Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

Báo chí TQ đưa tin về ngày 17/2/1979


NGÀY 17.2.1979 NỔ SÚNG MỞ MÀN CUỘC CHIẾN PHẢN KÍCH TỰ VỆ ĐỐI VỚI VIỆT NAM
17.2.2013
Nguồn:  people.com.cn
Ngày 17.2.1979, theo lệnh của Quân ủy trung ương, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã buộc phải phát động cuộc chiến phản kích tự vệ với quân xâm lược Việt Nam ở vùng biên giới Quảng Tây, Vân Nam.
Sau khi tập đoàn Lê Duẩn lên cầm quyền, xuất phát từ dã tâm xâm lược của chủ nghĩa bá quyền, theo sự xúi giục và hỗ trợ của những kẻ khác, đã bội phản tín nghĩa, điên cuồng xua đuổi, cướp đoạt, bức hại Hoa kiều ở Việt Nam và người Việt Nam là người Hoa, liên tục tiến hành các hành động xâm phạm và khiêu khích vũ trang, đồng thời đưa quân đi xâm chiếm thủ đô Campuchia, gây nguy hại và phá hoại nghiêm trọng nền hiện đại hóa của nước ta và an ninh biên giới. Trước tình hình không thể chịu đựng thêm được nữa, chính phủ Trung Quốc quyết định tiến hành cuộc chiến đấu phản kích tự vệ, bảo vệ biên giới.
Cuộc chiến phản kích tự vệ bắt đầu từ 17.2 đến ngày 16.3 thì kết thúc, bộ đội biên phòng của ta đã khống chế được 3 tỉnh Lạng Sơn, Cao bằng, Lào Cai và 17 huyện thị, làm 4 sư đoàn và 10 trung đoàn chính quy thiệt hại nặng nề, tiêu diệt 3, 7 vạn quân Việt Nam, tịch thu rất nhiều trang bị vũ khí và vật tư tác chiến, cho kẻ xâm lược Việt Nam một bài học và sự trừng phạt nặng nề.
Ảnh :   Trong cuộc chiến phản kích tự vệ đối với Việt Nam, các chiến sĩ đang ký tên trên lá cờ đỏ có dán dòng chữ “Tổ quốc trong chúng ta” tự làm.


Bài 2:
KHẮP NƠI TRONG CẢ NƯỚC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM 34 NĂM THẮNG LỢI CUỘC CHIẾN PHẢN KÍCH TỰ VỆ ĐỐI VỚI VIỆT NAM
20.2.2013
Ngày mồng 8 tháng Giêng [âm] tức ngày 17.2.2013 lại trúng vào ngày kỷ niệm lần thứ 34 cuộc chiến phản kích tự vệ đối với Việt Nam, khắp nơi trong cả nước tổ chức các hoạt động kỷ niệm 34 năm thắng lợi cuộc chiến phản kích tự vệ đối với Việt Nam. Đại diện cựu chiến binh tham chiến tham gia vào hoạt động đã nói chuyện ôn lại lịch sử trận tác chiến với Việt Nam, tổng kết ý nghĩa của trận tác chiến với Việt Nam, lắng nghe hoài niệm của các cựu chiến binh may mắn sống sót về những chiến hữu đã hi sinh, kể lại tình cảnh chiến đấu nơi chiến trường cùng các chiến hữu anh hùng liệt sĩ, bày tỏ lòng yêu nước của các cựu chiến binh tham chiến, ca ngợi những chiến tích to lớn của các anh hùng liệt sĩ, đả thẳng vào hiện tượng xấu lãng quên các anh hùng của xã hội ngày nay, kêu gọi xã hội tăng cường giáo dục lòng yêu nước, yêu quý các anh hùng, tôn trọng các anh hùng, không quên lịch sử, luôn nhớ các anh hùng liệt sĩ!
Mùa xuân năm 2013, trên đường phố Tây An treo đầy những chiếc đèn lồng đủ hình đủ dạng và các bức điêu khắc chữ “Xuân” (“”), tạo nên bầu không khí ngày tết nồng ấm ở nơi đế đô ngàn năm. Khi mọi người còn đang đắm chìm trong không khí mùa xuân năm con Rắn, ngày mồng 8 tháng Giêng [âm] tức ngày 17.2.2013 lại trúng vào ngày kỷ niệm lần thứ 34 cuộc chiến phản kích tự vệ đối vớiViệt Nam, cổ thành Tây An thời tiết ẩm ướt, nặng nề như tâm tình của các cựu chiến binh vậy. 10 giờ sáng, các chiến hữu từ khắp các quận của thành phố Tây An về tập kết ở xung quanh Nghĩa trang liệt sĩ Tây An để tham gia hoạt động kỷ niệm 34 năm thắng lợi cuộc chiến phản kích tự vệ của Trung Quốc đối với Việt Nam.
Các cựu chiến binh tham chiến tham gia vào hoạt động chụp ảnh lưu niệm
Ngày mồng 8 tháng Giêng [âm] tức ngày 17.2.2013, hơn 1000 quân nhân tham chiến, xuất ngũ ở thành phố Quảng Châu (bao gồm cả các khu, thành phố, huyện xung quanh Châu Tam Giác) đã tổ chức hoạt động viếng liệt sĩ nhân kỷ niệm 34 năm cuộc chiến phản kích tự vệ tại Nghĩa trang liệt sĩ Quảng Châu.
Hiện trường hoạt động kỷ niệm 34 năm cuộc chiến phản kích tự vệ đối với Việt Nam
của cựu chiến binh tham chiến quê ở Quý Châu
.
Chủ cửa hàng hoa Thái Yến Hỷ Khánh ở Long Châu Quảng Tây hàng năm cứ vào dịp này là cả hai vợ chồng đều dâng một bông cúc tươi trước mộ từng liệt sĩ, hoài niệm sâu sắc những liệt sĩ đã hy sinh vẻ vang trong cuộc chiến phản kích tự vệ đối với Việt Nam
Tổ quốc to lớn của chúng ta là do những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống đã dùng sinh mệnh trẻ trung của mình để tạo nên những chiến tích rạng rỡ muôn đời. Lịch sử vẻ vang quốc phú dân cường là các cực chiến binh ham chiến đã dùng bầu máu nóng sục sôi, từ chiến trường khói súng mịt mù, từ gian khổ thấm đẫm máu đào đánh đổi lấy nền hòa bình thịnh vượng ngày hôm nay của chúng ta. Tổ quốc! Ta tự hào vì người! Cựu chiến binh tham chiến, ta hãnh diện vì anh!

6 nhận xét:

Nặc danh nói...

"môi hở răng lạnh" ==> "dậy cho VN một bài học" ==> "phản kích tự vệ đối với VN".
Vô liêm sỉ là bây giờ dân mình, liệt sĩ của mình không nhắc đến để được "16 chữ vàng"!!!!!!
Im lặng như tờ để dân "từ khi tôi sinh ra nó đã như thế này!!!!!".
Chuyện chính trị là "bạn ngày hôm nay, kẻ thù ngày mai".

Quang Vinh nói...

Kẻ xâm lược "biểu dương tinh thần chính nghĩa", còn những anh hùng chống xâm lăng bị người ta "cố tình quên lãng", đau lòng lắm thay. Ở bất cứ thời đại nào, khi những kẻ "sợ giặc", "thờ giặc", "mong chờ giặc phong vương" còn quyền lực thì đất nước còn trong vòng nguy hiểm.

TranKienQuoc nói...

Không ai xâm phạm biên giới TQ mà TQ phải tự vệ. Haaaaa! Giọng lưỡi Đại Hán láo thế!

Nặc danh nói...

Cao Cẩm Quỳ vừa mail sang:
we are no war ! peoples china and vietnam no war . we are brothers and sisters .

Viên Thạch nói...

Xét về góc độ bài viết cháu thấy ngưỡng mộ ai đó đã dịch bài này, nghe mà thấy tinh thần của họ cao quá. Cùng một vấn đề, học đứng ở góc đối lập với ta và họ đã làm, đã nghĩ như thế, cháu nghĩ cũng là chuyện thường. Cháu không sinh ra trong chiến tranh nên cũng nhìn vấn đề này ở một góc độ khác người trong cuộc, cháu cũng nghĩ mình nên có những hành động ca ngợi quân nhân của mình thay vì khoét sâu thêm vết thương đã cũ.

Nặc danh nói...

Tôi lêm mạng vào poeple.com.cn thì nhận ra đây là báo điện tử của "Nhân dân Nhật Báo" tương tự như "Hoàn Cầu". Điều đó cho ta thấy ĐCSTQ nói và làm không đi đôi với nhau theo các thỏa thuận với ĐCSVN trong việc tuyên truyền về cuộc chiến tranh mà họ tiến hành xâm lược việt Nam vào ngày 17-2-1979.Người TQ bao giờ cũng ca ngợi chiến thắng vỹ đại cũa mình.Tôi nhớ 1969 TQ mang quân tấn công đảo Đamanxkii trên sông Amur (phía Tq gọi là Trân Đảo trên sông Hắc Long Giang. Tại trân chiến này một đồn biên phòng Liên Xô bị nhiều sư đoàn quan TQ tràn lên ,gây tổn thất rất lớn.Quân đội Liên Xô ngay sau đó đã dùng khí tài GRAD (loại hỏa tiễn,bắn tọa độ) vào đảo Đamaxkii.Toàn bộ các đơn vỵ quân TQ tràn lên đảo bị xóa sổ.Ấy vậy mà TQ,lúc đó do Lâm Bưu thao túng đã tuyên bố thắng lợi vẻ vang của quân TQ trong trận chiến trên Trân Đão.Nực cười chop bộ máy tuyên truyền của TQ cho đến hôm nay. KC