Cho đến nay, nhiều người vẫn không hiểu nguồn gốc của ngày cá tháng 4, cũng như nguyên do tại sao hình ảnh con cá lại được dùng trong một ngày đầy vui nhộn này.
Từ thế kỷ 16, ở Pháp mùa lễ hội hàng năm bắt đầu vào ngày đầu tháng Tư. Vào thời gian đó, năm mới cũng bắt đầu được tính từ ngày 1/4 vì ngày này được xem là ngày đầu tiên của cả mùa xuân. Nhưng vào năm 1582, Hoàng đế Charles IX đã ra lệnh chuyển ngày đầu năm mới về ngày 1/1. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải người dân nào cũng biết có sự thay đổi đó nên họ vẫn tiếp tục tổ chức lễ năm mới vào ngày 1/4.
Ngày cá tháng 4 ( tiếng Pháp: Poisson d'avril ), còn gọi là ngày nói dối, là ngày hội vui vẻ hấp dẫn đối với những người tinh nghịch và hài hước. Ngày 1 tháng 4 là ngày được chú ý ở nhiều nước. Ngày mà bạn bè có thể bị lừa hoặc chơi khăm mà không sợ bị giận.
Người ta coi Pháp là quê hương của cá tháng 4. Năm 1564, Vua Chares IX của Pháp, lúc đó 14 tuổi , quy định ngày 1 tháng 1 là ngày đầu năm, thay vì ngày 1 tháng 4 như dân chúng vẫn dùng trước đó. Quyết định này được áp dụng vào năm 1567. Tuy nhiên, do phương tiện liên lạc thời đó rất lạc hậu, nên nhiều người không nhận được tin đổi lịch. Những người này vẫn tiếp tục coi ngày 1 tháng 4 là năm mới và bị những người khác cười vì điều này, người nào bị lừa sẽ gặp rất nhiều may mắn trong cuộc sống.
Ngoài ra, cũng có rất nhiều người không chấp nhận lịch năm mới bị thay đổi nên họ vẫn tiếp tục tổ chức lễ năm mới vào ngày 1/4. Việc không tôn trọng sự thay đổi đó làm họ bị gán cho cái danh là "những tên ngốc" và họ bị ví như những con cá bơn ngốc nghếch.
Vậy nên có tin: cái tay đầu bạc tuyên bố "nãnh đạo nhà nước đồng ý bỏ điều 4 trong Dự thảo hiến pháp 2013".
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- MỘT ĐỜI NHỚ NHAU (Trần Phong k5)
- NHỚ DUY ĐẢO
- Thăm tư gia của Nhất Trung
- SINH VIÊN QUÂN SỰ CÙNG NHỮNG CHUYẾN TẦU (KQ)
- Nghề xin ăn không chỉ có ở VN (ST: Trần Đình Ngân)
- Cây từ Vũng Chùa (Quang Việt)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Lần đầu công bố: Những phút cuối cùng của Lưu Thế Dũng (Tư liệu gia đình)
- KỶ NIỆM ĐỜI LÍNH (Phần II) (Việt Dũng)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét