Quảng cáo quyết liệt ở Times Square. Có chết vì tiền điện??? |
Vào KS nào cũng vậy, ngoài hàng lang lúc nào cũng cung cấp lạnh đến 18-20 độ. Rét run, phải mặc áo tay dài. Máy điều hòa trung tâm chạy quyết liệt. Trong phòng thì tùy lựa chọn của từng khách.
Còn thang máy thì thấy KS nào ít thì số lượng là 4, không thì 8, 10, 20... mà lên xuống cứ vùn vụt, chưa kịp vào thang này lên thì thang kia đã xuống mới chết.
Quảng cáo thì hầu như suốt đêm, nhất là ở các trung tâm. Tỉnh giấc nửa đêm, ra cửa sổ nhìn xuống Times Square thấy những bảng quảng cáo tinh thể lỏng vẫn thay đổi hết hình này sang hình khác. Điện năng dùng thế này không biết bao nhiêu mà kể.
Chuyện trò với tay quản lí KS Crowne Plaza ở quận Manhattan (sát Times Square) biết: mỗi tháng KS chỉ xài hết có 1 triệu đô tiền điện. Sợ chưa về sự tiêu tốn năng lượng ở Mỹ!!!???
Vậy mà ở Mỹ họ nâng niu từng đồng xu penny (giá trị từ 1 cent, 2, 3, 5 đến 10, 15 (quarter), 20, 50 cent). Bạn sẽ hỏi, đồng penny được dùng ở những đâu? Xin thưa, ở mọi nơi.
Dạ, có thể gọi được điện thoại công cộng. (Ở Mỹ dù có người dùng iPhone 5 hiện đại nhất nhưng vẫn thấy dân ghé các cọc điện thoại quay tay, liên lạc). Chỉ cần 50 cent là có thể gọi cả phút nội địa. Có thể thuê xe đạp chạy trong TP.
Người ăn xin (không nhà, không việc làm - homeless, jopless) chả ngại ngần xin từng đồng xu. Biết tích tiểu thành đại. Hôm lang thang ở Chicago thấy ông bạn homeless ngồi cột điện, gõ ống bơ chứa tiền xu lạch cạch, ống bơ đầy dần... sẽ đủ cho bữa tối.
Có thể dùng để thanh toán. Khi mua hàng họ luôn trả lại tiền lẻ bằng các đồng penny. Và khi ta thanh toán, họ chả ngại ngần đếm lại từng xu và trả lại số tiền thừa cho ta cũng bằng xu. Không sợ bị lừa, ăn chặn, nhất là khách nước ngoài. Họ qúy trọng từng đồng xu của khách hàng cũng như tiền do họ làm ra.
Nghĩ lại nhà ta, NHNN cũng có phát hành tiền xu (cho nó giống người?!!!) nhưng báo chí từng đưa tìn: chưa hết tháng đã rỉ hoen rỉ hoét. Hơn nữa nếu dùng trong thanh toán chả ai thèm nhận (họ bảo tiền giấy hàng nghìn còn khó, chứ tiền xu của bác là cái đinh rỉ!). Cánh ăn xin, khi được cho vài xu bọ, còn ra bộ coi thường mắng mỏ người cho.
Nghĩ mà tủi cho dân nước nghèo!
6 nhận xét:
KQ kết bài này bằng câu: Nghĩ mà tủi cho dân nước nghèo!
Anh có trong Destop một ảnh lấy từ mạng : Ảnh một "Ông Tây" to béo thật sự, với tư thế vô cùng khó khăn do bụng, mông rất to, tay lại ngắn đang cúi người nhặt lại một đồng xu chót đánh rơi và ảnh phản biện: ảnh một ngưới Châu Á( chắc là dân Việt ta) chân đất dẵm gót bước qua một đồng xu dưới đường...!
Biết bình luận sao đây? ( TĐ)
"Trăm nghe không bằng một thấy", vui và theo dõi người bạn trong cuộc du lịch, vì biết viết thế nào để bạn hiểu cuộc sống ở "bọn giẫy chết", mà cuộc sống ở đây "im lặng là có tội" nên người ta nói thẳng với nhau.
Thôi bây giờ còn phải tính chuyện làm ăn, chứ không tính được chuyện đi ăn xin kiếm tiền, nên có bắt họ vào trong nhà họ cũng không vào, nên có thể sẽ ít thời gian hơn vào để còm.
Lần sau có đi du lịch ở "bọn giẫy chết" nhớ mang cà chua, trứng thối đi để ném bọn làm chính trị, chúng nó vẫn cứ phải cười chứ không đánh trả lại đâu.
Tay này giàu không phải vì nó có nhiều tiền mà vì nó biết tiết kiệm từng đồng xu.
Người Mỹ luôn nói thẳng, không "vòng vo Tam quốc".
Đừng nghĩ một khách sạn Mỹ dùng mỗi tháng trả 1 triệu USD tiền điện cho thang máy mà sót.Một triệu đó sẽ kéo theo nhiệu công việc cho công nhân bảo hành thanh máy, cho các công ty sản xuất ,bán thang máy ,cho các co6ngb ty chiếu sáng trong thang máy...
Vòng quay đồng tiền cứ chạy đều(trong chính trị kinh tế học gọi đó là sư luân chuyển đồng tiến trong nền kinh tê ) vì vậy nền kinh tế Mỹ luôn sôi động,phát triển.
Phải nói là hiệu quả quay vòng vốn của đồng tiền ở Mỹ là tuyệt hảo!
Đăng nhận xét