Nói lại
chuyện thanh niên nam nữ thập kỷ 70- 80 của thế kỷ trước thể hiện tình cảm với
nhau, thì chắc bọn trẻ bây giờ buồn cười lắm. Thời đó, ngay cả học sinh cuối
cấp III hay đã lên đại học năm nhất mà thẻ hiện chuyện “tình cảm” cũng còn rụt
rè, e lệ lắm, các chàng thường “bí mật” gửi thư thể hiện tình cảm của mình với
các nàng. Mà giấy để viết thư tình phải chọn mua loại giấy pơ-luya đặc biệt,
thật mỏng, có màu phớt hồng và bên trên góc trái tờ giấy phải in hình đôi bồ
câu đang bay, mới thật đúng kiểu. Viết thư xong, thì sẽ kẹp lá thư đó vào cuốn
giáo trình, đưa nàng mượn, sau đó hồi hộp đến mấy ngày để theo dõi “phản ứng”
của nàng ra sao… Chuyện yêu đương của thanh niên thời ấy nó trong sáng lắm,
cách thể hiện tình cảm mộc mạc đã đành, mà lại càng không có các phương tiện
“kỹ thuật tối tân” để kết nối như: điện thoại di động, mạng internet như thời
đại kỹ thuật số bây giờ. Khi “tình đã thân, lòng đã trao” thì chỉ cần một ánh
mắt nhìn nhau đắm đuối, một cái nắm tay thân mật lúc đi dạo với nhau, một lời
hò hẹn yêu thương… cũng đã làm cho chàng và nàng “ngất ngây”, đêm về nhớ nhau
mất ngủ.
Còn đến
sinh nhật của nàng, thì chàng phải cố gắng mượn chúng bạn cái xe đạp tử tế để
đèo nàng lên phố, đi chơi Bờ Hồ và ăn kem Tràng Tiền. Nếu không được như thế,
thì cũng phải cố lùng mua cho được một bánh xà phòng Hương Chanh do Nhà máy xà
phòng Hà Nội sản xuất để tặng nàng. Và trong số quà tặng đó, các chàng không
thể quên tặng nàng một cuốn sổ tay xinh xắn để nàng chép thơ tình vào đó. Thời đó, sưu tầm thơ tình hay các câu văn hay
đang là “mốt” của học sinh cấp III và sinh viên các trường Đại học. Tôi còn
nhớ, hồi đó phổ biến trong các trường Đại học khối tự nhiên có bài “thơ tình
Toán-Lý-Hóa” khá hay với nhiều biến thể.
Ánh xạ cuộc đời đưa anh đến với em
Qua những lang thang trăm nghìn toạ độ
Em số ảo ẩn mình sau số mũ
Phép khai căn em biến hoá khôn lường.
Ôi cuộc đời đâu phải dạng toàn phương
Bao kỳ vọng cho khát khao tiến tới
Bao biến số cho tình anh nông nổi
Phép nội suy từ chối mọi lối mòn.
Có lúc gần còn chút Epsilon
Em bỗng xa như một hàm gián đoạn
Anh muốn thả hồn mình qua giới hạn
Lại chìm vơi cạn mãi giữa phương trình.
Ơi Tình yêu- định lý khó chứng minh
Hai tiên đề chênh vênh, xa lạ quá
Bao lô-gic bị giận hờn dập xoá
Chưa hiện lên một đáp số cuối cùng
Mẫu số niềm tin đâu dễ quy đồng
Phép qui chiếu tình yêu sao đổi hướng?
Lời giải đẹp đôi lúc do lầm tưởng?
Ôi khó thay khi đáp án đa chiều...
Bao chu kỳ, bao đợt sóng tình yêu
Anh khắc khoải tìm hàm Sin cực đại
Em vẫn đó - bài đạo hàm khó giải
Nơi tim anh:
- Em hằng số vô biên.
Qua những lang thang trăm nghìn toạ độ
Em số ảo ẩn mình sau số mũ
Phép khai căn em biến hoá khôn lường.
Ôi cuộc đời đâu phải dạng toàn phương
Bao kỳ vọng cho khát khao tiến tới
Bao biến số cho tình anh nông nổi
Phép nội suy từ chối mọi lối mòn.
Có lúc gần còn chút Epsilon
Em bỗng xa như một hàm gián đoạn
Anh muốn thả hồn mình qua giới hạn
Lại chìm vơi cạn mãi giữa phương trình.
Ơi Tình yêu- định lý khó chứng minh
Hai tiên đề chênh vênh, xa lạ quá
Bao lô-gic bị giận hờn dập xoá
Chưa hiện lên một đáp số cuối cùng
Mẫu số niềm tin đâu dễ quy đồng
Phép qui chiếu tình yêu sao đổi hướng?
Lời giải đẹp đôi lúc do lầm tưởng?
Ôi khó thay khi đáp án đa chiều...
Bao chu kỳ, bao đợt sóng tình yêu
Anh khắc khoải tìm hàm Sin cực đại
Em vẫn đó - bài đạo hàm khó giải
Nơi tim anh:
- Em hằng số vô biên.
Các bạn
gái khối các trường xã hội thì lại chuyền tay nhau chép bài thơ tình nổi tiếng
của nhà thơ trẻ Hoàng Nhuận cầm “Chiếc lá cuối cùng”. Bài thơ có những khổ rất
hay, rất sinh viên, nên có sức lan tỏa rộng:
Em thấy không, tất cả đã xa rồi
Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ
Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế
Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say.
Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay
Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước
Con ve tiên tri vô tâm báo trước
Có lẽ một người cũng bắt đầu yêu…
Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ
Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế
Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say.
Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay
Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước
Con ve tiên tri vô tâm báo trước
Có lẽ một người cũng bắt đầu yêu…
Đấy là nói chuyện yêu đương của thanh
niên “trên phố”, hay của sinh viên, còn chuyện tình của bộ đội thời đó gian khó
gấp trăm lần. Lính ở đâu không biết, chứ lính Hà Nội thì gần như trăm phần trăm
người yêu là bạn học cùng trường phổ thông cấp III, hoặc là em gái của thằng
bạn thân. Tôi vẫn nhớ cái thời năm 1971 đến 1973, tuyến đường Hà Nội – Phúc Yên
– Vĩnh Yên có nhiều trường Đại học sơ tán lên đó như: ĐH Tài Chính, ĐH Sư phạm,
ĐH Xây dựng, ĐH Kiến trúc… và có cả ĐH Kỹ thuật Quân sự nữa. Các ngày nghỉ vào
thứ 7, Chủ nhật, tuyến xe lửa Phúc Yên – Hà Nội đông kín sinh viên các trường,
ngày đó cánh học viên sĩ quan trẻ măng, “đóng” bộ quân phục có mặt trên các toa
tàu là tâm điểm chú ý của các “nàng” con gái Hà Thành. Mấy năm học đại học,
trên những chuyến tàu, xe đi về khi ấy, cũng có nhiều đôi đã nên vợ, nên chồng.
Còn “cánh” học sinh mền Nam
tập kết, hay “cánh” đi học nước ngoài, thì lại thường có cảm tình với nhau vì
tình đồng hương, hay yêu nhau trong những tháng năm cùng du học ở nơi xứ người.
Bây giờ anh em mình kể lại chuyện yêu đương
ngày xưa chắc lũ con, cháu cũng chẳng mấy tin đâu, chứ ngày ấy học sinh cấp
III, sinh viên đại học, cao đẳng, nhất là học viên sĩ quan hay học sinh đi du
học là thường có qui định bị cấm yêu đương trong thời gian học tập. Bởi vậy nên
cũng có nhiều đôi du học bên trời Tây chót “ăn cơm trước kẻng”, bị tổ chức phát
hiện và nhất là đã bị “dính bầu”, thì cả hai anh, chị phải xách va-ly về nước
sớm.
Chuyện tình cảm ngày ấy của chúng ta,
nay đã là lớp người thuộc thế hệ U 60 – U 70, thậm chí là U 80 chắc còn rất
nhiều chuyện để kể. Tôi xin mượn diễn đàn BÁO LIẾP BẠN TRỖI K5 này để thử kiến
nghị “Bác chủ thớt” cho mở chuyên mục “CHUYỆN TÌNH NGÀY XƯA” của thế hệ
chúng ta để cùng ôn lại cái thời “VUI DUYÊN MỚI KHÔNG QUÊN NHIỆM VỤ” có được
không ạ? Xin ý kiến độc giả.
2 nhận xét:
Đã mở rồi, mời bà con nhớ, ghi chép và gửi về:
kienquoc.tr@gmail.com
Hồi đó yêu nhau mà dám thổ lộ chết liền.Bởi thế cho nên mới có một" DẠI KHỜ"
Đăng nhận xét