Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

Bạn không thành người Trung Quốc được đâu! (Số 1 - ST)


Mark Kitto - Anh
Thuế khóa và cái chết. Bạn biết nghĩa hai từ này rồi chứ? Tôi muốn thêm một sự mệt mỏi nữa: thành người Trung Quốc. Phải, chuyện lên trời rồi. Tôi đã từng muốn thành người Trung Quốc. Không phải kiểu mặc áo lụa, đi dép vải, nhuộm tóc đen, hay ghê sợ thì chụp khăn mùi soa vào mũi đâu. Tôi muốn Trung Quốc ngày càng tươi đẹp để tôi sống và làm việc. Cách đây 16 năm, chính là tôi muốn như thế đấy. Còn bây giờ, tôi đầu hàng.
Tôi sẽ không cố nữa. Tôi vỡ mộng, đã thức dậy khỏi giấc mơ Trung Hoa của tôi. “Nhưng Trung Quốc là một thần kỳ kinh tế: một lượng người kỷ lục giàu lên trong một thời gian kỷ lục… GDP mỗi năm tăng 10%…xuất khẩu bùng nổ, nhập khẩu, sản xuất, đầu tư…tóm lại là cứu thế giới khỏi khủng hoảng năm 2008…”, khắp nơi ca ngợi, cứ như thể James Bond vậy. Ai chả biết! Tôi cũng biết, bởi tôi đã đến và yêu Trung Quốc từ năm 1986 cơ mà.


Khi tôi rời Đại học London năm thứ 2, đến Bắc Kinh theo khóa tiếng Trung, thì so với phương Tây, Trung Quốc lạc hậu lắm. Chẳng thấy ô tô trên đường phố, mà rặt xe đạp hoặc xe bò, chỉ tiện cho đám sinh viên có thể trèo lên cả khi chúng đang chạy. “Cô giáo chủ nhiệm” của tôi, nửa như bảo mẫu, nửa lại giống người đại diện, là một bà Hồng quân đáng sợ có biệt danh là Hou Rồng. Thức ăn, nước uống, quần áo, xe đạp chả mua thì chúng tôi cũng được dùng. Tiền chả biết để làm gì, vì quanh vùng chỉ có mỗi một cửa hàng Hữu Nghị bán cà phê đen trong cốc thiếc.
Chúng tôi sống đời sinh viên, nhưng chẳng biết gì nhiều (tất nhiên ấy là nói theo quan điểm bây giờ), ngoài tầm nhìn từ đỉnh Mạc Can Sơn cách Thượng Hải trăm dặm về phía tây.
Nếu phải chọn một từ để nói về Trung Quốc thời đó, tôi sẽ bảo đó là “lạc quan”. Chợ búa đơn giản như hồi mới sinh ra. Lần đầu tiên sau 35 năm, Trung Quốc mới gặp lạm phát. Và người dân lại thích thú vì họ nghĩ đó là dấu hiệu của tiến bộ, nghĩa là bắt đầu có nhu cầu, mà lại cao hơn khả năng đáp ứng.
Năm 1949, từ nóc Thiên An Môn, Mao Trạch Đông tuyên bố: “Nhân dân Trung Quốc đã đứng dậy”. Giữa thập kỷ 80, họ mới bắt đầu đi học và thảo luận.
Một đêm tháng giêng 1987, tôi đứng trên ban công xem sinh viên tuần hành qua những con đường ngập tuyết, đổ về quảng trường thành phố. Kiểu tuần hành ấy tồn tại được đến tháng 6/1989, khi xảy ra sự kiện Thiên An Môn.
Người có công lớn nhất để Trung Quốc lớn mạnh như ngày nay là Đặng Tiểu Bình. Nhưng ông ta cũng chính là người đã gọi xe tăng vào nghiền nát sinh viên. Sự kiện Thiên An Môn trùng đúng vào dịp chúng tôi đang làm báo cáo tốt nghiệp. Và lũ bạn cùng lớp với tôi cứ băn khoăn mãi: 4 năm học tiếng Trung chỉ để gọi đúng tên những tang tóc này sao?
Nhưng Đặng không mất nhiều thời gian về chuyện đó. Ông ta thuyết phục thế giới rằng, hãy tha lỗi cho Thiên An Môn, và hãy chơi với Bắc Kinh, chứ đừng coi Trung Quốc là một xã hội man rợ. Ông ấy vừa vật nài vừa nỗ lực. Thế giới không thù dai, và người Trung Quốc nắm lấy cơ hội ông ấy trao. Cả hai đều có phần, ít nhất là về mặt kinh tài.
Khi tôi trở lại Trung Quốc năm 1996 để sống và làm việc như mơ ước bấy lâu, tôi nhận thấy bầu không khí lạc quan tương tự như trước kia, nhưng đã có những dấu hiệu hơi khác: Hơi thở thương mại đã phả khắp cộng đồng. Cứ ký được một hợp đồng là vui, chả cần biết gì hơn. Tôi làm đại lý thép, và ký hợp đồng với người Trung Quốc liên tục.
Đất nước này đã ký được một hợp đồng lớn. Đặng nói: “Hãy tự tin, và mọi việc sẽ tốt”.
Nhưng hai mươi năm sau, người Trung Quốc đã tự tin, mà không phải cái gì cũng tốt.

2 nhận xét:

Nặc danh nói...

Bài viết hay của người quá hiểu TQ.
AD

tranbachai nói...

Theo nguyên bản bài này: Bản thân tác giả lấy vợ người TQ, sinh con ở TQ và có lẽ thật sự đã từng một thời gian muốn trở thành người TQ.