Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

Bên trong đường hầm xuyên biển nối liền Á - Âu (ST: ĐB)

Đường hầm xuyên biển Marmaray là lựa chọn mới cho hành trình từ châu Á tới châu Âu qua eo biển Bosphorus ở Thổ Nhĩ Kỳ. 
Đường hầm Marmaray, đi qua Eo biển Bosphorus hôm qua được khánh thành nhân dịp kỷ niệm 90 năm Quốc khánh Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là đường hầm đầu tiên trên thế giới nối liền hai lục địa Á - Âu, và được coi là mối liên kết thiết yếu trên Con đường Tơ lụa thời hiện đại. Nó là sự hiện thực hóa giấc mơ của Đế quốc Ottoman (nay là Thổ Nhĩ Kỳ) cách đây hơn một thế kỷ.  


Công trình trải dài 13 km này sẽ là nơi tiếp đón những người đi tàu điện ngầm ở Istanbul, thành phố lớn nhất châu Âu với dân số 15 triệu người.
Được khởi công từ năm 2004, đây là một trong những dự án trọng điểm của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nhằm thay đổi diện mạo đất nước. Tuy nhiên, các cuộc khai quật khảo cổ học đã làm trì hoãn việc hoàn thành dự án.
marmaray-2775-1383012788.jpg
Vị trí tuyến đường sắt Marmaray, trong đó đường đứt đoạn màu đen là phần đi ngầm dưới đất, đường đứt đoạn màu đỏ là phần đi ngầm dưới đáy biển. Điểm chấm màu đỏ là khu phát hiện các di tích khảo cổ. Đồ họa: BBC.
Một đoạn dài 1,4 km của toàn bộ công trình chìm hoàn toàn dưới đáy biển, cách bề mặt khoảng 60 m. Với tổng vốn đầu tư lên đến 4,1 tỷ USD, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng Mamaray sẽ phát triển thành một tuyến giao thương quan trọng.
Marmaray nằm trên khu vực đáy biển nhiều bùn và chỉ cách Đứt gãy Bắc Anatolia 20 km, làm dấy lên lo ngại rằng nó sẽ chịu ảnh hưởng của một trận động đất lớn. Tuy nhiên, nó được thiết kế với cấu trúc nổi tự do nhằm chống động đất lên tới 9 độ Richter. 

Ảnh bên trong đường hầm

nguyen000-Par7698782-4922-1383100084.jpg

Một công nhân người Thổ Nhĩ Kỳ kiểm tra nhà ga Uskudar Marmaray trước lễ khánh thành. Ảnh: AFP

nguyenap-9590-1383100083.jpg

Hai kỹ thuật viên người Nhật chờ trong con tàu chuẩn bị lăn bánh. Một ngân hàng của Nhật Bản đã chi hơn một tỷ USD và trở thành nhà đầu tư chính của dự án. Ảnh: AP

nguyen000-Par7698994-1988-1383100084.jpg

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (thứ hai từ phải sang) vào cabin tàu tại nhà ga Uskudar trước lễ khánh thành ở Istanbul. Với tổng vốn đầu tư lên đến 4,1 tỷ USD, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng Mamaray sẽ phát triển thành một tuyến giao thông quan trọng. Ảnh: AFP

nguyenap-2-1256-1383100083.jpg

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và các quan chức khác trong chuyến tàu xuyên eo biển Bosphorus. Ảnh: AP

nguyen000-Par7699049-5566-1383100083.jpg

Những hành khách đầu tiên trên chuyến tàu từ Uskudar tới nhà ga Yenikapi, phía châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ, vào ngày khai trương đường hầm nối liền hai bờ biển Á - Âu. Ảnh: AFP

nguyen000-Par7698776-4144-1383100083.jpg

Công trình trải dài 13 km này sẽ là lựa chọn mới cho những người đi tàu điện ngầm ở Istanbul, thành phố lớn nhất châu Âu với dân số 15 triệu người. Năng lực chuyên chở của hệ thống đường sắt ngầm qua eo biển là 1,5 triệu lượt hành khách mỗi ngày. Ảnh: AFP

nguyen000-Par7698778-6138-1383100084.jpg

Marmaray là một trong số những dự án phát triển hạ tầng cơ sở lớn dưới thời Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan nhằm thúc đẩy kinh tế. Tuy nhiên, nó cũng gây ra sự phản đối từ dư luận. Ảnh: AFP

Trọng Giáp

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

Oách thật!