2. VẬN ĐỘNG ÔXY
Có một kinh nghiệm thành nguyên tắc, nhất thiết đừng luyện tập sáng
sớm. Xin khuyến nghị các vị tập luyện vào chiều tối. Các nhà khoa học
đã quy định, ăn xong 45 phút sau hãy vận động. Mà người già vận động
đi bách bộ là được, chì cần đi 20 phút. Muốn giảm béo không dùng
phương pháp này, nữa giờ đến một giờ trước bữa ăn, ăn 2-4 hạt rong
xoắn, sau đó sẽ giảm được cảm giác muốn ăn mà lại không thiếu dinh
dưỡng. Người Châu Âu giảm béo toàn dùng rong xoắn, ở trong nước (Trung
Quốc) ăn ít, đi ngoài nhiều là không đúng cách.
Thứ hai là thời gian ngủ dậy, quốc tế quy định là 6 giờ sáng để bạn
kham khảo. Thời gian mở cửa sổ, quốc tế quy định là 9-11 giờ, buổi
chiều là 2-4 giờ. Vì sao ? Vì sau 9 giờ, không khí ô nhiễm lắng xuống,
chất ô nhiễm đã giảm bớt, không có hiện tượng phản lực. Các vị chú y
cho, sáng dậy mở cửa sổ, đừng có thở nhiều ở đó, vì chất gây ung thư,
chất phản lực đều chạy hết vào trong phổi bạn, dễ bị ung thư phổi.
Quốc tế đã cảnh cáo, 6-9 giờ sáng là lúc dễ gây ung thư nguy hiểm
nhất.
Không thể nói chung chung rằng ngủ sớm dậy sớm là khoẻ. Cả đêm bạn đã
hít đầy bụng khí cacbonic ở trong nhà, trong đường hô hấp đã có hơn
100 loại độc tố rồi, lại chạy vào rừng cây, buổi sáng trong rừng cây
lại toàn là cacbonic. Tập luyện buổi sáng, huyết áp cơ sở cao, thân
nhiệt cơ sở cao, thượng thận tuyến tố cao gấp 4 lần buổi chiều tối,
người có bệnh tim bẩm sinh rất dễ sinh chuyện. Trong rừng cây, phải
đợi khi mặc trời lên, ánh mặt trời có phản ứng với chất diệp lục mới
có thể sản sinh ô-xy. Lúc trong rừng toàn khí cacbonic, rất dễ trúng
độc, rất dễ mắc ung thư.
Trong sách Hoàng Đế nội cung có nói: "không có mặt trời thì không tập
luyện". Tôi đề nghị các vị, mùa hè ngủ sớm dậy sớm, mùa đông không nên
đi tập buổi sáng sớm mà đổi sang tập buổi tối. Cũng không phải là
người như thế nào cũng đều ngủ sớm, dậy sớm khoẻ người cả, người cao
tuổi đừng có bật dậy mạnh. Có người bật một cái là dậy, thoắt một cái
là nhồi máu cơ tim chết luôn.
Quốc tế người ta nói, người ngoài 70 tuổi nên dậy thông thả, duỗi tay
duỗi chân cử động vài cái, rồi xoa bóp tim một lúc, ngồi vài phút rồi
hẵng đứng lên. Như vậy sẽ không làm sao cả. Cho nên tuổi tác khác
nhau, thời tiết mùa vụ khác nhau thì phải đối xử khác nhau.
Dưới đây, xin nói về ngủ trưa. Quốc tế quy định rồi, ngủ trưa hay
không ngủ trưa khỏi phải tranh luận. Trước kia, Nhật Bản không chủ
trương nếu đêm hôm trước không ngủ tốt thì nên ngủ trưa. Thời gian ngủ
trưa nên là nữa giờ sau bữa ăn trưa, và tốt nhất nên ngủ một tiếng
đồng hồ, ngủ lâu quá không có lợi chó sức khoẻ. Không nên đắp chăn
dày.
Buổi tối đi ngủ vào lúc nào ? Xưa nay chúng tôi không đề xướng ngủ sớm
dậy sớm. Khái niệm ngủ sớm dậy sớm cần làm rõ. Nếu 7h tối đi ngủ,
12hđêm dậy lục đục vớ vẩn thì không ích gì. Chúng tôi chủ trương
10-10h30đi ngủ, vì ở hội nghị quốc tế người ta đã quy định, một giờ
đến một giờ rưỡi sau đi vào giấc ngủ sâu là khoa học nhất, như thế thì
12h đêm đến 3hsáng, 3 tiếng ấy sét đánh cũng không nhúc nhích, không
có làm gì hết, 3 tiếng đồng hồ ấy là giấc ngủ sâu. Nếu 3 tiếng ấy ngủ
tốt thì hôm sau dậy tinh thần sẽ rất thoải mái. Nếu anh ngủ sau 4h,
thì đó là giấc ngủ nông. Biết cách ngủ và không biết cách ngủ là rất
khác nhau. Chúng tôi chủ trương từ 12h đến 3h sáng ngủ say như chết và
trước khi đi ngủ tắm nước nóng 40-50oC, như vậy chất lượng giấc ngủ
rất cao. Các bạn đánh bài tôi không phản đối, nhưng phản đối đánh bài
từ 12h đến 3h sáng. Ở Thẩm Quyến có 4 thanh niên đánh bài mà chết, báo
đã đưa tin.
3. TRẠNG THÁI TÂM LÝ
Nếu trạng thái tâm lý không tốt thì anh ăn uống tập luyện cũng vô ích.
Tức giận thì dễ bị khối u, cả thế giới đều biết. Trường đại học
Stan-pho đã làm một cuộc thí nghiệm nổi tiếng, lấy ống mũi đặt lên mũi
cho anh thở, rồi sau đó lấy ống mũi đặt lên bãi tuyết 10 phút. Nếu
băng tuyết không đổi màu thì chứng tỏ anh bình tĩnh, tự nhiên, nếu
băng tuyết trắng lên chứng tỏ anh có điều hổ thẹn day dứt, nếu băng
tuyết tím đi chứng tỏ anh tức giận. Rút lấy 1-2cc chỗ băng tuyết tím
đó tiêm cho chuột con thì 1-2 phút sau chuột con sẽ chết.
Tôi khuyên các bạn, ai muốn trêu tức bạn thì bạn đừng có tức. Nếu bạn
không nhịn được, bạn hãy xem đồng hồ, đừng để quá 5 phút, quá 5 phút
là hổng chuyện, máu sẽ tím đi. Thí nghiệm này đã được giải Nobel. Tâm
ly học có thể đề xuất 5 phương pháp tránh tức giận: một là tránh đi ;
hai là chuyển đi, người ta chửi thì anh cứ đánh cờ, câu cá, không nghe
thấy ; ba là thả ra, nhưng phải chú y, người ta chửi anh, anh lai đi
chửi người khác thì không chẳn gọi là thả ra, mà phải đi tìm bạn tri
âm để nói chuyện, thả ra hết (giải toa?) nếu không, cứ để bụng, thì sẽ
sinh bệnh ; bốn là thăng hoa, tức là người ta càng nói, anh càng ra
sức làm ; năm là khống chế, đây là phương pháp chủ yếu nhất, tức là
mày chửi thế nào, ông cũng không sợ. Điều này rất quan trọng " Nhịn
một lúc gió yên sống lặng, lùi một bước biển rộng trời cao". Nhẫn nại
không phải là mục đích mà là sách lược. Nhưng người thường không làm
nổi, mới nói một câu đã lồng lộn lên. tiểu bất nhẫn tắc loạn đại mưu
(Không nhịn được điều nhỏ thì sẽ rối loạn cả mưu chí lớn) Châu Âu có
một kinh điển bác học : cái lý khó giảng thì nên dừng, con người khó
đối xử thì nên xử hậu, việc khó xử thì nên làm buông thả, công việc
khó thành thì nên khôn khéo. Câu đầu tiên trong 4 câu ấy có nghĩa là:
Lý lẽ khó thì khoan hãy nói. Triết lý rất sâu sắc, rất có ích. Trong
Tam Quốc Diễn Nghĩa, Gia Cát Lượng 3 lần chọc tức Chu Du, rốt cuộc đã
khiến Chu Du tức giận mà chết. Tại Chu Du hay tại Gia Cát Lượng ? Kết
luận là tại Chu Du, khí lượng ông ta hẹp hòi quá. Tức giận nguy hại
rất lớn cho người ta.
Hiện nay có một lý thuyết mới, tất cả các động vật đều không có công
năng cười, duy loài người có công năng đó. Nhưng loài người chưa biết
sử dụng công năng đó. Xưa có câu: một nụ cười trẻ ra 10 tuổi. Không
phải chì tuổi tác mà chì tâm thái, miệng hay cười, người hay khoẻ. Tác
dụng của cười rất lớn, cười tránh được rất nhiều bệnh. Thứ nhất không
bị thiên đầu thống, thứ hai không bị đau lưng, vì khi cười vi tuần
hoàn phát triển. Thông tắc bất thống (thông thì không đau), bất thông
tắc thống (không thông thì đau). Lại nữa, thường xuyên cười đặc biệt
tốt cho đường hô hấp và đường tiêu hoá. Có thể làm thí nghiệm, anh cứ
sờ vào bụng và bắt đầu cười, mỗi ngày cười to 3 lần bụng lọc sọc 3 lần
thì không táo bón, không bị ung thư dạ dày, đường ruột. Anh tập tay,
tập chân nhưng tập dạ dày đường ruột vào lúc nào ? Không có cơ hội,
chì có cười mới tập được dạ dày đường ruột. Cười đã trở thành tiêu
chuẩn của sức khoẻ. Tôi đã điều tra nhiều lần, giải Nobel thứ hai về
cười đã được trao. Cười là thứ thuốc tê thiên nhiên. Nếu bạn bị viêm
khớp, xin đừng lo cứ nhìn vào khớp mà cười ha há, một chốc là không
đau nữa. Cười có nhiều ích lợi như thế, sao chúng ta lại không cười
nhì.
Mới đây thành phố Bắc Kinh đã có tổng điều tra rồi, tuổi thọ của người
ta bạn có biết là cụ ông thọ hơn hay cụ bà thọ hơn không ? Tôi xin
mách các vị, cụ bà thọ hơn cụ ông, bình quân thọ hơn cụ ông 6 năm
rưỡi. Tình cờ gặp một cụ ông, tại sao cụ lại tập luyện một mình ? Ông
cụ bảo lão không ghép được đôi, các bà lão đều tập với nhau, luyện tập
từng đôi ở đầu phố. Ưu điểm lớn nhất của nhiều cụ bà là tai khi còn
trẻ đã rất thích cười, các ông không cười. Đã kém người ta sáu tuổi
rưỡi rồi đó, đến bao giờ mấy ông mới cười. Cho nên từ giờ, mỗi người
hãy mau cười đi. Các vị hôm nay đến đây, các vị cười mấy tiếng là sống
thêm được mấy năm.
Có người nói thế nào cũng chẳng cười. Cấp bậc càng cao càng không
cười, tôi biết làm thế nào được ? Chẳng những đã không cười, lại còn
có một logic : Nam nhi hữu lệ bất khinh đàn (Đàn ông có nước mắt nhưng
không dễ gì chảy). Nước mắt người thường thì mặn, nước mắt bệnh nhân
tiể̉u đường thì ngọt, nước mắt đau buồn thì đắng, trong đó có peptide
(pép-tít) có hóc môn. Nếu lâu ngày không chảy đi thì sẽ bị khối u, bị
ung thư đấy. Dù có khỏi khối u thì cũng bị loét hoặc viêm kết tràng
mãn tính. Cho nên, nếu các vị đau buồn thì phải chảy nước mắt ra, giữ
lại không ích gì đâu.
Ở hội nghị quốc tế, người ta đã cảnh cáo chúng ta. Chúng ta hãy uống
trà xanh, ăn đậu nành, ngủ cho tốt, năng vận động và dừng quên luôn
luôn cười vui.
Mong rằng mỗi người đều chú ý đến cân bằng ẩm thực, vận động có ô-xy
và chú ý trạng thái tâm lý của mình, lúc đáng khóc thì nên khóc, lúc
đáng cười thì cười.
Tôi tin rằng chúng ta nhất định vượt qua được tuổi 73, qua tuổi 81,
đến 90, 100 tuổi vẫn còn khoẻ mạnh.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- NHỚ DUY ĐẢO
- Lần đầu công bố: Những phút cuối cùng của Lưu Thế Dũng (Tư liệu gia đình)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Thăm tư gia của Nhất Trung
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- MỘT ĐỜI NHỚ NHAU (Trần Phong k5)
- Câu đối của dân Đè Nẽng (Hoài Lưu k5)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét