Lai. Nhận chỉ thị của Thủ tướng Chu Ân Lai, chuyên gia Ngô Giai Bình cùng những người trong tổ cứu chữa ra đi với tinh thần cao nhất, quyết tâm chuyển "nguy" thành "an". Sau khi đã phái tổ y tế thứ ba tới Hà Nội, tiếp tục tổ y tế thứ tư được phái tới Hà Nội (tổ thứ tư tới nơi thì Bác đã ra đi).
Lúc này bệnh tình của Bác ngày càng nặng. Ăn ít, uống ít, cơ thể càng thêm gầy. Các chuyên gia, bác sĩ sau quá trình nghiên cứu thận trọng, tỉ mỉ đã quyết định truyền tĩnh mạch để khống chế nhiễm trùng, bổ sung dinh dưỡng và nước. Nhưng vấn đề đặt ra là cơ thể của Bác rất nhạy cảm với tiêm, vì vậy khó thực hiện. Chúng tôi đã đặt ra một phương án thực thi để phân tán sự tập trung chú ý của Bác. Khi nhận được sự đồng ý của Bác, cũng như sự cho phép của các đồng chí lãnh đạo Việt Nam, chúng tôi đã tiến hành truyền tĩnh mạch. Hôm đó, nhiều đồng chí lãnh đạo của Việt Nam như Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp... đã có mặt. Việc đưa mũi kim truyền vào tĩnh mạch được tiến hành thuận lợi. Bác mỉm cười thay lời cảm tạ các y tá, bác sĩ.
Bác mỉm cười sau khúc hát của tôi
Ngày 31-8-1969, bệnh tình của Bác đột nhiên tăng lên. Hôn mê không tỉnh. Các chuyên gia bình tĩnh, kịp thời đưa ra biện pháp cấp cứu phù hợp. Bác sĩ Hồ Húc Đông xuyên kim vào tim  để bơm thuốc trợ lực tim. Thành công rồi! Chủ tịch Hồ Chí Minh từ từ tỉnh lại, Bác mở mắt ra, nhìn khắp một lượt các y, bác sĩ trong phòng. Mọi người cảm động không nói nên lời. Tổ trưởng Trương Hiếu lại gần bên Bác, khẽ gọi: "Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, Người thấy trong mình hiện giờ thế nào? Còn chỗ nào chưa thấy thoải mái?". Bác khẽ lắc đầu, một lúc sau Bác ra hiệu muốn ăn một chút.
Chiều hôm đó sức khỏe của Người đã có chuyển biến tốt lên một chút, Bác nói muốn nghe một câu hát Trung Quốc. Các đồng chí đề nghị tôi hát. Tôi nói thật là hát cũng không tốt lắm, nhưng để vui lòng Bác, vì tình hữu nghị Trung-Việt, tôi đã hát một bài hát mà nhiều người thuộc và hát được, bài hát có nội dung chính là ra khơi xa phải vững tay chèo. Bác nghe xong rất vui, Bác nở nụ cười hiền từ. Bác nắm nhẹ tay tôi, tặng tôi một bông hoa biểu thị cảm ơn. Đó là lần thứ ba tôi thấy Bác cười. Và đó cũng là nụ cười cuối cùng của Người.
Sáng ngày 2-9-1969, trái tim Chủ tịch Hồ Chí Minh ngừng đập. Người đã vĩnh viễn đi xa. Chúng tôi không cầm được nỗi buồn, nước mắt tuôn trào. Đứng bên giường bệnh của Người, vô cùng buồn thương… và từ biệt Người. Ngày 9-9-1969, toàn bộ tổ chữa trị đã cùng lãnh đạo và nhân dân Việt Nam tham gia lễ truy điệu được cử hành tại Hội trường Ba Đình. Hai ngày sau chúng tôi rời Hà Nội về nước. Để ghi nhận công lao của các bác sĩ, y tá trong các tổ y tế đã tham gia chữa trị cho Bác Hồ, Chính phủ Việt Nam đã tặng nhiều huân chương cao quý cho thành viên trong tổ y tế.
* Vương Tinh Minh, y tá trưởng Bệnh viện Bắc Kinh, thành viên Tổ bác sĩ Trung Quốc sang Việt Nam chữa bệnh cho Bác Hồ, tháng 8-1969.
NGUYỄN HÒA biên dịch 


19 nhận xét:

TranKienQuoc nói...

Kỉ niệm đáng trân trọng.

Trần Vinh Quang nói...

Bài hát "ra khơi xa phải vững tay chèo" hồi xưa được học có tên "Ra khơi nhờ tay lái vững" bây giờ vẫn thuộc: "Ta hải hang xin kháo tua xẩu Oàng u xâng tràng kháo thái giàng..." Mãi chả quên!!!

Nặc danh nói...

Kể cả vào thời điểm đó, sâu thẳm trong tâm những nhà LĐ TQ vẫn chẳng coi VN là bạn, là đồng minh , mà chỉ coi là chư hầu. Tâm địa đó xuyên suốt từ xưa tới nay.
Còn việc sự thật một đằng, công bố và xây dựng hình ảnh một nẻo là việc mà các nhà LĐ ta quen làm. Như vụ cái xe tăng húc cổng dinh ĐL, hay vụ ai là người tiếp nhận đầu hàng ở dinh ĐL 30/4/75, nhân chứng còn sống sờ sờ mà vẫn phải tranh cãi...

Quang Vinh nói...

Cái khó là làm sao TQ không coi ta là kẻ địch mà họ quyết tiêu diệt.Cạnh một nước to lớn, đông dân và nham hiểm như TQ thì mọi đường đi nước bước phải vô cùng thân trọng. Cha ông ta từng "cấp thuyền và lương" cho quân Minh về nước, sau khi diệt giặc xong Quang Trung vẫn cho đúc tượng vàng tiến cống. Người lãnh đạo có tài phải biết làm sao dân được thái bình chứ không phải nói cho oai phong. Không cần đao to búa lớn khi ngoại giao, nhưng phải để người dân tin vào ý chí bảo vệ đất nước, chủ quyền. Ngày xưa, dẫu không có mạng, nhưng đa số người dân đều biết chuyện Bác khéo léo từ chối lời đề nghị "giữ hộ MB" của TQ. Và đương nhiên không có những "đại úy Minh".

tu nói...

Nếu không biết đổi trắng thay đen. Không biết nói ngược với làm, thì đừng làm chính trị.

Nặc danh nói...

Tại thời điểm Bác ốm nặng có cả tổ y tế của Bệnh viện 108 ở đó và Bác có yêu cầu 2 y tá là Oanh và Quý hát giống như bài hát mà Trần Hoàn sáng tác ( tất nhiên là không giống hoàn toàn) và chị Oanh đã hát. Như vậy là cả y tá Việt nam và Trung quốc đều được Bác yêu cầu hát.

Nặc danh nói...

Theo các tài liệu đã công bố thì, giai đoạn đầu Bác ốm, Bác được điều trị tại QYV 108 nhưng sau đo, ở giai đoạn cuối cùng , Bác được chuyển về khu điều trị đặc biệt trong phủ chủ tịch và khi ấy chỉ có sự chăm sóc của các chuyên gia quốc tế. Những bức ảnh, thước phim cuối cùng (Bác bên các UVBCT) là quay chụp tại khu đặc biệt này.

Nặc danh nói...

Rất tiếc là Bác không điều trị tại Viện 108 mà viện 108 chỉ cử tổ điều trị do Viện trưởng GS Nguyễn Thế Khánh phụ trách. Chuyện này và chuyện chị Oanh hát là chính xác 100%

Nặc danh nói...

Hoàn toàn tán thành ND 8:12.Xin trích lời tác giả Bên Thắng Trận, Huy Đức:
Chỉ khi nào Hồ Chí Minh được nói đến như một nhân vật lịch sử (có đúng, có sai,có mặt trước mặt sau của"tấm huân chương") thay vì như một đấng toàn năng thì Việt Nam mới thoát ra khỏi tình trạng cựa quậy trong đống dây nhợ của quá khứ, rũ bỏ những sai lầm, lựa chọn một con đường khôn ngoan để mưu cầu một tương lai sáng sủa hơn cho dân tộc.

Nặc danh nói...

Tá hài hang xing kháo tua xấu,toàn nhân dân trung quốc vỗ tay rèo hò...

Nặc danh nói...

Những điều khuất tất không đáng có xung quanh sự từ trần, và không chỉ sự từ trần, của Chủ Tịch Hồ Chí Minh,từ ngày mất lúc nói 2\9 khi bảo 3\9;Di Chúc lúc đầu có 79chữ đến 4\89 cụ Vũ Kỳ(thân phụ anh Vũ Quang k5)cùng ông Bùi Tín phó tổng biên báo Nhân Dân "xé rào" công bố nhiều nội dung hơn trên báo ND,khiến BCT ra Thông Báo 151 ngày 19.8.1989 chạy theo sự đã rồi, công bố toàn văn Di Chúc (nhưng vẫn gây nghi ngờ đến giờ rằng còn những nội dung khác chưa được công bố hết), đến những ngày điều trị cuối cùng của Bác đã đi vào thơ ca rằng"có cô gái nhỏ"tức chị y tá Oanh của quân y108 hát bài dân ca,thì nay lại lòi đâu ra chuyện, đơn phương, chưa và chắc là chẳng bao giờ được kiểm chứng, rằng có một cô y tá nhưng là người tàu, hát cho Bác nghe bài hát khét tiếng thời máu lửa CMVH bên xứ tàu, và nghe xong Bác cũng... cười(?),hoặc chuyện Bác trăn trối trong Di Chúc là hỏa táng chia làm 3 phần chôn ở 3 miền nhưng BCT lại cho xây lăng ướp thi hài, nói là đã hỏi ý Bác và Bác đã cho phép (nội dung này thể hiện tại TB 151 ngày 19.8.1989 nói trên), vv... Một số người cho rằng sự mụ mờ bất nhất này chính là nghệ thuật cung cấp nhỏ giọt thong tin để làm vấn đề luôn nóng hổi, luôn thu hút và luôn được huyền thoại hóa; một số khác lại bảo đây là sự khuất tất đã thâm căn cố đế,chỉ gây hại, chẳng đáng có. Lịch sử chỉ có một, có thể và cần thiết nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau,nhưng không thể nhào nặn.Ý kiến của Huy Đức (đàn em về tuổi tác nhưng đàn anh về tư duy đổi với kẻ viết comment này) là xác đáng.

TranKienQuoc nói...

Chị Oanh hát và cô ý tá TQ hát, theo tôi, đều là sự thực. Còn Bác cười khi nghe hát cũng là chuyện thường tình của người yêu quê hương và từng sống ở TQ nhiều năm.
Tôi quen chú Lương Phong, Hoa kều ở HN, từng phiên dịch cho Bác từ 1947 (là cán bộ Vụ Hoa vận của cụ Lý Ban). Chú kể cho chúng tôi có trong đoàn công tác thứ 4 từ Bắc Kinh sang chăm sóc sức khỏe cho Bác, khi máy bay bay tới Nam Ninh (ngày 2/9/1969) thì nghe tin Bác mất.
Mọi chuyện đó là thực tế, ta nên nhìn nhận 1 cách khách quan. Còn sự nham hiểm, tư tưởng Đại Hán của bè lũ lãnh đạo Bắc Kinh là chuyện khác, nhưng cũng có những người như cụ Lưu Thiếu Kỳ hay những vị lãnh đạo khác của TQ, vì du học mà không có tư tưởng ấy cũng là 1 thực tế.

Nặc danh nói...

Thực tế mà KQ nói đến là có thật. Và cũng rất đúng khi cho rằng cần nhìn nhận sự việc một cách "khách quan", và còn phải "toàn diện, lịch sử, phát triển" nữa. Với tất cả những tiêu chí ấy thì kiểu gì cũng không thể coi lãnh đạo TQ hiện nay là bạn được (không đánh đồng nhà nước TQ với nhân dân TQ nhé). Cụ Lưu Thiếu Kỳ có quan điểm khác nên đã bị tiêu diệt không thương tiếc. Những người có cách nhìn khách quan ở TQ rất rất ít, và hầu như chẳng có tiếng nói đủ mạnh. Xu thế chủ đạo vẫn là chủ nghĩa bành trướng Đại Hán. Còn rất rất lâu mới có thể có những thay đổi.

Nặc danh nói...

Câu chuyện kể về Bác thật cảm động. Nhưng nếu quay lại ký ức giữa VN - TQ trước đây thì có vô số những kỷ niệm dân tộc sâu sắc không bao giờ quên được.
Bạn Trỗi chúng ta là những người hiểu biết, biện chứng, cấp tiến, vị tha vậy vì môt bất đồng cục bộ mà xóa ký ức quá khứ, quên nghĩa tình ruột thịt ngày xưa thì thật bất nhân

Nặc danh nói...

Tôi đã đọc kỹ các bài và các lời bình của bạn trỗi liên quan đến quan hệ việt-trung,theo thiển ý của tôi thì anh em BT không làm chuyện bất nhân nào, mà chỉ xem xét lại những việc đã xảy ra trong quan hệ việt-trung với cách tiếp cận mới khách quan hơn. Việc các nhà lãnh đạo trung quốc từ thời phong kiến ngàn xưa đến thời quốc dân đảng và thời cộng sản đảng hiện nay đều nhất quán trong ý chí bành trướng nô dịch việt nam không thể gọi là bất đồng cục bộ,dù có hiểu biết, biện chứng, cấp tiến, vị tha đến đâu cũng không thể tìm thấy trong sự viện trợ giúp đỡ của trung quốc đối với việt nam xưa cũng như nay có yếu tố nào có thể gọi là tình nghĩa ruột thịt được. Xin lỗi các bác.

Nặc danh nói...

Người VN có câu: "Một dặm đường trở nên thân quen; Một chuyến đò cũng nên nghĩa". Nhưng người VN cũng có câu: "Thương ai thương cả đường đi; Ghét ai ghét cả tông chi họ hàng". Tiếc thay câu nói này vẫn còn bám rễ trong đầu óc một bộ phận không nhỏ người VN ngày nay. Tôi cứ tự hỏi mình hoài: Hồ Chí Minh là bậc đại trí - đại nhân - đại dũng lẽ nào không nhận ra "cái bản chất đại Hán" của TQ như đa số các ý kiến ở trang blog này? HCM viết:
"Mối tình hữu nghị Việt Hoa,
Vừa là đồng chí, vừa là anh em".
Tôi nghĩ rằng, đây là sự thật 100%. Cho dù "sét có nổ trên đầu" tôi cũng không bao giờ cho đó là điều giả dối. Mọi người VN còn nhớ thời chống Mĩ, TQ có nói rằng: "Đất đai TQ rộng bao la là hậu phương vững chắc của VN; Bảy trăm triệu nhân dân TQ là chỗ dựa đáng tin cậy của nhân dân VN". Chả lẽ đây cũng là điều giả dối trên thực tế hay sao? Một nhà thơ vĩ đại của VN đã viết:
"Chúng tôi đi, theo lối các anh đi,
...
Hai ngọn cờ đỏ máu thơm tươi,
Chiến thắng ôm nhau, biên cương mở hội".
Chẳng lẽ đây cũng là giả dối nữa hay sao?
Tôi có suy nghĩ "táo bạo" rằng: Không có sự chi viện về vật chất lẫn tinh thần của phe XHCN, đặc biệt là của TQ thì sẽ không có chiến thắng Điện Biên Phủ và một nửa nước. Tất nhiên cái logic của nó là sẽ không có "non sông thu về một mối" sau này. Xin lỗi các bác nhé, trong ngày "Tết độc lập" này.

Nặc danh nói...

Cụ Hồ là bậc Đại trí - Đại nhân -Đại dũng, điều đó đúng, nhưng cái ý thức hệ nó làm cho cái nhìn của cụ cũng không thể thấu đáo, bởi cụ cũng là một con người. Chúng ta nào đã được biết hết mọi sự thật về thời kỳ đó đâu? Và hãy đọc lại cuốn sách trắng của BNG VN sau khi xảy ra chiến tranh 79 thì sẽ thấy được nhiều điều. Tài liệu đó bây giờ chả thấy ai nhắc đến. Giá như sau chuyện đó, (chiến tranh 79) ko có cái HN Thành Đô để BTH quan hệ thì có thể bây giờ mọi việc đã khác.

Nặc danh nói...

Trung Quốc viện trợ cho ta khoảng 70-80% vũ khí bộ binh,còn đại đa số viện trợ về không quân, tên lửa, pháo hạng nặng, ra đa là tự liên xô. Định lượng đại loại thế, còn định tính thì từ rất lâu, ít nhất là từ 79,đã nhất trí xác định là họ cung cấp súng, ta cung cấp máu xương, lợi thế chiến lược họ hưởng, chết chóc tàn phá ta chịu, ai nợ ai, cái giá tính được ra tiền và cái giá không thể tính ra tiền thế nào đã rõ, chẳng cần nói ơn nghĩa cũng đã rõ. Không nên xào nấu lại cái món"tình nghĩa đồng chí" đã thiu thối từ lâu,nên xây dựng quan hệ việt-trung trên căn bản mới bình đẳng, tôn trọng, không can thiệp nội bộ nhau- làm vậy thử hỏi có gì xấu, có gì ác, có gì bất nhân?

Nặc danh nói...

Các bác tranh cãi nhiều nhiều còn tôi muốn lý giải dân tộc VN sao kém vậy? Con người mình có đến nỗi nào đâu sao thua hết thảy hàng xóm láng giềng? Ta có 2 bạn lớn là LX và TQ vững mạnh kia mà! Chẳng có ai vĩ đại khi vai mang bị cói và cây gậy gõ cửa nhà khác cả. Ta chẳng đổ tại LX hay TQ vì họ có bắt ta theo họ đâu, nếu họ bắt mà ta không theo thì sao?. Đài Loan không theo TQ đó thôi. Mà phải xem ta trước đây, bây giờ và cả mai sau mới mong khá lên được.