Bài viết ngay sau ngày thầy Trần Sinh mất năm ngoái - tác giả.
Nhận được điện
thoại em Ngọc (con gái thầy Trần Sinh) báo: “Ba em mất rồi”. Đang có việc ngoài
Hà Nội, nhưng hứa sẽ báo ngay kế hoạch tang lễ cho Ban liên lạc trường.
Thầy cô ở BV175 ngày 26/12/2012. |
Ngay sáng
hôm sau, Dương Minh, Nhất Trung, Chí Quang xuống Cần Thơ viếng thầy. Trên đường
về, anh em vô cùng bức xúc. Dương Minh gọi ra: “Không thể chịu được ông ơi, thầy
mình cán bộ cao cấp - thượng tá QĐNDVN, chiến sĩ Tiểu đoàn 307 từ thời 9 năm
kháng Pháp; vậy mà linh cữu không được phủ Quân kỳ, không hề có một chú lính
tiêu binh… Bọn tôi bực quá”. Nhất Trung ngồi bên còn đế vào: “Thầy quàn tại
nhà. Khi đến đã thấy vòng hoa của Ban liên lạc CCB Tiểu đoàn 307, nhìn lên tường
thấy treo ảnh ba cụ: Các Mác, Lê-nin và Hồ Chí Minh. Hơn ở nhà chúng ta nhiều
mà bị đối xử như thế?”. Phải động viên các bạn: “Từ từ rồi tính”.
Biết thủ tục
sẽ rất nhiêu khê nếu đi đúng trình tự, vì thời gian làm gì có. Chợt nhớ tới thầy
Chi Phan ở Báo Cựu chiến binh Việt Nam. Đây là địa chỉ có thể giải quyết nhanh
nhất. Gọi cho thầy, thầy hẹn sáng mai tới cơ quan.
Sớm, nhấn
máy thì biết thầy đã có mặt ở cơ quan. Đến nơi, vào ngay vấn đề. Thầy nghe và
giận: “Sao lại thế nhỉ? Kì lạ quá!” rồi tra sổ danh bạ, bấm máy vào Cần Thơ:
- Bộ chỉ huy quân sự Thành phố Cần Thơ đấy ạ?... Vâng, tôi Chi Phan, Phó tổng biên tập Báo Cựu chiến binh Trung ương đây… Thế, đồng chí chỉ huy đi vắng à?… Vậy đồng chí ghi lại số máy của tôi và báo đồng chí chỉ huy gọi lại cho tôi nhé!
- Bộ chỉ huy quân sự Thành phố Cần Thơ đấy ạ?... Vâng, tôi Chi Phan, Phó tổng biên tập Báo Cựu chiến binh Trung ương đây… Thế, đồng chí chỉ huy đi vắng à?… Vậy đồng chí ghi lại số máy của tôi và báo đồng chí chỉ huy gọi lại cho tôi nhé!
Chờ chừng nửa
tiếng sau, chuông reo.
- - Tôi,
Chi Phan đây! – Thầy trả lời - ... Anh ở Bộ chỉ huy quân sự Cần Thơ à? Vâng, có
chuyện thế này… - Thầy nêu lại vấn đề. – Anh ạ, thượng tá Trần Sinh là giáo
viên, là đồng nghiệp của chúng tôi ở Trường VHQĐ-TSQ Nguyễn Văn Trỗi (thuộc
TCCT từ 1965-1970), anh còn là tác giả của bài “36 động tác võ tay không” được
phổ biến trong toàn quân. Thế mà khi anh đi linh cữu không được phủ Quân kỳ, chả
có lính tiêu binh. Chúng tôi rất bức xúc khi nghe chuyện này.
Thầy mở âm lượng đủ lớn để cho tôi nghe được trả lời đầu dây bên kia: “Báo
cáo anh Chi Phan, chúng tôi biết trường hợp này. Nhưng thưa anh, có quy định nội
bộ từ TCCT gửi xuống: cán bộ sĩ quan (dù là cao cấp) nhưng khi mất, nếu không
là đảng viên, thì không được hưởng chính sách phủ Quân kỳ và không có tiêu chuẩn
lính bồng súng”.
Thầy cắt ngang ngay:
Thầy cắt ngang ngay:
-
Quy
định đó không đúng, nhưng thôi, ta đừng bàn chuyện đúng - sai lúc này. Theo
tôi, các anh nên sớm cử đại diện tới thắp hương và chia buồn cùng gia đình.
-
Vâng,
chúng tôi thực hiện ngay và sớm thông tin ra cho anh.
Cuối giờ chiều hôm ấy, thầy gọi cho tôi: “Em ơi, chiều nay Bộ
chỉ huy quân sự Cần Thơ cùng Ban chỉ huy quân sự và Hội CCB phường Bình Thủy đã
đến thắp hương và chia buồn cùng gia đình. Hơn thế nữa, họ thực hiện ngay các
tiêu chuẩn với cán bộ cao cấp, phủ Quân kỳ và cho lính tiêu binh túc trực bên
linh cữu. Vậy là thầy, trò ta vừa làm được việc nghĩa”.
Hôm sau nghe Nguyễn Bình (k5) và anh Nguyễn Nam Khánh (k2) – hai
lính Trỗi ở Cần Thơ, đưa thầy đến nơi an nghỉ cuối cùng – kể lại: Phường đội
Bình Thủy còn hứa với gia đình, thu xếp cho con gái thầy từ Vĩnh Long về gần
nhà để tiện chăm sóc mẹ.
Ấy cũng là việc tình nghĩa mà thầy trò ta đã làm được với thầy
giáo đã mất. Ở dưới đó chắc thầy Trần Sinh cũng tự hào về thầy trò trường Trỗi
của mình!
1 nhận xét:
Chủ nhật này, 14/9/2014, gia đình mời thầy trò ta xuống Cần Thơ dự giỗ đầu của thầy. Anh em phía Nam đang lên danh sách.
Đăng nhận xét