|
Những người nghéo tá túc qua đêm ở công viên trung tâm. |
Khó ngủ vì đồng hồ sinh học khó thích nghi, 2g dậy lên mạng, 6g xuống nhà đi thể dục. KS Hamilton có 2 mặt tiền ở phố 14 và phố K. (Ở DC và các TP lớn của Mỹ, theo hướng bắc-nam đặt tên đường theo số, hướng đông-tây đặt tên theo chữ cái A, B, C...).
|
Đoàn biểu tình rồng rắn ra trước Nhà trắng.
|
|
Những gì in sau lưng áo. |
|
Mấy tay cảnh sát. Có cả cảnh sát cưỡi xe đạp. |
|
Lại gặp người nghèo ngủ đường. |
|
Thấy ông bạn với chồng giấy trước bụng. Chả hiểu có phải đi thưa kiện hay
là nhà văn, nhà thơ lãnh mạn đang mang bản thảo đi in mà không có tiền. |
|
Phố xá sáng nay. |
|
Thanh bình quá. |
|
Chỉ bỏ tiền vào khe là mở được khóa và thuê được xe đạp. |
|
Các ngã 3, ngã 4 có biển Stop cho xe. Dân tự giác thực hiện. |
|
Đường dành riêng cho xe đạp. Ưu tiên thân thiện với môi trường.
(Kì sau: Cứu hỏa...) |
Làm 1 vòng bách bộ qua các phố. Phố xá sạch sẽ, vắng tanh, chỉ gặp những người dậy sớm đi tập thể dục. Qua công viên thấy nhiều dân da đen ngủ qua đêm. Thế mới biết nước Mỹ giàu đến thế nào thì vẫn có người nghèo, homeless (không nhà cửa) mà đây là ngay trung tâm. Dọc đường thấy có bác nhọ chùm cả tấm chăn chiên tướng, người hôi hám, bẩn thỉu nhưng không dám chụp trực diện, sợ họ tự ái.
Lang thang thấy có quảng trường rộng trông giống Nhà trắng nên mò tới ngay. Con đường chạy ngang Nhà trắng bị chặn 2 đầu, phía trước là công viên. Sóc đen, sóc nâu chạy tung tăng trên những cây sồi, cây thông và trên thảm cỏ. Một đám đông người đã lớn tuổi, đa số là da đen, hớn hở nhận áo màu cam từ mấy điểm phân phối trước khi tới công viên. Họ vui vẻ cười nói, rồng rắn ra trước Nhà trắng, rồi tập trung trước hàng rào chụp ảnh. Cảnh sát chẳng nói năng gì, đứng không xa là mấy xe công vụ.
Đọc dòng chữ in sau lưng thấy ghi "Biểu tình ở Washington vì mất việc làm và tự do, 24/8/2013". Vội xin kiểu ảnh và thấy anh đen cười thoải mái.
Bên này công viên có lều dựng tạm của 1 công dân cùng những khẩu hiệu chống chiến tranh. Anh ta ngồi trong lều. Xem ra lều được dựng đã mấy ngày. Xin phép chụp ảnh, anh ta OK liền. Khi bấm máy xong quay đi mới thấy có người bỏ xu (coin) vào hộp thiếc để trước mặt, mới giật mình, khi đi quên mang bốp-phơi.
Đi tiếp theo con đường về phố 14. Những chuyến xe 2 tầng chở khách đi tour quanh thành phố đã chuẩn bị khởi hành. Ở các ngã 3, ngã 4 đều có biển đề Stop. Tài xế xe lớn, xe nhỏ ở Mỹ khi từ ngõ ra, hay từ đường phụ nhập đường chính đều tự giác 1 cách kinh khủng - cho xe dừng lại, nháy đèn, nếu thấy khách bộ hành qua thì vẫy tay mời đi và không thấy xe chạy trên đường chính mới nhập đường, dù chả thấy bóng cảnh sát đâu.
Gặp ai trên đường cũng thấy họ nở những nụ cười tươi và chào "Hi,... Good morning...". Phải nói, hầu hết dân Mỹ rất cởi mở, mến khách. Trên miệng luôn là những câu "sorry, excuse me, thank you...".
Rich (thầy giáo của cháu Mý và là Tour-guide) nói, ở Washington DC chia làm 2 phần rõ rệt: phần an ninh và phần mất an ninh. Chẳng may lọt vào khu thứ 2 dễ biệt tích luôn.
4 nhận xét:
Người nghèo thường tìm đến trung tâm sầm uất để ngủ vạ mà đại ca! Giống ở đường Đồng khởi SG zậy đó!
Xe đạp cho thuê ko phải bỏ xu vào mà là cà thẻ tín dụng đặt cọc. Đi chán, lúc trả xe, cà lại thì mới bị trừ tiền.
HMK6
Ừ, chưa xem kĩ. Riêng gửi ô tô ở đường hoặc parking thì vừa có vụ cà thẻ, vừa có thể thả xu.
Nơi nào càng giầu thì càng có hàng triệu người từ nơi khác và thế giới đổ xô đến để tìm cách định cư.
Không định được cũng không trở về nhà nữa, ăn đã có những tổ chức từ thiện cung cấp, còn sau đó sống lang thang, ma túy.
Xã hội nào cũng có những người không muốn làm việc mà chờ người khác làm cho mình ăn.
Đó là những vấn đề xã hội 1000 năm nữa cũng không bao giờ hết, giống như nghề gái điếm là nghề đầu tiên trên thế giới và không bao giờ mất.
Đăng nhận xét