Bên các cháu gái rất xinh người bản xứ. |
Trong
lần gặp đầu tiên với Quốc Việt (QcV) cách đây vài tháng, khi nghe bạn nói chuyện về Tây Bắc
(trước đó đã đọc bài của bạn viết về vùng đất này), mình ngỏ lời “bao giờ ông
đi cho tôi bám càng”. Bạn bảo “OK”. Cứ nghĩ như thông lệ, bạn hứa thế nhưng chắc
gì thực hiện được. Thế mà trưa thứ 5 tuần trước (29/8) nhận được phôn của bạn.
Rủ nhau ra quán Amy TBT ăn trưa, rồi thống nhất kế hoạch Tây tiến vào thứ 7
(31/8). QcV bảo phải đi dịp này vì có hội Tết Độc lập của người H’mong.
Chuyến
đi thật vui vẻ, đội hình hoành tráng, 7 người 2 xe: 2 Việt, vợ QV, nhà thơ tay
ngang+vợ và 1 ông bạn vong niên (73 tuổi).
Cảnh
vật Tây Bắc thì đã được QcV tả rất kỹ trong một bài viết trước đây, mình có viết
ra thì cũng chẳng thể hay và đẹp như bạn đã viết. Mình lên Mộc Châu với tâm trạng
của một người xa Mộc Châu đã 53 năm. Vừa đi vừa cố tưởng tượng, so sánh cảnh vật
xung quanh với những hình ảnh còn lại trong ký ức, nhưng chẳng thấy cái gì giống
cái gì cả.
Thị
trấn Mộc Châu những ngày này rực rỡ muôn màu: màu đỏ của cờ, màu tím, xanh,
lam… của các tà váy áo các dân tộc. Người đông vui nhộn nhịp. Họ đến từ những bản
làng gần xa với những bộ váy áo đẹp nhất. Đông nhất là thanh thiếu niên mặt mày
rạng rỡ, tay nắm tay đi trẩy hội.
Lần
này lên Mộc Châu có 2 thứ ấn tượng nhất với mình là “phong cảnh Đà Lạt” và các món đặc
sản Tây Bắc.
“Phong
cảnh Đà Lạt” trên Mộc Châu là khu rừng thông và một hồ nước trong veo. Đó là một khu
vui chơi giải trí mới được xây dựng cách đây ít năm. Cảnh tượng chẳng khác gì
Đà lạt. Khí hậu cũng hơi giống.
Các
món đặc sản Tây Bắc gồm “thắng cố”, “bò nấu lá lồm” và “nậm pịa”. “Thắng cố” là
món ăn của người H’mong nhưng tên gọi thì lại không phải tiếng H’mong. QcV bảo
đó là tiếng của dân tộc gì đó ở miền Nam TQ. Ở HN đã được thưởng thức thắng cố
rồi, nhưng nét mới lần này là được ăn thắng cố với “lá thối”- một thứ lá rừng,
khi nhấm thì hơi có mùi thum thủm, nhưng ăn với món thắng cố thì thấy bùi bùi.
Lá
lồm có vị chua, cho vào hầm thịt bò tạo ra một món ăn ngon. Nước hầm này chan với
bún rất hợp lý. “Nậm pịa” là món lòng bò hầm, ăn thấy có các vị ngọt, bùi và vị
đắng của mật bò. QcV thuyết minh cách làm lòng giống như kiểu bắt phèo lòng lợn
dưới xuôi.
QcV
rất gắn bó với địa bàn Tây Bắc nên đi đến đâu cũng được mọi người đón tiếp chu
đáo. Các cán bộ, chiến sỹ công an và đồng bào H’mong rất quí một ông tướng dân
dã, hiểu nhiều, biết rộng.
Cám
ơn QcV đã tổ chức một chuyến đi tuyệt vời!
Mời xem slide-show này!
3 nhận xét:
Thích lang thang như bác Quang Việt, nay lại gặp Quốc Việt cũng là người lang thang thì... hạp quá trời rồi!
Đấy mói là thiên đường để sống và hạnh phúc, mặc kệ những kẻ nào bon chen hay muốn làm này làm nọ (nhưng đầy lo âu trong lòng).
Có vẻ 3 em kia người Kinh giả H'mông? Phải hỏi TLH thôi!
Đăng nhận xét