Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

Hành trình lạ kỳ đi tìm mộ cụ Nguyễn Văn Tố (tiếp)

 Kỳ II: Cuộc tìm kiếm bất thành.
Cụ Nguyễn Văn Tố.
        Bà Nguyễn Quý Lan dẫn chúng tôi vào bản Nà Pèn, rẽ phải đi 2km thì đoàn gặp một con suối nhỏ, dân bản gọi là suối Lạnh. Theo con đường đất, đi bộ khoảng 1km qua những ruộng ngô đã thu hoạch, chỉ còn bắp trơ gốc, lần tìm tới bìa rừng nơi mà bà Lan chứng kiến cụ Tố bị địch bắn...  Đám đất bìa rừng xưa, nay đã được người dân sở tại khai hoang thành một chân ruộng hẹp bám lấy rừng. Rừng đã khoanh nuôi, nhưng vẫn um tùm chằng chịt tre vầu, dây leo, cây lâu niên. Gặp cảnh cũ, bà Lan xúc động khóc nghẹn bên mô đất góc ruộng, gọi tên cụ Tố. Sau tuần hương, chút lễ vật lòng thành, khấn xin vong linh cụ Tố và các đồng chí về chứng giám, đoàn khảo sát chia nhau ra tìm kiếm xung quanh, mục đích hỏi tìm hang đá Tà Lèn có tấm bia căm thù và 2 nhum đất bằng cái nón con ngoài bãi gần cửa hang bên con suối Lạnh. 
        Về tư liệu chỉ có rất ngắn ngủi: Ba bộ hài cốt của 3 liệt sỹ hy sinh ngày 25-10-1947, bộ hài cốt cụ Nguyễn Văn Tố ở giữa. Nhiều người dân bản, già có trẻ có đều trả lời, ở đây không có hang đá, vì vùng này xưa nay chỉ toàn là núi đất. Quanh vùng này cũng không có cái hang đá nào có cái tên Tà Lèn hay Tà Vèn có tấm bia căm thù dựng ngoài cửa hang. Cả khu vực này chỉ có một hang đá duy nhất nhưng cách đây 3 km nằm chênh vênh giữa lưng chừng núi, rất hiểm trở chứ không gần sông suối nào.



        May mắn chúng tôi hỏi được nhà ông Nghi năm nay 77 tuổi, năm 1947 ông là đội trưởng đội xung kích, được giao nhiệm vụ bảo vệ cuộc họp quan trọng tại Ủy ban kháng chiến tỉnh Bắc Kạn.      Ông Nghi kể: “Trước ngày 7-10-1947, chúng tôi có tin từ Thái Nguyên báo lên Tây sẽ tấn công. Cuộc họp bị hủy, các cụ Phạm Văn Đồng, Trường Chinh đã qua chợ Đồn từ mấy hôm trước nhưng cụ Tố, không hiểu sao lại ở lại. Đến khi Tây nhảy dù tập kích, bao vây bắt được cụ Tố tại căn hầm ngay cửa ủy ban, chúng tôi vẫn không biết chúng bắt được cụ. Tôi cùng tiểu đội du kích ẩn ngoài đồi thông, song do có biết ít tiếng Pháp, nghe chúng reo hò tôi biết chúng bắt được cụ. Tôi thấy chúng không trói cụ, không tra tấn, đánh đập. Chúng vây cụ giữa vòng tròn, áp giải đi, vừa đi vừa reo hò. Anh em du kích cũng vừa hy sinh 9 người, còn 4 quyết định đánh giải vây cứu cụ, nhưng thất bại, một đồng chí hy sinh, buộc phải rút lui...”. Ông Nghi cũng cho biết, năm 2005, cháu gái của cụ Tố ở TP.HCM cũng đến Bắc Kạn. Cô ấy lần tìm đến nhà hỏi xem có thông tin gì về mộ phần cụ Nguyễn Văn Tố, nhưng ông không giúp gì hơn được. 
Những cái đinh trong phần mộ Cụ Nguyễn Văn Tố.

Cây bút Paker trong phần mộ người Thư ký.

       Chúng tôi không khỏi hồ nghi về nhận định này của ông Phụng bởi đúng ông có nói sẽ gặp được 2 người, nhưng độ tuổi lại chênh lệch khá nhiều?! Một số chi tiết: hang đá, suối nước, đường mòn, tấm bia căm thù so với khảo sát trên thực địa không có... Trở về Hà Nội, sau khi xem cuốn băng quay lại hành trình, đoàn khảo sát quyết định mời ông Nguyễn Đức Phụng trực tiếp lên đường.
        Chiều một ngày cuối tháng 3-2007, trong cái giá lạnh của núi rừng Việt Bắc, đoàn chúng tôi có thêm ông Phụng tiếp tục cuộc tìm kiếm mới. Ông Phụng càng lên gần huyện Bạch Thông, người lúc thì đỏ phừng phừng, lúc thì tái đen lại. Ông bảo: Do giặc giam lỏng lẻo, không gông trói nên đêm cụ Tố và ông Phùng bấy giờ là Chủ tịch tỉnh Bắc Kạn bàn nhau trốn. Nhưng họ bị giặc phát hiện và truy đuổi. Trên đường truy đuổi chúng đã bắn cụ Tố tại bìa rừng bản Nà Pèn. Cụ Tố và nhiều đồng chí khác sau đó bị chuyển lên một điểm bí mật gần với Bạch Thông, cách UBND tỉnh khoảng 15 km.  
UBND tỉnh Bắc Kạn cũng cử một đoàn cán bộ phối hợp thực hiện khảo sát với đoàn. Giữa trưa, đoàn đi qua cột mốc báo cách thị xã Bắc Kạn 9 km, đột nhiên ông Phụng khoát tay ra hiệu xe dừng lại. Ông mở cửa xe vội vàng bước xuống. Cảnh vật nơi này có vẻ giống với những gì sơ đồ vẽ, cũng na ná như lời bà Lan kể. Ông Phụng hỏi chuyện 2 hộ dân cư trú ven đường về cái hang đá ở khu vực này. Tiếc là họ mới chuyển cư từ xa đến nên không biết. Đi suốt dọc quốc lộ, cả đoàn dò hỏi mãi dân địa phương, không ai biết. Phó Chủ tịch UBND huyện Bạch Thông bảo: Địa bàn huyện chỉ có thôn Ngoàn, xã Nguyên Phúc là có 2 hang đá. 

1 nhận xét:

TranKienQuoc nói...

Ngoại cảm cũng là tham khảo, không thể mù quáng. Thế mới khoa học.