Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

Quan hệ Việt - Nga trong tình thế mới (ST: KC)

Quan hệ quốc tế về bản chất sẽ không bao giờ thay đổi. Tình hình hiện nay thì độ tin cậy trong mối quan hệ Việt Nam-Nga sẽ tất yếu tăng lên.

Dân tộc Việt Nam vốn đa cảm nên rất nhạy cảm với các mối quan hệ. Việc Nga-Trung Quốc gần gũi nhau trong quan hệ quốc tế khi có mối quan hệ chồng chéo tay 3 giữa Việt- Nga-Trung trong bối cảnh Trung Quốc ngang ngược xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán Việt Nam đã khiến dư luận trong nước đặt ra rất nhiều câu hỏi liệu Nga đã “trở giáo” hay “bỏ rơi Việt Nam” và trong tình thế đó thì Việt Nam sẽ đối phó ra sao với Trung Quốc xâm lược vân vân và vân vân.
Không thể chấp nhận những bịa đặt của nhà báo Nga

Vậy, cục diện chính trị trong mối quan hệ Việt-Trung-Nga trong tình hình mới có bản chất, biến chuyển ra sao?

Sau sự kiện Ukraine, Nga bị Mỹ và phương Tây trừng phạt. Đòn trừng phạt mới chỉ của Mỹ khi quan hệ kinh tế Mỹ-Nga chưa phụ thuộc vào nhau nhiều cũng đã khiến Nga cảm thấy bất an. Nếu khi phương Tây vào cuộc một cách “nghiêm khắc” thì nền kinh tế dựa vào xuất khẩu vũ khí và khí đốt, dầu hỏa của Nga sẽ gặp thảm họa.

Tại sao phương Tây chưa nghiêm khắc? Bởi vì họ đang ngán ngại loại “vũ khí khí đốt” của Nga mà chưa có cách hóa giải. Nga hiểu điều đó và phải chọn phương án xuất khẩu năng lượng của mình vào ai đó đề phòng phương Tây trừng phạt nghiêm khắc hơn. Trong tình cảnh đó, Trung Quốc là sự lựa chọn số một của Nga. Nga cần Trung Quốc để chống Mỹ và phương Tây sau chính biến Ukraine, ngược lại Trung Quốc cần Nga để chống Mỹ mà cụ thể là chống chiến lược xoay trục sang Châu Á-TBD của Mỹ.
Liệu mối quan hệ Nga-Trung sau chuyến thăm của Tổng thống Putin có phủ bóng đen xuống mối quan hệ Nga-Việt? Tại sao không, đó là chuyện thường của quan hệ các cường quốc với nhau mà nước thứ 3 hay thứ 4 nào đó được họ quan tâm đến. Vấn đề là Nga, trước sự đòi hỏi của Trung Quốc về Việt Nam sẽ có nhượng bộ gì không mới quan trọng.

Bản chất của mối quan hệ Nga-Trung là vừa hợp tác vừa kiềm chế lẫn nhau. Nga không muốn Trung Quốc làm chủ Tây TBD, hay thoát khỏi sự bao vây của Mỹ để có đủ năng lực bành trướng vùng Viễn Đông của Nga. Dã tâm của Trung Quốc là vậy cho nên càng quan hệ gần gũi, mật thiết, với Trung Quốc bao nhiêu thì Nga phải đề phòng cảnh giác bấy nhiêu.

Khi đã cho con con chó sói để một chân vào nhà vì lợi ích gì đó thì mức độ cảnh giác đề phòng khác, nhưng khi vì lợi ích gì đó lớn hơn buộc phải cho nó để 3 chân vào nhà thì mức độ cảnh giác đề phòng phải lớn hơn là đương nhiên.

Vậy, Nga kiềm chế, đề phòng Trung Quốc bằng cách nào?

Sau chuyến thăm Trung Quốc, bất ngờ ngày 24/5 ông Putin đồng ý đàm phán với Nhật Bản về lãnh thổ tranh chấp. Đây chính là mấu chốt cho việc ký kết hiệp ước hòa bình đã kéo dài 69 năm nay kể từ khi thế chiến 2 kết thúc.

Giám đốc Quỹ an ninh năng lượng quốc gia Konstantin Simonov cho rằng “Các công ty Nhật Bản sẽ tham gia các dự án sản xuất khí đốt trên lãnh thổ Nga và trong lĩnh vực kinh doanh hóa dầu. Hoàn toàn không loại trừ khả năng của các công ty Nhật Bản xuất hiện trong số những cổ đông của nhà máy khí dầu mỏ hóa lỏng LPG hiện đang có kế hoạch xây dựng gần Vladivostok.

Đây là một ý tưởng rất đơn giản: công ty Nhật Bản tham gia dự án này, còn Gazprom sẽ tham gia góp vốn cổ đông nhà máy tiếp nhận sản phẩm LPG và có thể phát triển mạng lưới dẫn khí ở Nhật Bản. Ở đây có đủ sân chơi cho những dự án đầu tư quan trọng cũng như cho những ý tưởng thú vị”.

Trong khi đó, Trung Quốc đối tác chiến lược toàn diện…của Nga, ở chuyến thăm vừa rồi của Putin chẳng thấy sự hợp tác nào giống như Nhật Bản-quốc gia chưa có với Nga một hiệp ước hòa bình. Xem ra Nga tin Nhật Bản hơn cả Trung Quốc lí do vì sao thì ta đã biết.

Không ai biết chắc tàu ngầm KILO Việt Nam được trang bị loại tên lửa Klub nào của Nga, không ai biết tàu ngầm KILO Việt Nam tấn công vào đất liền bao nhiêu km. Chỉ có Nga và Việt Nam biết.

Với Việt Nam. Dư luận Việt Nam đang bức xúc và tỏ vẻ thất vọng trước bài báo của nhà báo người Nga Dmitri Kosyrev đăng tải trên trang điện tử RIA Novosti. Vấn đề là đây đâu phải là quan điểm của quốc gia Nga mà cũng như nhà báo nào đó của Việt Nam đăng quan điểm coi giàn khoan HD981như
một “đối tác kinh tế” lên báo điện tử Việt Nam mà thôi, không việc gì phải quan tâm nhiều.

Tuy nhiên, có thể thấy ở đây điều thú vị, bởi lẽ, nếu đây là điều mà Trung Quốc muốn Nga hay thông qua một người Nga, một tờ báo Nga… chứng minh một điều gì đó cho thế giới thấy có sự phủ bóng đen xuống quan hệ Việt - Nga sau chuyến thăm của Putin để “khủng bố tinh thần” những người nhạy cảm Việt Nam thì Trung Quốc đã thỏa mãn.

Nhưng điều thú vị ở đây là bạn có đánh giá cao giá trị và sự thật từ một kẻ thiểu năng trí tuệ? Trung Quốc có đánh giá cao những kẻ ủng hộ Trung Quốc khi tố cáo Việt Nam, Philipines và thậm chí cả Campuchia đã “cậy mạnh, bắt nạt, chèn ép” Trung Quốc hay không?

Bài báo của Dmitri Kosyrev cũng vậy thôi, sai về nhận thức lẫn kiến thức và khi đã lấy 2 cái sai đó để chứng minh thì tất nhiên làm sao cho ra kết quả đúng. Báo điện tử RIA Novosti đã vừa “lấy tiền” của Trung Quốc mà không hại gì đến Việt Nam.

Sau chuyến thăm Trung Quốc của ông Putin, chắc chắn mối quan hệ Nga - Việt sẽ có sự tác động, nhưng độ tin cậy của mối quan hệ sẽ cao hơn.

Chắc sẽ có nhiều người không tin và khó hiểu, nếu như hãy chú ý bản chất mối quan hệ Nga - Trung, vị trí Việt Nam trên khu vực…thì hiểu được tầm vĩ mô của quan hệ Nga-Việt.

Hãy suy xét từ mối quan hệ Nhật Bản-Mỹ. Khi Mỹ không đủ khả năng để bảo vệ Nhật Bản trước sự hung hăng của Trung Quốc thì Mỹ buộc phải khuyến khích Nhật Bản tái vũ trang, sửa đối Hiến pháp tạo điều kiện cho Nhật Bản phòng thủ tập thể…và chưa biết chừng khi Trung Quốc không ngăn được vấn đề hạt nhân của Triều Tiên thì Mỹ vẫn bật đèn xanh cho Nhật Bản chế tạo VKHN như thường, đây là những điều mà nếu không có sự trỗi dậy của Trung Quốc thì Mỹ không bao giờ đồng ý. Sự hung hăng, trỗi dậy của Trung Quốc khiến độ tin cậy của mối quan hệ Nhật Bản-Mỹ càng tăng lên.

Việt Nam và Liên bang Nga cũng vậy thôi nếu như Nga coi Trung Quốc là đối thủ nguy hiểm nhất, hơn cả Mỹ.

Tuy nhiên, Việt Nam đâu chỉ có mối quan hệ với Nga mà còn có những mối quan hệ khác không bị vướng víu nào với quốc gia thứ 3 như Nhật Bản…và trước cục diện chính trị, quân sự, thay đổi lớn của khu vực thì chắc chắn Việt Nam cũng sẽ điều chỉnh, không bao giờ để ai đó mặc cả quyền lợi trên lưng mình./.

8 nhận xét:

Kháng Chiến nói...

Nội dung bài viết về Nước Nga này tôi thấy rất có các thông tin chất lượng.
Cá nhân tôi thấy Nga vẫn là một quốc gia , một cường quốc cần cho Việt Nam trong lúc này ,về lâu dài.

Quang Vinh nói...

Đừng quá hy vọng vào mối quan hệ dựa trên tình cảm giữa các nước, mà nên xem xét mối quan hệ trên khía cạnh đồng lợi ích trước mắt và lâu dài. Mỹ Nhật không thể chấp nhận TQ chiếm lĩnh toàn bộ Biển Đông nên sẽ đối đầu cùng TQ, không nhất thiết vì họ thương yêu VN. Nhưng Mỹ cũng có thể bắt tay phân chia quyền lợi Biển Đông với TQ trên đầu VN, vì vậy quan hệ với Mỹ là tốt nhưng không thể tin cậy tuyệt đối, liên minh với các điều khoản lệ thuộc kiểu như ta đã sai lầm khi quan hệ với TQ, để lại nhiều ảnh hưởng nặng nề đến tận bây giờ. Nhật ít có khả năng bắt tay với TQ vì mâu thuẫn lâu dài với TQ cả ở Biển Đông và Hoa Đông, Nhật cũng cần mối quan hệ tốt với VN nên mối hợp tác với Nhật chống TQ độc chiếm Biển Đông sẽ lâu bền hơn. Nga ít quyền lợi trên Biển Đông, nhưng không bao giờ coi TQ là bạn hảo, VN là kẻ thù, và quan hệ Nga Việt có lợi cho Nga về lâu dài. Có thể trước mắt do quyền lợi của mình Nga sẽ không lên tiếng ủng hộ VN đáng kể trong cuộc chiến Biển Đông, nhưng về lâu dài ta vẫn cần Nga. Có điều vũ khí của Nga phần lớn mang tính chiến lược cho cuộc chiến tổng lực, không phù hợp với các cuộc tranh chấp nhỏ, vừa đánh vừa đàm, mức độ đối đầu bị kiềm hãm. Lúc này các phương tiện khí tài của các nước Mỹ, Ixraen, Nhật, Pháp có thể phù hợp hơn, ta cần có quan hệ để có thể mua các thiết bị cần thiết từ các nước này. Quan hệ đa phương rất cần thiết, sự giúp đỡ từ các nước là quan trọng nhưng ta chỉ có thể bảo vệ chủ quyền lãnh hải khi và chỉ khi ý chí kiên quyết của chính chúng ta đủ mạnh, nhìn rõ âm mưu kẻ thù, không vì bất cứ lý do gì, không vì bất cứ quyền lợi riêng của một bộ phân nào mà thỏa hiệp, yếu đuối trước mông xâm lăn bành trướng của nhà cầm quyền TQ.

Nặc danh nói...

Việt nam từ xưa đến nay quan hệ quốc tế trên cơ sở quan hệ "ăn xin" hoặc "ban phát" mà không ở cái thế cân bằng như vốn có trên thế giới. Việt Nam với LX hay TQ ư, chỉ là thằng em CS nghèo rớt mồng tơi xin xỏ 2 thằng anh lớn nó cho đấy nhưng kèm mục đích riêng của nó nữa chứ vô tư đâu. Chỉ khi ta được như Hàn Quốc, Nhật Bản thì mới ngang hàng được. Là kẻ ăn xin nên biết phận, đừng trách họ làm gì, trách ta hèn kém ấy. Còn Campuchia ư? ta hy sinh vì giúp họ nhưng nó đá bát ngay khi ăn cháo, còn Lào nữa đừng hy vọng thủy chung viển vông, TQ cho ít USD họ lảng ngay như đã xảy ra rồi đó. Hãy quan hệ với hàng xóm tốt, lịch sự hai bên cùng có lợi là hơn. Muốn vậy mình hãy là người bạn tốt. Đừng ăn mày ăn xin nữa thì VN mới nên người.Lúc đó họ không dám khinh nhờn ta như từ xưa đến nay. Kẻ ăn mày đừng vơ người giầu là bạn. Muốn có bạn giàu có thì mình phải trở nên xứng đáng đã. Chúng ta từ xưa đến nay vẫn u mê và hình như còn lú lẫn tiếp nữa, chưa tỉnh được đâu

TuLi nói...


Hãy nhớ rằng trong khi sắp chết đuối mà con kiến nói sẽ cứu thì ta cũng cứ tin.
Đã đồng ý rằng không có kẻ thù hay bạn bè vĩnh viễn mà chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn, thì tại sao lại có lòng tin vĩnh viễn được?
Đừng mơ hồ, bài học năm 79 là quá đau rồi.

Nặc danh nói...

Tuli nói đúng ý miềng đó.miềng ưng cái bụng lém.còn mấy cán bộ trên nói chi chi lằng nhằng miềng nỏ hiểu cũng nỏ ưng cái bụng đâu.

Nặc danh nói...

Này anh bạn dân tộc thân mến ơi, bạn nói đúng nhưng chưa đủ,cán bộ Quang Vinh và cán bộ ND 12:29 nói còn đúng hơn,ưng cái bụng hơn đấy.k5

Nặc danh nói...

Quan san muôn dặm một nhà, "bốn anh vô sản" còn là anh em?
Trong lúc hoạn nạn này sao không thấy bạn Triều Tiên, Cu Ba nhỉ? còn TQ thì khỏi nói rồi! Xin các bác lý giải giùm.

Nặc danh nói...

Chỉ có quyền lợi dân tộc là vĩnh viễn.