Theo các nguồn tin chính thức hiện đang có gần 100 con tàu
vận tải có tải trong lớn và rất lớn của Việt Nam đang nằm bất động tại các cảng
trong và ngoài nước làm phát sinh nhiều phí tổn về phí bảo trì, bảo hiểm, thuê
bến đỗ v.v…Hầu hết các con tàu này đã không thể trả lương cho thủy thủ của mình
trong nhiều tháng. Tình trạng này đã kéo dài từ năm 2009 khi Vinashin đổ
vỡ, đến nay bản thân những con tàu đó đang xuống cấp nghiêm trọng, muốn bán
cũng khó có người mua, bán được cũng không đủ để trả nợ.
|
Một con tàu đang đóng bỏ dỡ của
Vinashin
|
Tàu Cái Lân 4 bị bắt giữ tại Ấn Độ
từ tháng 1/2012
|
|
Tàu Vinashin Atlantic đang nằm
không lại phao số 0 Vũng Tàu
|
|
Tàu Hoa Sen nằm chơi dài bên Trung
Quốc
|
Xem thêm về số phận các con tàu tại
đây
Đó là sự thật đầy nghịch lý
của một trong những ngành công nghiệp “mũi nhọn” ra đời với đường
lối định hướng kinh tế duy ý chí của đất nước này. Hậu quả là sự sụp đổ không
phương cứu chữa của Tập đoàn Vinashin, trong đó một đội tàu vận tải hùng hậu
bổng chốc biến thành những đống sắt vụn “cha chung không ai khóc” trong khi
những ông chủ thực thụ của chúng sau khi vơ đầy túi tham đã cao chạy xa bay
hoặc vẫn yên vị như không có chuyện gì xảy ra cả.
Điều nghịch lý này diễn ra trong bối
cảnh vùng biển đảo thuộc chủ quyền của tổ quốc bị bỏ trống để cho “tàu
lạ” tha hồ tung hoành thăm dò khai thác và đánh bắt thủy sản…Chúng còn
ngày đêm lồng lộn săn đuổi, dọa nạt và cướp phá những con thuyền bé nhỏ
như những chiếc lá mỏng manh giữa biển khơi của dân chài Việt Nam nghèo khó .
Không có tàu hải quân hộ vệ, cũng không có tàu mẹ, tàu con và cũng không có số
đông tàu tuyền đủ mạnh để để hỗ trợ lẫn nhau trước sự áp đảo của đối phương,
những con thuyền bé nhỏ này chỉ có một một kế duy nhất là lạn lách trốn chạy!
(Xem ảnh dưới đây do chính THX chụp từ cabin của một tàu Ngư chính đang rượt
đuổi tàu cá của dân chài VN đang hành nghề tại ngư trường truyền thống của mình
tại vùng biển Hoàng Sa ngày 17/3/2013 )
Rõ ràng thế trận bảo vệ chủ
quyền biển đảo của tổ quốc đang ở vào thế thất thủ thảm hại như hiện nay một
phần rất lớn là do sự đầu tư lạc hướng của ngành hàng hải nước nhà. Miệng nói
về tầm quan trong của kinh tế biển và kêu gọi ngư dân bám biển…, nhưng lại phó
mặt cho người dân đối phó với mọi thủ đoạn bành trướng của đối phương thì có
khác nào “bắt con bỏ chợ “? Giá như chỉ cần một nửa số của những
con tàu đang hoang phế kia đã được đầu tư làm tàu đánh cá hoặc tàu kiểm ngư thì
chắc rằng thế trận đã khác?. Vậy nên chăng, giờ đây cũng chưa phải là quá muộn
để khắc phục sai lầm bằng việc biến cải những con tàu lãng phí của Vinashin
thành tàu đánh cá hoặc tàu thu mua và chế biển thủy sản hoặc đơn giản chỉ là
những con tàu hậu cần và hỗ trợ hoạt động ngư nghiệp trên các vùng biển xa.
Thiết nghĩ bản thân sự có mặt của những con tàu trọng tải lớn có sức bám biển
lâu ngày tại các vùng biển khơi cũng tạo nên những cột mốc chủ quyền cần thiết
trước chiến dịch lấn chiếm thâm đọc và ráo riết của đối phương. Để làm việc này
có lẽ nên giao trách nhiệm cho những người chịu trách nhiệm trực tiếp trong vụ
khủng hoảng Vinashin và đã từng cam kết “khắc phục sai lầm thiếu sót…”, coi đó
như một cơ hội để họ sửa chữa lỗi lầm vây!
1 nhận xét:
Hóa ra hàng ăn cắp, phá hoại còn có tác dụng???
Đăng nhận xét